0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG NHẬT MINH (Trang 31 -31 )

đoạn 2011 – 2013

Tình hình tài sản - nguồn vốn của một doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ nhất qua Bảng cân đối kế toán. Thông qua việc phân tích Bảng cân đối kế toán, ta có thể đưa ra những nhận xét về tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty như sau:

Trước hết, thông qua bảng 2.2 ta có thể thấy quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng liên tục qua ba năm phân tích.

Về tài sản: Năm 2012 tổng tài sản là 13.977.204.849, tăng 4.243.994.842 đồng,

tương ứng tăng 43,60% so với năm 2011. Trong đó, chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong khi đầu tư vào tài sản dài hạn không đổi. Năm 2013, tổng tài sản lại tiếp tục tăng thêm 5.379.596.578 đồng, tăng 38,49%, trong đó tài sản dài hạn giảm do khấu hao tài sản cố định, tài sản ngắn hạn tăng nhanh. Qua biểu đồ 2.1, ta thấy rõ cơ cấu tài sản của Công ty có sự chênh lệch rõ nét về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng tài sản ngắn hạn ngày một gia tăng và luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn, do đó mỗi biến động nhỏ của tài sản ngắn hạn cũng làm ảnh hưởng tương đối lớn đến tổng tài sản của Công ty.

32

Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán Công ty giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011

+/- % +/- %

TÀI SẢN 19.356.801.427 13.977.204.849 9.733.210.007 5.379.596.578 38,49 4.243.994.842 43,60

A. Tài sản ngắn hạn 16.609.858.454 10.041.110.948 5.759.258.503 6.568.747.506 65,42 4.281.852.445 74,35 I. Tiền và các khoản tương đương I. Tiền và các khoản tương đương

tiền 4.077.369.447 3.727.442.591 2.534.284.614 349.926.856 9,39 1.193.157.977 47,08

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -

III. Các khoản phải thu 6.059.029.238 92.112.022 - 5.966.917.216 6477,89 92.112.022 -

1. Phải thu khách hàng 5.959.029.238 92.112.022 - 5.866.917.216 6369,33 92.112.022 -

2. Trả trước cho người bán 100.000.000 - - 100.000.000 - - -

IV. Hàng tồn kho 6.513.313.292 5.762.251.610 2.691.400.495 751.061.682 13,03 3.070.851.115 114,10 V. Tài sản ngắn hạn khác 41.146.477 459.304.725 533.573.394 (418.158.248) (91,04) (74.268.669) (13,92)

B. Tài sản dài hạn 2.665.943.315 3.936.093.901 3.973.951.504 (1.270.150.586) (32,27) (37.857.603) (0,95) I. Tài sản cố định hữu hình 2.596.678.184 3.699.592.188 3.657.755.029 (1.102.914.004) (29,81) 41.837.159 1,14 I. Tài sản cố định hữu hình 2.596.678.184 3.699.592.188 3.657.755.029 (1.102.914.004) (29,81) 41.837.159 1,14 II. Tài sản dài hạn khác 69.256.131 236.400.690 316.196.475 (167.144.559) (70,70) (79.795.785) (25,24)

NGUỒN VỐN 19.356.801.427 13.977.204.849 9.733.210.007 5.379.596.578 38,49 4.243.994.842 43,60

A. Nợ phải trả 15.904.981.427 10.571.791.892 6.406.991.175 5.333.189.535 50,45 4.164.800.717 65,00 I. Nợ ngắn hạn 15.904.981.427 10.571.791.892 6.406.991.175 5.333.189.535 50,45 4.164.800.717 65,00 I. Nợ ngắn hạn 15.904.981.427 10.571.791.892 6.406.991.175 5.333.189.535 50,45 4.164.800.717 65,00

2. Phải trả người bán 15.679.417.474 10.547.509.819 3.906.764.268 5.131.907.655 48,66 6.640.745.551 169,98

3. Người mua trả tiền trước - - 2.287.538.059 - - (2.287.538.059) (100,00)

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà

nước 118.184.075 24.282.073 9.792.569 93.902.002 386,71 14.489.504 147,96

5. Phải trả người lao động - - 176.641.625 - - (176.641.625) (100,00)

6. Chi phí phải trả - - 26.254.654 - - (26.254.654) (100,00)

7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 107.325.878 - - 107.325.878 - -

II. Nợ dài hạn - - - -

B. Vốn chủ sở hữu 3.451.820.342 3.405.412.957 3.326.218.832 46.407.385 1,36 79.194.125 2,38

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.365.000.000 3.365.000.000 3.365.000.000 - - - -

2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân

phối 86.820.342 40.412.957 - 46.407.385 114,83 40.412.957 -

3. Quỹ khen thưởng phúc lợi - - (38.781.168) - - 38.781.168 (100,00)

34

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bê tông Nhật Minh 2011-2013) - Tài sản ngắn hạn: Qua bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2011 – 2013, ta nhận thấy quy mô tài sản ngắn hạn qua các năm biến động lớn. Khoản mục tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền và các khoản tương đương tiền và hàng tồn kho, riêng năm 2013 Công ty phát sinh mạnh khoản mục khoản phải thu. Cụ thể:

Năm 2012, tài sản ngắn hạn tăng 4.281.852.445 đồng, tương đương với tốc độ tăng 74,35% so với năm 2011. Tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng do hai nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ nhất là do công ty dự trữ thêm lượng tiền mặt nhằm phục vụ cho hoạt động thanh toán; nguyên nhân thứ hai là do phát sinh lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chưa được thu hồi trong năm. Năm 2012 cũng là năm Công ty bắt đầu phát sinh khoản phải thu khách hàng, tuy nhiên lượng phát sinh không lớn.

Sang năm 2013, tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng lên song tốc độ tăng đã thấp hơn cùng kỳ năm trước, đạt mức 65,42%. Trong năm 2013, Công ty vẫn tiếp tục tăng dự trữ tiền mặt để đảm bảo các hoạt động thanh toán mua nguyên vật liệu được diễn ra bình thường. Hàng tồn kho trong năm 2013 đã tăng thêm một lượng là 751.061.682 đồng, tương ứng tăng 13,03%. Khoản phải thu khách hàng là khoản mục tăng mạnh nhất trong năm 2013, trong đó chủ yếu là tăng khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán. Khoản phải thu khách hàng năm 2013 là 5.959.029.238 đồng, tăng thêm là 5.866.917.216 đồng, tương ứng tăng 6.477,89%, tăng 64,7 lần so với năm 2012. Khoản phải thu khách hàng tăng mạnh, nguyên nhân khách quan do tình hình

85.81 14.19 14.19

Năm 2013

71.84 28.16

Năm 2012

59.17 40.83

Năm 2011

kinh tế trong năm 2013 có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ngày 21 tháng 10 năm 2013 cho biết nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới và trong khu vực đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Trong nước, những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo báo cáo của Chính phủ, tốc độ tăng giá tiêu dùng tại Việt Nam giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, chín tháng đầu năm 2013 là 4,63%, dự báo cả năm khoảng 7% (kế hoạch khoảng 8%). Chính thực trạng trên đã tác động không nhỏ tới những kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có Công ty Nhật Minh. Cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang kinh doanh tại Việt Nam đòi hỏi Công ty Nhật Minh cần phải thay đổi cơ chế, chính sách tín dụng tại công ty để đảm bảo tình hình doanh thu được ổn định. Lượng tiền bị khách hàng chiếm dụng vốn tăng khiến cho khoản phải thu năm 2013 tăng nhanh. Các khoản phải thu tăng do khoản phải thu khách hàng và khoản tiền công ty trả trước cho người bán tăng đột biến trong năm. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên chính sách nới lỏng của công ty chủ yếu áp dụng cho khách hàng quen. Tài sản ngắn hạn khác tại Công ty Nhật minh chủ yếu là lượng tiền thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hàng năm từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ; khoản mục này liên tục giảm, năm 2013 chỉ còn 41.146.477 triệu đồng, giảm 91,94% so với năm 2012.

- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là lượng tài sản cố định hữu hình bao gồm những máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất bê tông tươi. Năm 2012, tài sản cố định tại Công ty tăng 1,14% so với năm 2011. Trong năm công ty thực hiện đầu tư mua thêm các máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lượng giá trị tăng không lớn là do tài sản bị hao mòn lũy kế nhanh. Tài sản cố định hữu hình tăng cho thấy công ty đã tích cực đầu tư vào quy mô dây chuyền, các thiết bị, công nghệ hỗ trợ để mở rộng quy mô, mở rộng thị trường kinh doanh. Tài sản cố định hữu hình của công ty đang sở hữu bao gồm là hệ thống trạm trộn hiện đại với tổng công suất lớn, 5 đầu xe trộn, 2 bơm cần và 1 bơm tĩnh. Tài sản dài hạn khác tại Công ty bao gồm khoản phải thu dài hạn và chi phí trả trước dài hạn;

36

năm 2012, khoản mục này đã giảm 79.795.785 đồng, tương ứng giảm 25,24%. Năm 2013, tài sản dài hạn giảm nhanh, tốc độ giảm trong năm đạt 32,27% so với năm 2012. Trong đó, tài sản cố định giảm một lượng 1.102.914.004 đồng, tương ứng giảm 29,81%; tài sản cố định giảm do Công ty thanh lý một bơm cần do tài sản đã sử dụng trong thời gian dài, công suất đã giảm, không đảm bảo tiến trình cung cấp bê tông tươi tại Công ty.

Thông qua phân tích tình hình biến động quy mô tài sản ngắn hạn và dài hạn tại Công ty Nhật Minh, ta thấy quy mô tài sản ngắn hạn tại Công ty đang không ngừng tăng lên, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản; đến năm 2013, tài sản ngắn hạn đã chiếm 85,81% giá trị tổng tài sản. Điều này cho thấy tầm quan trọng rất lớn của tài sản ngắn hạn đối với hoạt động kinh doanh, cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Tài sản ngắn hạn lớn hoàn toàn phù hợp với loại hình kinh doanh bê tông thương phẩm tại công ty. Tài sản dài hạn tại thời điểm hiện tại năm 2013 chỉ chiếm 14,19% cơ cấu tổng tài sản, tỷ lệ này tương đối thấp đối với một công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh như Công ty Nhật Minh, bởi đối với một công ty sản xuất bê tông thương phẩm, ngoài việc tìm mua các loại nguyên vật liệu tốt phục vụ cho hoạt động sản xuất thì thành phẩm muốn đảm bảo chất lượng, gia tăng năng suất thì một yếu tố quan trọng không kém khác đó chính là các máy móc, thiết bị vận hành sản xuất. Vì vậy Công ty cần chú trọng vào công tác mua sắm mới, sửa chữa bảo hành thường xuyên máy móc, thiết bị để đảm bảo quá trình sản xuất, gia tăng năng suất, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu của khách hàng đúng thời hạn.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh

Đơn vị tính: % 82.17 17.83

Năm 2013

75.64 24.36

Năm 2012

65.83 34.17

Năm 2011

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bê tông Nhật Minh 2011-2013)

Về nguồn vốn: Một cơ cấu tài sản tốt thể hiện ở việc phân bổ vốn có hiệu quả,

hứa hẹn kết quả tốt trong tương lai. Khi tài sản của doanh nghiệp được phân bổ hợp lý lấy từ nguồn vốn vay hay đi chiếm dụng thì hiệu quả và tính bền vững của tài sản đó không chắc chắn.

Thông qua biểu đồ 2.2, ta nhận thấy lượng vốn chủ yếu của Công ty được huy động phần lớn từ nợ phải trả, vốn chủ sở hữu khá thấp. Cơ cấu vốn tại Công ty qua ba năm phân tích đang có sự thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng nợ phải trả và giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Sự thay đổi cơ cấu vốn bắt nguồn từ sự thay đổi trong quy mô tổng nguồn vốn và các bộ phận vốn tại doanh nghiệp. Nguồn vốn tại Công ty vào năm 2012 là 13.977.204.849, tăng 4.243.994.842 đồng, tương ứng tăng 43,60% so với năm 2011 và năm 2013 tiếp tục tăng thêm 5.379.596.578 đồng, tương ứng tăng 38,49% so với năm 2012, trong đó vốn chủ sở hữu biến động không lớn, chủ yếu là tăng nợ phải trả. Cụ thể:

- Nợ phải trả: Năm 2012, tổng nợ phải trả của Công ty là 10.571.791.892 đồng, tăng thêm 4.164.800.717 đồng, tương ứng tăng 65,00% so với năm 2011 và tiếp tục tăng thêm 50,54% vào năm 2013. Trong đó, chỉ tiêu nợ ngắn hạn tăng tương ứng do không có vay dài hạn. Lượng vốn mà công ty có được ngoài vốn chủ sở hữu, còn lại được hình thành từ nguồn nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, Công ty không đi vay ngắn hạn ngân hàng mà chủ yếu đi chiếm dụng vốn từ người bán, một số tiền nhỏ khác đến từ khoản thuế phải nộp cho Nhà nước, phải trả người lao động và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.

Năm 2011, số tiền Công ty phải trả người bán là 3.906.764.268 đồng, nhưng đến năm 2012, con số này đã tăng lên tới 10.547.509.819 đồng, tăng 6.640.745.551 đồng, tương ứng tăng 169,98% so với năm 2012. Năm 2013, khoản phải trả người bán tiếp tục tăng thêm 5.131.907.655 đồng. Đến đây ta có thể nhận thấy công ty ngày càng có xu hướng nợ người bán nhiều hơn, đây có thể coi là xu hướng chung của các doanh nghiệp trong giai đoạn này, khi mà kinh doanh trở nên khó khăn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác, đặc biệt là vốn vay ngân hàng còn hạn hẹp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty Nhật Minh.

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng có sự biến động, năm 2012 so với năm 2011, khoản mục này đã tăng thêm 14.489.504 đồng, tăng 147,96%. Năm 2013, do tình hình kinh doanh có những chuyển biến bất lợi trong nền kinh tế như nhu cầu của người tiêu dùng giảm, hàng tồn kho gia tăng, việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khó khăn trong khi vốn chủ sở hữu không đủ cung ứng khiến công ty đã nợ đọng

38

khoản phải trả Nhà nước lên tới 118.184.075 đồng, tăng 93.902.002 đồng, tương ứng tăng 386,71% so với năm 2012.

Mặc dù tình hình kinh doanh ngày một khó khăn, nhưng công ty vẫn cố gắng đảm bảo thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo tinh thần lao động ổn định. Duy chỉ có năm 2011, công ty có nợ lương người lao động với số tiền là 176.641.625 đồng, nhưng sang năm 2012 đã thanh toán đầy đủ. Các khoản chi phí phải trả khác phát sinh từ các khoản trích trước chi phí sửa chữa, bảo dưỡng dành cho các tài sản cố định là các máy móc và thiết bị tại công ty.

- Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu qua ba năm phân tích hầu như không thay đổi nhiều mà chủ yếu chỉ thay đổi do ảnh hưởng từ khoản lợi nhuận để lại mỗi năm. Nguồn vốn chủ sở hữu tại Công ty chiếm một tỷ trọng thấp so với nợ phải trả, cho thấy khả năng tự chủ tài chính thấp, tuy nhiên chưa hẳn đã là không tốt bởi chi phí huy động từ vốn chủ sở hữu thường cao hơn các loại chi phí huy động khác, đồng thời việc công ty đi nợ ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh đã cho thấy công ty đang tận dụng tốt hiệu ứng đòn bẩy tài chính.

Tóm lại, ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong cả ba năm đều chiếm một tỷ trọng khá cao và đang có xu hướng tăng. Tỷ trọng này cao chủ yếu là do dự trữ hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn liên tục tăng qua ba năm. Đây là một dấu hiệu không mấy tích cực cho thấy sự thay đổi không tốt của Công ty trong chính sách quản lý vốn lưu động. Vì vậy, trong tương lai Công ty cần tiếp tục giảm dự trữ vốn lưu động bởi dự trữ quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều chi phí (chi phí cơ hội, chi phí quản lý khoản phải thu, chi phí lưu kho...). Nhưng bên cạnh đó, việc giảm quá thấp mức dự trữ tài sản ngắn hạn lại có thể gây thiếu hụt vốn và làm gián đoạn hoạt động SXKD. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty có thể tìm hiểu về một cơ cấu


Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG NHẬT MINH (Trang 31 -31 )

×