Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát là một phần không thể thiếu trong khung quản lý hệ thống ngân hàng của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Trước những bất cập từ hệ thống thanh tra giám sát hiện nay, đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát tài chính là một quá trình liên tục, có trọng tâm, trọng điểm ở từng thời kỳ, song nhất thiết nó phải nằm trong khuôn khổ một kế hoạch, một chiến lược tổng thể và phải quán triệt các nguyên tắc và quan điểm giám sát tài chính cơ bản như: thường xuyên – liên tục; luôn luôn đổi mới cho phù hợp, tránh cứng nhắc; vì sự phát triển của đối tượng được thanh tra giám sát; đảm bảo tính hệ thống; kết hợp nhuần nhuyễn tính đặc thù và tính quốc tế. Tổ chức hệ thống thanh tra giám sát phải đảm bảo sự phối hợp tốt giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa để phát huy tốt nhất ưu thế của mỗi công cụ giám sát, đồng thời giải quyết hài hoà quyền lợi của các bên tham gia.
Ngoài ra, cần hoàn thiện khung pháp lý để củng cố, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của thanh tra giám sát của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước đã từng bước đưa ra những chuẩn mực sát với chuẩn mực quốc tế về an toàn hệ thống, song thực tế chưa đi vào cuộc sống, bởi các chuẩn mực này chưa gắn với hệ thống giám sát tương thích về mặt công nghệ. Do vậy, cần xây dựng cơ chế giám sát hoạt động của thị trường liên ngân hàng, đối với hệ thống thanh toán, hoàn thiện khung pháp lý cho việc thành lập tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các TCTD, các văn bản điều chỉnh các loại hình dịch vụ mới của ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần phát triển, đào tạo đội ngũ thanh tra, giám sát có trình độ nghiệp vụ cao,
90
có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức quản lý, nghiệp vụ và các công cụ thực thi nhiệm vụ và kiến thức về pháp luật.
Mặc dù hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay đã có quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của các cá nhân cũng như các tổ chức trong các ngân hàng thương mại, tuy nhiên, để quy định này có hiệu quả hơn, pháp luật nên bổ sung quy định cụ thể, rõ ràng hơn về mức sở hữu cổ phần tối đa với từng loại cổ đông. Chẳng hạn với cổ đông cá nhân có thể phân chi tiết hơn như: cá nhân tham gia quản lý, cá nhân không tham gia quản lý. Với cổ đông là tổ chức có thể phân thành các nhóm: tổ chức tài chính, tổ chức phi tài chính, tổ chức là cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước…v.v.
Đối với những bất cập trong hệ thống luật có liên quan đến sở hữu chéo, việc sửa đổi và bổ sung sẽ mất nhiều thời gian nên đồng thời với việc điều chỉnh các văn bản luật, Ngân hàng nhà nước có thể ban hành các văn bản dưới luật nhằm sửa đổi và bổ sung các quy định liên quan đến sở hữu chéo sao cho không trái với các quy định của pháp luật hiện hành nhưng phải đảm bảo mang tính chất tập trung, cụ thể, có tính khả thi cao có nghĩa là nhóm các văn bản này nên chỉ tập trung vào các quy định về sở hữu chéo nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cụ thể và rõ ràng cho công tác quản lý và giám sát, xử lý sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
91
Kết luận Chƣơng 3
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy được rằng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng đã và đang tạo ra những khó khăn nhất định trong hoạt động điều hành nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thống, đặc biệt là đối với công tác xử lý nợ xấu, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, việc hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu chéo là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra cho các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trên phương diện nghiên cứu các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của quan hệ sở hữu chéo như sau: Luật hóa vấn đề sở hữu chéo và tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng; Tiến hành rà soát các tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng để có cơ sở đưa ra giải pháp khống chế tỷ lệ sở hữu chéo, bao gồm: (i) rà soát về vấn đề sở hữu lẫn nhau của các TCTD; (ii) rà soát các tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông cá nhân và cổ đông tổ chức tại các tổ chức tín dụng; (iii) rà soát các cổ đông cá nhân, cổ đông là tổ chức đang có sở hữu tại các TCTD hiện đang có dư nợ tại chính các TCTD đó và các TCTD khác; (iv) rà soát mối quan hệ sở hữu giữa các công ty con, công ty liên kết của TCTD (TCTD đóng vai trò là công ty kiểm soát đối với hai công ty trên); Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của các quy định về kế toán, an toàn trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; Bổ sung quy định người có liên quan, người sở hữu cuối cùng và hoàn thiện các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần; Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong nội bộ của các ngân hàng thương mại; Bổ sung thêm các chế tài theo hướng xử lý hình sự để xử lý các hành vi vi phạm các quy định liên quan đến sở hữu chéo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự an toàn của hệ thống ngân hàng; Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin về tỷ lệ sở hữu cổ phần; Ban hành các quy định pháp luật đảm bảo sự tách bạch chức năng Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng thương mại và cuối cùng là tăng cường thanh tra, giám sát tài chính đối với hệ thống ngân hàng.
92
Trong các giải pháp nêu trên, vấn đề mấu chốt trong công tác xử lý sở hữu chéo là phải đảm bảo ngăn ngừa hành vi cố tình vi phạm, đồng thời triệt tiêu lợi ích từ việc sở hữu chéo của các cá nhân và tổ chức. Để thực hiện điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành liên quan trong việc ban hành các văn bản pháp quy cũng như việc kiểm soát việc thực thi các điều khoản quy định.
93
KẾT LUẬN
Có thể nói sở hữu chéo là một vấn đề mang tính lịch sử và là một xu thế tất yếu trong quy luật phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, việc các tổ chức tài chính như Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính muốn tạo lập mối quan hệ kinh doanh và đầu tư lâu dài trên cơ sở các bên cùng có lợi là điều hợp lý. Những phân tích ở trên cho thấy ở một mức độ phát triển nhất định, sở hữu chéo mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế nói chung cũng như đối với các thành viên tham gia vào liên minh sở hữu chéo nói riêng. Tuy nhiên, khi sở hữu chéo trở nên quá phổ biến với những mục tiêu phục vụ cho một nhóm lợi ích thay vì phục vụ cho cộng đồng và các chủ thể liên quan, diễn biến phức tạp vượt quá tầm kiểm soát của Nhà nước thì trước tiên hệ thống tài chính và sau đó là nền kinh tế sẽ phải gánh chịu những tổn hại. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển thiếu kiểm soát của ngành tài chính - ngân hàng cùng với những ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới, tình trạng sở hữu chéo ở Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát làm nảy sinh nhiều hệ quả xấu đối với nền kinh tế. Nói một cách khác, sở hữu chéo trong hệ thống NHTM có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định tới các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với những tác động tích cực của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại, Chính phủ cần phải thực hiện những biện pháp khuyến khích như: cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài tiến hành đầu tư nắm giữ một tỷ lệ nhất định cổ phần của các NHTM trong nước với vai trò là cổ đông chiến lược; tăng cường mức độ minh bạch thông tin trên thị trường; phát triển thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng tạo hỗ trợ hoạt động phát hành, mua bán cổ phiếu của các ngân hàng và doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo. Ngược lại, đối với những ảnh hưởng tiêu cực, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp kiểm soát những ảnh hưởng tiềm tàng của sở hữu chéo. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp hạn chế ngay từ đầu như các quy định về điều kiện thành lập NHTM và các công ty con, quy định về sở hữu cổ phần đối với các đối tượng này,
94
quy định về các giao dịch mà NHTM có thể thực hiện liên quan tới sở hữu chéo; quy định về báo cáo thông tin với cơ quan quản lý và công bố thông tin đối với thị trường; tăng cường giám sát; xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm để tăng cường mức độ răn đe. Do đó, vấn đề đặt ra là với vai trò quan trọng của hệ thống NHTM trong nền kinh tế cũng như mức độ lan truyền rủi ro của hệ thống này tới nền kinh tế khi xảy ra bất ổn đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát sự phát triển của sở hữu chéo ở mức độ hợp lý, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng phải kiểm soát tốt những rủi ro tiềm ẩn của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần đảm bảo sự bình ổn, hiệu quả của thị trường tài chính – ngân hàng trong nền kinh tế.
Nói tóm lại, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung và công tác xử lý các ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng sở hữu chéo nói riêng là chặng đường gian nan với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Khi thực hiện các giải pháp trong quá trình này, các cơ quan quản lý cần chú ý đến các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình, bao gồm: chi phí và nguồn lực cho việc xử lý sở hữu chéo; trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan; phản ứng của các nhóm lợi ích; hành lang pháp lý chặt chẽ, có tính khả thi. Kinh nghiệm quốc tế của nhiều quốc gia đã cho thấy sự thành công của quá trình minh bạch hóa cấu trúc sở hữu hệ thống ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1 Trương Quốc Cường (2012), Cấu trúc sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành, Mã số DTNH.11/2012, HVNH;
2 Chính phủ (2006), Nghị định 141/NĐ-CP/2006 ngày 22/11/2006 của Chính Phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 3 Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính
phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 4 Lưu Hảo (2012), Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng, Thời báo Kinh tế SG.
http://www.thesaigontimes.vn/72237/He-luy-so-huu-cheo-co-phan-ngan- hang.html;
5 Tô Ngọc Hưng (2013), "Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc các ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành, Mã số DTNH.20/2012, NHNN; 6 Tô Ngọc Hưng (2013), “Quản lý Nhà nước đối với sở hữu chéo trong hệ thống
ngân hàng thương mại”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng (137). 7 Nguyễn Thành Long (2013), Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và tác động
ngăn ngừa sở hữu chéo,
http://www.vietinbankschool.edu.vn/home/edu/vn/news/research/taichinhngan hang/2013/20130820.html.
8 Nguyễn Đức Mậu và Nguyễn Xuân Thành (2012), Cấu trúc sở hữu trong khu vực ngân hàng thương mại Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. http://www.fetp.edu.vn/vn/tinh-huong/cau-truc-so-huu-trong-khu- vuc-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam/;
9 Đinh Tuấn Minh (2013), Các vấn đề sở hữu chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo - Thực trạng và giải pháp cho thị trường tài chính Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức ngày 31/7/2013 tại Hà Nội;
96
10 Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
11 Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
12 Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
13 Nguyễn Minh Phong, Sở hữu chéo – Những hệ lụy và giải pháp cần có, http://www.tapchitaichinh.gov.vn/Trao-doi-Binh-luan/So-huu-cheo-va-nhung- he-luy-cua-so-huu-cheo/24374.tctc
14 Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Hà Nội. 15 Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội.
16 Đỗ Đức Sơn (2013), Nguyên nhân căn bản của vấn đề góp vốn chéo giữa các tổ chức tín dụng và cổ đông kiểm soát tổ chức tín dụng, http://www.sbv.gov.vn/portal/contentattachfile/idcplg;jsessionid=sb1VTZjQpd vvrV032GjZnXbQwTttXrp2VnG6ZxnvcYJh77QvZyV5!2010750869!119436 6112?dID=493882&dDocName=CNTHWEBAP01162515916&Rendition=do %20duc%20son.doc&filename=853_do%20duc%20son.doc
17 Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2013), Nhận diện thực trạng và đánh giá ảnh hưởng của sở hữu chéo trong hệ thống tài chính. Kỷ yếu Hội thảo Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo - Thực trạng và giải pháp cho thị trường tài chính Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức ngày 31/7/2013 tại Hà Nội;
18 Hoàng Thị Huyền Trang (2013), Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Kinh nghiệm quốc tế về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại”. Tạp chí Tài chính đầu tư (6).
97
19 Nguyễn Đức Trung, Phạm Mạnh Hùng (2013), “Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị”. Tạp chí ngân hàng (12) tháng 6/2013.
20 Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2012), Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012, Hà Nội.
Tiếng Anh
21 Adams, M. (1999), Cross Holdings in Germany, Journal of Institutional and Theoretical Economics, Vol. 155, No. 1, pp. 80-109;
22 Alberto, O. and Alessia, P. (2009), Ownership and control in Germany: Do cross-shareholdings reflect bank control on large companies? Corporate ownership and control, Vol. 6, Iss. 4, pp. 54-77;
23 Aoki, M., Hugh P., and Paul S. (1994), The Japanese Main Bank System: An Introductory Overview, in M. Aoki and H. Patrick (eds) The Japanese Main Bank System: Its Relevancy for Developing and Transforming Economies, 1- 50. Oxford: Oxford University Press;
24 Caroline Fohlin (2005), The history of coporate ownership and control in Germany, http://www.nber.org/chapters/c10271;
25 Diamond, D. W. (1984), Financial intermediation and delegate monitering,
Review of economics studies, Vol. 51, pp. 393-414; 26 IFC (2010), Vietnam Corporate governance manual;
27 Japan Economic Planning Agency (1992), White paper: Economic survey of