Ảnh hƣởng của tỷ lệ dung môi trích ly đến hoạt tính enzyme protease

Một phần của tài liệu trích ly enzyme protease từ ruột cá tra (Trang 33)

Ruột cá sau khi xay đƣợc đem trích ly bằng nƣớc cất ở nhiệt độ 30o

C trong thời gian 10 phút. Tỷ lệ ruột/ nƣớc cất đƣợc thay đổ lần lƣợt là: 1:1, 1:2, 1:3, 1:4. Kết quả đƣợc trình bày nhƣ sau:

Hình 4.1: Ảnh hƣởng của tỷ lệ ruột/ dung môi đến hoạt tính protease trích ly

Các giá trị có mẫu tự đi kèm giống nhau ở cùng một cột khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% theo phép thử LSD

Từ kết quả thực nghiệm, dịch trích enzyme thu đƣợc có hoạt tính protease cao nhất là 1.028 UI/ ml dịch enzyme thô tƣơng ứng với tỷ lệ ruột/dung môi là 1:2.

Khi tăng từ tỷ lệ 1:1 lên 1:2 thì hoạt tính enzyme trích ly tăng lên khá nhiều là do khi tăng lƣợng dung môi thì sự khuếch tán của các phân tử vào dung môi sẽ dễ dàng hơn do đó quá trình trích ly dễ dàng. Tuy nhiên, hoạt tính của enzyme protease giảm mạnh khi ta tăng tỷ lệ từ 1:2 lên 1:3, khi trích ly ở tỷ lệ 1:3 và 1:4 không có sự khác nhau về mặt ý nghĩa đối với hoạt tính của enzyme protease tuy nhiên ta thấy có sự giảm nhẹ về mặt hoạt tính khi ta thay đổi tỷ lệ trích ly từ 1:3 lên 1:4. Là do khi sử dụng tỷ lệ dung môi quá lớn với cùng một khối lƣợng ruột cá thì giá trị pH của dịch trích bị thay đổi và điều đó có khả năng ảnh hƣởng đến độ hòa tan của enzyme protease vào dung môi. Đồng thời, khi tăng lƣợng dung môi sử dụng nhiều hơn so với tỷ lệ ruột/ dung môi = 1:2 thì dịch trích ly bị pha loãng làm giảm hàm lƣợng của protease có trong cùng một thể tích dịch trích nên hoạt tính protease của dịch trích ly sẽ giảm.

Trong nghiên cứu của Trần Quốc Hiển và cộng sự (2006) đã đề nghị tỷ lệ khối lƣợng nguyên liệu/ dung môi là 1:1 thì enzyme protease thể hiện hoạt tính cao nhất. Tuy nhiên, thí nghiệm này lại cho thấy tỷ lệ 1:2 là tối ƣu cho quá trình trích ly enzyme protease. Sự khác biệt của hoạt tính protease trong cả hai thí nghiệm này có thể là do khác biệt về khối lƣợng nội tạng đem đi trích ly và thời gian trữ đông nguyên liệu trƣớc khi trích ly.

4.2 Ảnh hƣởng của thời gian trích ly đến hoạt tính enzyme protease

Tiến hành trích ly protease từ ruột cá tra với dung môi là nƣớc, ở nhiệt độ 30oC với tỷ lệ ruột/ dung môi là 1:2. Thời gian trích ly thay đổi lần lƣợt là: 5, 10, 15, 20 phút. Kết quả thực nghiệm đƣợc trình bày ở hình 4.3

Hình 4.2: Ảnh hƣởng của thời gian trích ly đến hoạt tính protease

Các giá trị có mẫu tự đi kèm giống nhau ở cùng một cột khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% theo phép thử LSD

Thời gian trích ly có ảnh hƣởng lớn đến hoạt tính enzyme protease. Khi thời gian trích ly là 5 phút thì lƣợng enzyme hòa tan vào dung môi thấp nhƣng khi tăng thời gian trích ly lên 10 phút thì hoạt tính enzyme đạt tới 1.028 UI/ ml dd enzyme thô, tăng gần 38% so với khi trích ly ở thời gian 5 phút. Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng thời gian trích ly lên 15, 20 phút thì hoạt tính enzyme lại giảm, sự giảm hoạt tính protease thể hiện mạnh nhất ở thời gian trích ly 20 phút. Hiện tƣợng này có thể là do sự tự phân giải của bản thân protease, do protease có bản chất là protein nên khi hòa tan vào dung môi, trong điều kiện nhiệt độ 30o

C thì tự phân cắt tạo ra các chuỗi peptide có khối lƣợng phân tử nhỏ hơn protease và không có hoạt tính enzyme. Vì vậy,

không nên trích ly enzyme trong thời gian quá lâu, thời gian trích ly 10 phút là tối ƣu nhất trong thí nghiệm này. Thời gian trích ly này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Quốc Hiền, Lê Văn Việt Mẫn (2006).

Một phần của tài liệu trích ly enzyme protease từ ruột cá tra (Trang 33)