Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh giai đoạn 2011 –

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Bê tông Nhật Minh (Trang 26)

Minh giai đoạn 2011 – 2013

Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện rõ nhất trên các báo cáo tài chính. Dưới đây là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.

2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh giai đoạn 2011 – 2013 Minh giai đoạn 2011 – 2013

Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2103 ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có một vài thay đổi về cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Để hiểu thêm điều này ta có thể đi sâu phân tích các chỉ tiêu. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011

+/- % +/- %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 26.426.081.354 29.288.243.945 5.818.293.994 (2.862.162.591) (9,77) 23.469.949.951 403,38

Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

Doanh thu thuần 26.426.081.354 29.288.243.945 5.818.293.994 (2.862.162.591) (9,77) 23.469.949.951 403,38

Giá vốn hàng bán 24.494.065.530 27.909.162.556 5.103.956.918 (3.415.097.026) (12,24) 22.805.205.638 446,81 Lợi nhuận gộp 1.932.015.824 1.379.081.389 714.337.076 552.934.435 40,09 664.744.313 93,06 Doanh thu hoạt động tài chính 2.063.370 4.404.906 7.900.523 (2.341.536) (53,16) (3.495.617) (44,25)

Chi phí tài chính 3.053.395 4.336.263 2.230.523 (1.282.868) (29,58) 2.105.740 94,41

- Chi phí lãi vay - - - -

Chi phí quản lý kinh doanh 1.878.943.739 1.291.383.462 704.398.534 587.560.277 45,50 586.984.928 83,33

Lợi nhuận thuần 52.082.060 87.766.570 15.608.664 (35.684.510) (40,66) 72.157.906 462,29

Thu nhập khác 670.000.000 - - 670.000.000 - - -

Chi phí khác 660.205.546 0 200 660.205.546 - (200) (100,00)

Lợi nhuận khác 9.794.454 0 (200) 9.794.454 - 200 (100,00)

Lợi nhuận kế toán trước thuế 61.876.514 87.766.570 15.608.464 (25.890.056) (29,50) 72.158.106 462,30

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 15.469.129 8.572.445 0 6.896.684 80,45 8.572.445 -

Lợi nhuận sau thuế 46.407.385 79.194.125 15.608.464 (32.786.740) (41,40) 63.585.661 407,38

28

Dựa vào những số liệu từ bảng 2.1 – bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 có thể thấy:

Tình hình doanh thu: Trong giai đoạn 2011 – 2013, Công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu cho nên doanh thu thuần của Công ty bằng đúng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Điều này cho thấy công tác bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty được diễn ra một cách thuận lời, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, đem lại giá trị sử dụng cao cho khách hàng, vì vậy không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu trong ba năm phân tích. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng nhưng không đều qua ba năm phân tích. Năm 2012, doanh thu thuần tăng 23.469.949.951 đồng, tương ứng tăng 403,38% so với năm 2011, tăng 5,03. Điều này cho thấy mức chênh lệch lớn sau một năm của công ty. Để có được mức tăng doanh thu cao như vậy là do Công ty đã có chiến lược kinh doanh tốt, ký kết được nhiều hợp đồng cung ứng bê tông tươi tại chỗ cho các dự án xây dựng cầu đường. Doanh thu tăng giúp công ty duy trì và phát triển quy mô công ty, giúp công ty vượt qua những khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, do đó còn nảy sinh nhiều bất ổn. Tuy nhiên, mức chênh lệch này từ năm 2012 đến năm 2013 có chiều hướng giảm so với mức tăng mạnh trước đó, giảm 2.862.162.591 đồng, tương ứng giảm 9,77% so với năm 2012. Mức giảm này mặc dù không lớn so với mức tăng trước đó, tuy nhiên cũng là một dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang ngày một trở lên khó khăn hơn. Nguyên nhân xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài công ty. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài xuất phát từ sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các doanh nghiệp kinh doanh cũng ngành nghề sẽ ngăn cản, hạn chế Công ty tiếp cận những hợp đồng kinh tế có giá trị cao. Nguyên nhân bên trong đến từ quy mô kinh doanh của Công ty còn khá nhỏ so với các công ty cùng ngành nghề khác như Công ty Handico, Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư thương mại Việt – Hàn,... Mặc dù vậy, có thể nhận thấy, trong giai đoạn vừa qua, tình hình doanh thu của Công ty diễn ra khá thuận lợi và có bước tăng trưởng cao so với những giai đoạn trước.

Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu do công ty hoàn toàn không có khoản đầu tư tài chính nào mà chủ yếu là lãi từ tiền gửi ngân hàng và lãi đến từ hoạt động cho các đơn vị khác vay kinh doanh. Chính vì vây, sự thay đổi của chỉ tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào lượng tiền mà công ty hiện đang gửi tại ngân hàng và đang cho vay. Qua bảng 2.1 ta thấy, doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2012 giảm 3.495.617 đồng, tương ứng giảm 44,25% so với năm 2011, năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm thêm 2.341.536 đồng, tương ứng giảm 53,16% so với năm 2012. Khoản doanh thu từ hoạt động tài chính giảm cho thấy công ty ngày càng dự trữ tiền trong ngân hàng ít hơn và cho vay ít hơn. Bởi đứng

trước tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, việc sử dụng nguồn tiền mặt vào những mục đích khác nhau phải có được sự cân nhắc kĩ càng trước khi đầu tư. Thêm vào đó, để đảm bảo đủ nguồn lực cạnh tranh, công ty cần thu hồi những luồng tiền nhàn rỗi hoặc những luồng tiền có khả năng sinh lời thấp hiện tại để đem đầu tư cho hoạt động kinh doanh chung của công ty.

Tình hình chi phí: Lượng hợp đồng tăng giúp doanh thu thuần năm 2012 tăng, đồng nghĩa với chỉ tiêu giá vốn hàng bán của năm 2012 cũng tăng 22.805.205.638 đồng, tương ứng tăng 446,81% so với năm 2012. Với tốc độ tăng như vậy, có thể thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần. Điều này cho thấy trong năm 2012, công ty có mức chi cho giá vốn hàng bán là khá lớn. Nguyên nhân là do công ty phải sử dụng các loại nguyên vật liệu có giá thành cao, một số loại phải nhập khẩu và thường có mức giá cao, không ổn định, để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Công ty Nhật Minh là một doanh nghiệp nhỏ, do đó doanh thu và lợi nhuận thường ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy để đảm bảo có lãi, công ty cũng cần tiết kiệm chi phí sản xuất ở mức tối ưu giúp giảm giá vốn hàng bán, từ đó tăng lợi nhuận gộp. Năm 2013, doanh thu thuần giảm 9,77% kéo theo mức giá vốn hàng bán giảm 12,24%, giá vốn hàng bán năm nay đã giảm và giảm nhanh hơn doanh thu cho thấy công tác quản lý chi phí giá vốn đã có tín hiệu tích cực hơn. Điều này được thể hiện rõ ở tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu của Công ty năm 2013 đã giảm so với năm 2012. Cụ thể, năm 2012, tỷ lệ chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu là 95,29%, năm 2013 là 92,69%, giảm 2,6%.

Chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công ty là một loại hình doanh nghiệp nhỏ, do đó để tiết kiệm chi phí, công ty không có bất kì hoạt động xúc tiến bán hàng nào trong năm mà chủ yếu dựa vào những mối quan hệ với khách hàng cũ, sự uy tín tích lũy lâu năm để thu hút khách hàng. Do đó, trong khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty chỉ bao gồm khoản chi phí quản lý chung trong công ty. Bảng 2.1 cho thấy, chi phí quản lý kinh doanh trong 3 năm tăng. Điều đó chứng tỏ quy mô của công ty ngày một lớn dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp vì thế mà tăng lên từng năm. Năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 tăng 83,33% so với năm 2011. Năm 2013, chi phí này tiếp tục tăng thêm 45,50% so với năm 2012. Doanh thu tăng trưởng cao, công ty có nhiều tiền để mở rộng kinh doanh, tăng quy mô của công ty nhằm tăng vị thế trên thị trường, tăng sức mạnh cạnh tranh. Vì vậy, việc phát sinh thêm các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp liên tục tăng mặc cho doanh thu năm 2013 giảm chứng tỏ công tác quản lý khoản chi phí này tại công ty còn chưa hiệu quả. Công ty muốn làm ăn có lãi thì phải tiết kiệm các

30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản chi phí hoạt động khác, tận dụng tối đa năng suất lao động của công nhân viên, sử dụng tối đa các tài sản phục vụ mục đích cung ứng dịch vụ, sản phẩm sẽ giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

Công ty Nhật Minh chủ yếu huy động vốn từ các cổ đông. Trong những năm qua, Công ty không có hoạt động đi vay ngân hàng để tạo vốn kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế, điều này sẽ giúp công ty giảm bớt gánh nặng trả lãi hàng năm. Tuy nhiên, việc không sử dụng vốn vay cho thấy công ty chưa khai thác hết được hiệu quả tích cực của hiệu ứng đòn bẩy tài chính, thêm vào đó lượng vốn góp cổ phần khá nhỏ và chủ yếu dựa vào nguồn lợi nhuận kinh doanh hàng năm không đủ để công ty thực hiện mở rộng quy mô một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, chi phí tài chính hàng năm vẫn phát sinh, đây là khoản chi phí giao dịch, chi phí hoa hồng và một phần khoản chi phí lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh của công ty. Trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, công ty vẫn nghiêm chỉnh đóng thuế một cách đầy đủ.

Tình hình lợi nhuận: Năm 2012, lợi nhuận thuần tăng 462,29% so với năm 2011, sang năm 2013 lợi nhuận thuần giảm 40,56% so với năm 2012. Lợi nhuận thuần tại Công ty đang biến động cùng chiều với doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng (giảm) lại không tương đương. Nguyên nhân đến từ các khoản chi phí phát sinh như chi phí giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu, các khoản chi phí quản lý kinh doanh tăng, chi phí tài chính tăng. Tác động tổng hợp từ ba loại chi phí trên đã làm cho lợi nhuần thuần năm 2012 tăng nhanh hơn và giảm chậm hơn vào năm 2013 so với doanh thu thuần.

Ngoài thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính, Công ty hầu như không có bất cứ khoản thu nào từ các hoạt động kinh doanh khác. Duy chỉ có năm 2013, Công ty có được một khoản doanh thu khác từ hoạt động nhập khẩu ủy thác nguyên liệu xây dựng cho Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư thương mại Việt – Hàn. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận từ hoạt động này thường không cao và không phải nguồn thu kế hoạch của công ty.

Lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm phân tích đang có xu hướng tăng nhưng không đều. Năm 2012, lợi nhuận trước thuế tăng 462,30% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế lại giảm 29,50% so với năm 2012. Nhận xét chung cho cả giai đoạn thì lợi nhuận trước thuế của Công ty đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc lợi nhuận trước thuế năm 2013 đã giảm so với năm 2012 là dấu hiệu cho thấy việc tiêu thụ hàng hóa đã giảm, gặp khó khăn do nhu cầu của người tiêu dùng giảm, các công trình xây dựng bị đình trệ khiến cho doanh thu giảm,

trong khi để đảm bảo tính cạnh tranh, công ty vẫn tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh gây phát sinh các khoản chi phí hoạt động, khiến cho lợi nhuận mang lại giảm.

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 407,38%, tăng 5,07 lần so với năm 2011. Tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy trong năm này, các khoản chi phí hoạt động, chi phí bán hàng tại công ty vẫn được kiểm soát tốt, giúp công ty tăng được lợi nhuận. Năm 2013, xu hướng tăng đã không còn, thay vào đó, lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 41,40% so với năm 2012. Có thể thấy lợi nhuận sau thuế của công ty rất nhỏ so với doanh thu. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thì đây cũng là kết quả chung của nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế với bối cảnh lạm phát thì chi phí SXKD của các doanh nghiệp đều tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Bê tông Nhật Minh (Trang 26)