3.1.1. Các loại hình sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay hiện nay
Từ thực tiễn hoạt động của hệ thống tài chính Việt Nam cho thấy, hệ thống các TCTD Việt Nam hiện có 6 nhóm sở hữu chéo khác nhau:
Nhóm 1: Sở hữu của các NHTM Nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh. Hiện tại có 06 Ngân hàng liên doanh trong hệ thống các TCTD của Việt Nam. Thông thường một ngân Ngân hàng liên doanh được sở hữu bởi một ngân hàng nước ngoài và một ngân hàng trong nước.
Chẳng hạn ngân hàng Việt Nga là liên doanh giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Liên doanh ngân hàng cũng có thể được hình thành từ nhiều hơn 2 đối tác như ngân hàng Việt Thái là Ngân hàng liên doanh giữa 3 đối tác lớn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT), Ngân hàng Thương mại Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan với tỉ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33% [17].
63
Bảng 3.1: Quan hệ sở hữu chéo tại các ngân hàng liên doanh
STT NHLD Cổ đông Tỷ lệ
sở hữu (%)
1 Indovina Bank
NH Vietinbank (Việt Nam) 50
NH Cathay United (Đài Loan) 50 2 Vietnam-Russia
Bank
NH BIDV (Việt Nam) 50
NH VTB (Nga) 50
3 VID Public
NH BIDV (Việt Nam) 50
NH Public Bank Berhad 50
4 Vinasiam Bank
NH Agribank (Việt Nam) 34
NHTM Siam (Thái Lan) 33
Tập đoàn Charoen Pokphand 33
5 MTV Shinhan VN
NH Vietcombank (Việt Nam) 50
NH Shinhan (Hàn Quốc) 50
6 Lào - Việt NH BIDV (Việt Nam) 50
NH Ngoại Thương Lào 50
Nguồn: tổng hợp từ website và Báo cáo tài chính của các ngân hàng
Nhóm 2: Sở hữu giữa các cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM trong nước. Mô hình này gồm cả NHTM nhà nước lẫn cổ phần, hiện có khoảng 13 NHTM có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài. Trong thời gian qua, NHNN đã thực hiện việc nới giới hạn vốn ngoại tại các NHTM từ 20% lên 30 %, nhằm mục đích thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính có kinh nghiệm trên thị trường ngân hàng quốc tế.
64
Bảng 3.2: Sở hữu cổ phần của một số ngân hàng nước ngoài tại các NHTM trong nước
NHTM trong nƣớc Ngân hàng nƣớc ngoài Tỷ lệ nắm giữ
hiện tại
Xuất nhập khẩu (Eximbank) Sumitomo Mitsui Banking Corporation 15%
Á Châu (ACB) Standard Chartered APR Ltd
8,77%
Standard Chartered Bank Hongkong 6,23%
Việt Nam Thịnh vượng
(VPBank) Oversea Chinese Banking Corporation 14,88%
Kỹ thương (Techcombank) Hongkong Shanghai Banking Corporation 19,48%
Quốc tế (VIB) Commonwealth Bank of Australia 20%
Đông Nam Á (SeaBank) Société Générale 20%
Phương Nam United Overseas Bank Ltd 19,99%
Phương Đông (OCB) BNP Parisbas 20%
Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Deutsche Bank 3,43%
An Bình (ABB) Maybank 17,54%
Đại chúng (PV combank) Morgan Stanley 6,7%
Ngoại thương (Vietcombank) Mizuho Bank 15%
Công thương (Vietinbank) The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ 19,73%
Nguồn: Tổng hợp từ Cafef.vn và Website các NHTM tại thời điểm 30/09/2013
Nhóm 3: Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ. Từ năm 2005 trở lại đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Các quỹ này thường đầu tư vốn vào những NHTM cổ phần có tiềm năng phát triển tốt như: Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, quỹ Dragon đầu tư vào ACB.
Nhóm 4: Sở hữu của các NHTM Nhà nước tại các NHTM cổ phần. Quan hệ sở hữu này hình thành chủ yếu do những yếu kém về nghiệp vụ ngân hàng của các NHTM cổ phần trong giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng năm 1997-1998. Các mối quan hệ này đặc biệt tăng mạnh vào những năm 2006 – 2010 nhằm mục đích lách luật tăng vốn theo Nghị định 141 năm 2006. Đứng
65
đầu danh sách này là Vietcombank, đơn vị sở hữu vốn cổ phần tại nhiều NHTMCP khác nhất, hiện Vietcombank đang sở hữu 11% tại ngân hàng Quân đội, 8,2% tại Eximbank, 4,7% tại ngân hàng Phương Đông và 5,3% tại ngân hàng Sài Gòn. Các NHTMNN chỉ sở hữu một số cổ phần của NHTMCP hoặc Ngân hàng liên doanh và một số NHTMNN được sở hữu bởi các ngân hàng nước ngoài. Một đặc điểm đáng lưu ý là các NHTMNN không có nhiều động cơ sở hữu các NHTMCP. Ví dụ như việc Vietcombank sở hữu Eximbank là do vào cuối thập niên 90 và đầu 2000, Vietcombank được Chính phủ chỉ định tiếp quản Eximbank khi NHTMCP này gặp khó khăn tài chính với tư cách là cổ đông nhà nước [17].
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC 2012 và website của các ngân hàng
Sơ đồ 3.1: Cổ đông chiến lược tại các NHTMNN, NHTMCP và NHLD
Nhóm 5: Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần. Hiện tượng sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP cũng khá phổ biến ở Việt Nam và cũng là một trong những loại hình sở hữu chéo tồn tại nhiều nhất. Từ các thông tin công bố của các ngân hàng, hiện có ít nhất sáu NHTM cổ phần là cổ đông của một NHTM cổ phần khác. Chẳng hạn, Eximbank hiện sở hữu 10.6% vốn cổ phần tại Sacombank, 8.5% cổ phần tại ngân hàng Việt Á.
66
Nhóm 6: Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tư nhân. Trong giai đoạn bùng nổ của về số lượng cũng như quy mô của các NHTMCP và quỹ đầu tư tài chính, rất nhiều tập đoàn và tổng công ty đã tham gia góp vốn dưới hình thức này vì những mục đích đầu tư khác nhau. Trong đó, NHTMCP cho chính doanh nghiệp nhà nước là chủ sở hữu vay, ngược lại NHTMCP đảm bảo thanh khoản nhờ tiền gửi lớn của doanh nghiệp nhà nước chủ sở hữu tại ngân hàng.
Hầu hết các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước lớn đều sở hữu NHTMCP, hiện tại có khoảng gần 40 các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có sở hữu trên 5% cổ phần tại các NHTM cổ phần. Hơn nữa, mối quan hệ giữa NHTM cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Các quan hệ sở hữu nổi bật giữa doanh nghiệp và ngân hàng có thể kể đến là: Ngân hàng Quân Đội được sở hữu bởi các cổ đông nhà nước là Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel) (10%), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (5,7%) và Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (7,2%), Ngân hàng Hàng hải thuộc sở hữu của Agribank (15%), Tổng công ty Hàng Hải (Vinalines) (5,3%) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) (12,5%) [20].