Bổ sung quy định người có liên quan, người sở hữu cuối cùng và

Một phần của tài liệu Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 92)

hoàn thiện các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần

TheoĐiều 55 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: cổ đông và những người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một TCTD; Cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5%, tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của TCTD; Các tỷ lệ sở hữu trên bao gồm cả phần vốn ủy thác cho các tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về người có liên quan của cổ đông chưa bao trùm hết, dù có mở rộng đối tượng phải công bố thông tin sở hữu thì sự nhập nhằng trong các mối quan hệ liên quan vẫn tạo cơ hội cho sở hữu

83

chéo được che giấu, không xác định được ai là người sở hữu cuối cùng. Thông qua những pháp nhân và thể nhân khác nhau, một cá nhân có thể sở hữu vượt những quy định trên. Do vậy để khắc phục khó khăn trong quản lý, giám sát sở hữu, đầu tư chéo, cần hoàn thiện quy định hiện hành về xác định rõ "người liên quan", bổ sung quy định về "người sở hữu cuối cùng" và trao cho các Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng quyền xác định “người sở hữu cuối cùng” dựa trên kết quả thanh tra hồ sơ của những đối tượng góp vốn, mua cổ phần vào TCTD nhằm xác định được nguồn lực tài chính của các cổ đông theo các nguyên tắc luật định. Việc này sẽ giúp xác định được đâu là người sở hữu cuối cùng của những cổ phần đó. Khi đã xác định được mối quan hệ sở hữu chéo, NHNN cần thanh tra, giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của cổ đông tại các TCTD nhằm ngăn chặn và phát hiện các sai phạm về hạn chế cho vay, đồng thời NHNN cần phối hợp với Ủy ban chứng khoán theo dõi, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khoán. Từ đó, xây dựng cơ chế pháp lý kết hợp với các giải pháp về tài chính để quản lý và hạn chế những tác động tiêu cực của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.

Mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra qui định hạn chế tỷ lệ sở hữu giữa các ngân hàng với nhau cũng như yêu cầu các tập đoàn nhà nước phải thoái vốn khỏi các tổ chức tài chính, tín dụng nhưng dường như NHNN vẫn chưa động chạm gì được nhiều đến mối quan hệ giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, một cá nhân hoặc một doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thông qua các công ty con của mình. Do vậy, việc khống chế tỷ lệ sở hữu tại các tổ chức tài chính tín dụng bởi cá nhân cũng như doanh nghiệp cần phải tính đến cả những sở hữu gián tiếp này. NHNN cần rà soát kỹ lưỡng hơn để đảm bảo giới hạn về tỷ lệ sở hữu theo Ðiều 55 của Luật các TCTD. Theo đó, cần bổ sung quy định mỗi cá nhân không được dùng những người được ủy quyền để mua hay khống chế cổ phần tại ngân hàng và một người đã là nhân viên hoặc thuộc ban quản lý của ngân hàng này, thì không được đóng vai trò ở một ngân hàng khác vì như vậy sẽ tạo ra mâu thuẫn trong lợi ích cá nhân. Nếu điều này có xảy ra, cũng phải được tiến hành minh bạch và được giám

84

sát chặt chẽ. Đặc biệt, cần nghiêm cấm việc các công ty và tập đoàn kinh tế đầu tư hoặc sở hữu ngân hàng, rồi lại dùng ngân hàng đó để đầu tư vốn cho các dự án của mình không qua giám định hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay (Trang 92)