Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong nội bộ của các ngân

Một phần của tài liệu Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 94)

hàng thương mại

Các quy định pháp luật phải được xây dựng trên tinh thần yêu cầu ban kiểm soát phải thực sự độc lập với Hội đồng quản trị và có quyền phủ quyết các quyết định có ảnh hưởng tiêu cực hoặc rủi ro cao đối với quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ; phải can thiệp, ngăn chặn, phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp Hội đồng quản trị có những quyết định trái pháp luật. Bên cạnh đó, vai trò của thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị phải thực sự độc lập, có tiếng nói, ngăn chặn, thể hiện quan điểm của mình trong trường hợp những quyết định của Hội đồng quản trị gây bất lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ hoặc phục vụ cho lợi ích nhóm. Đồng thời, cần tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, theo đó không cho phép thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của ngân hàng kiêm nhiệm chức vụ trong ban điều hành. Trên thực tế, tại Việt Nam, theo khoản 1, điều 48, luật Các tổ chức tín dụng cho phép Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của TCTD là công ty cổ phần, công ty TNHH được quyền bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc/Giám đốc. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này có thể dẫn đến việc xung đột về lợi ích khi Tổng giám đốc (là một trong những chủ sở hữu) đưa ra những quyết định phục vụ cho một nhóm lợi ích mà không quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ.

Đối với các quy định về thành phần của ban quản trị và ban điều hành, NHNN cần quy định số lượng thành viên ban quản trị của NHTM trong trường hợp điều lệ của của NHTM không có quy định. Theo thông lệ quốc tế, ban quản trị phải có tối thiểu 5 thành viên và tối đa 11 thành viên; đồng thời, phải có xấp xỉ 1/3 số thành viên là các thành viên độc lập và không thuộc ban điều hành của ngân hàng (IFC, 2011). Sau cuộc khủng hoảng 1997, Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc đã buộc các công ty muốn niêm yết phải có tối thiểu là 1/4 thành viên của ban quản trị

85

là các thành viên độc lập từ bên ngoài. Thành viên độc lập phải có những tiêu chí khắt khe như là cá nhân không đang làm việc cho ngân hàng, hoặc công ty trực thuộc ngân hàng, hoặc đã làm việc cho ngân hàng hoặc công ty trực thuộc ngân hàng trong một thời gian nhất định; không có mối quan hệ với những người có liên quan mà người đó sở hữu một lượng cổ phần nhất định của ngân hàng… Các thành viên độc lập có vai trò đưa ra các quyết định có tính khách quan và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới các cổ đông nhỏ lẻ do các cổ đông lớn, cổ đông có quyền kiểm soát NHTM thông qua sở hữu chéo gây ra.

Hơn nữa, cần xác định rõ một pháp nhân không thể là thành viên ban quản trị cho dù một cá nhân đại diện cho pháp nhân đó có thể được bầu vào ban quản trị. Như vậy, cá nhân được bầu vào ban quản trị của NHTM chỉ có thể hành động với tư cách là một thành viên ban quản trị chứ không phải với tư cách là đại diện của pháp nhân, tức là cá nhân đó phải hành động vì lợi ích của tất cả các cổ đông chứ không phải chỉ vì riêng lợi ích của pháp nhân được cá nhân đó đại diện.

Tương tự, NHNN cũng cần có quy định về ban điều hành của NHTM nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo có thể xảy ra như tổng giám đốc/giám đốc không được đồng thời là tổng giám đốc (giám đốc) của một doanh nghiệp khác. Theo thông lệ quốc tế, tổng giám đốc (giám đốc) không nên tham gia vào bất cứ hoạt động kinh doanh nào ngoài những việc liên quan tới vai trò quản lý, điều hành doanh nghiệp và việc quản trị các công ty con của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 94)