Thách thức Mối đe dọa tiềm ẩn

Một phần của tài liệu Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 77)

Khó tiếp cận/khó thực hiện các các chính sách Nhà nước

Một câu hỏi đặt ra không chỉ với các nhà hoạch định chính sách mà với cả các cấp chính quyền địa phương là liệu người dân có thể sống được vào rừng sau khi đã được nhà nước GĐGR? Câu trả lời sẽ là có thể và các hộ gia đình tại thôn Khe Năm đã và đang làm được điều đó. Tuy nhiên, để được hưởng các giá trị đích thực và làm giàu từ diện tích đất rừng thì vẫn còn những bất cập nhất định mà chính bản thân các hộ gia đình thôn Khe Năm đang phải đổi mặt chính là:

- Hộ gia đình chưa hay khó được tiếp cận, hưởng lợi một cách thực sự từ các chính sách nhà nước sau khi đã bảo vệ, quản lý và phát triển rừng tốt.

- Sẽ rất khó khăn để thu hoạch các cây bản địa có giá trị như Lim, Giổi do chính các hộ trồng trong rừng sau khi được GĐGR do vướng mắc về các thủ tục pháp lý.

- Các thủ tục xin phép khai thác rừng theo quy định của Nhà nước là rất khó khăn vì các hộ không đủ kinh phí để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ hợp lệ như: Đánh giá trữ lượng rừng, tính toán trữ lượng được phép khai thác….

Tiếp cận không công bằng quỹ đất lâm nghiệp giữa các hộ gia đình trong thôn

Hiện nay, trong thôn vẫn còn 38/118 hộ chưa được giao đất lâm nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra mất cân bằng trong việc tiếp cận công bằng quỹ đất lâm nghiệp giữa các hộ gia đình trong thôn và đây có thể là đe dọa tiềm ẩn trong tương lai ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng chung của thôn.

Duy trì phát triển rừng trong tương lai

Duy trì và phát triển rừng trong tương lai đang là thách thức lớn nhất không chỉ với các hộ có rừng, cộng đồng người dân Khe Năm mà với cả các ban ngành địa phương. Rừng các hộ gia đình đang quản lý, bảo vệ ngày càng tốt lên trong khi đó tuổi của chủ hộ thì ngày càng tăng và sức khỏe ngày càng giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý bảo vệ rừng của các hộ gia đình trong tương lai bởi nếu không duy trì được hoạt động tuần tra bảo vệ rừng thường xuyên thì rừng rất dễ bị các đối tượng bên ngoài xâm hại.

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Rừng cộng đồng thôn Khe Năm không chỉ có vai trò quan trọng đối với các hộ được giao đất, giao rừng năm 2002 mà còn với cả cộng đồng thôn Khe Năm trong việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, nguồn lâm sản phụ, nguồn gỗ và củi đun, điều tiết khí hậu và ngăn chặn sói mòn rửa trôi đất mỗi khi mùa mưa lũ về.

2. Các chính sách nhà nước liên quan đến khoán, giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ lâu dài tại thôn Khe Năm cũng như phương pháp tiến hành GĐGR năm 2002 do Trung tâm TEW thực hiện có sự tham gia của người dân là phù hợp và có hiệu quả. Cụ thể trong nghiên cứu là Nghị định 163/NĐ- CP được thực hiện tại xã Sơn Kim nói chung và thôn Khe Năm nói riêng năm 2002.

3. Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là có hiệu quả. Cụ thể thông qua một số chỉ số chính:

Thay đổi về trạng thái rừng theo chiều hướng tốt hơn, Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt ổn định hơn; Sinh kế hộ gia đình được cải thiện.

4. Vấn đề giới trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng thể hiện khá rõ thông qua bảng phân công nhiệm vụ giữa nam, nữ và các thế hệ trong các hộ gia đình. Qua đó, vai trò của người phụ nữ được thể hiện cụ thể qua từng hoạt động góp phần không nhỏ vào hiệu quả quản lý bảo vệ rừng của người dân thôn Khe Năm.

5. Vị trí rừng giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình có tầm quan trọng rất lớn tới việc duy trì và phát triển rừng. Rừng ở Khe Năm khi giao tuân theo nguyên tắc người dân là thành viên chính khi tham gia, diện tích giao đất lâm nghiệp phải gần nhà, liền thửa và gắn liền với rừng nguồn nước. Đây có thể nói là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của mô hình GĐGR cho hộ gia đình tại thôn Khe Năm, xã Kim Sơn I.

70

Kiến nghị

1. Nhà nước cần sớm xem xét, bổ sung các nội dung phù hợp hơn trong chính sách đã ban hành liên quan đến cơ chế phát triển rừng sau giao đất, giao rừng; cơ chế hưởng lợi từ rừng đối với hộ gia đình và cộng đồng. Cụ thể liên quan đến:

Định mức hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cộng đồng bảo vệ rừng tốt (hộ gia đình, cộng đồng có thể sống dựa vào rừng).

Cơ chế sử dụng, khai thác các loài cây gỗ quý mà hộ gia đình tự trồng sau khi được giao đất lâm nghiệp sử dụng ổn định lâu dài.

Hỗ trợ, phát triển các mô hình dưới tán rừng tự nhiên nhằm ổn định sinh kế hộ gia đình, cộng đồng.

2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu sâu về các loài thực vật rừng trên các diện tích đất rừng giao tại thôn Khe Năm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất hướng đi phù hợp cho các hộ gia đình liên quan đến lựa chọn, phát triển các loài cây trồng bản địa: Cây ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các mô hình trồng rừng hỗn giao, mô hình cây dược liệu dưới tán rừng.

3. Cần phải có giải pháp, chính sách để các hộ dân còn lại trong thôn có được đất, rừng nhằm ổn định sinh kế hộ gia đình đồng thời giảm áp lực lên diện tích đất rừng đã giao cho các hộ.

4. Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần tiếp tục hỗ trợ để xây dựng thôn Khe Năm trở thành mô hình điểm liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng sau khi được giao đất lâm nghiệp như: (i) thảo luận đưa ra các giải pháp về chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng; (ii) nâng cao năng lực của các chủ hộ gia đình, cộng đồng; (iii) xây dựng cơ chế quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng...

5. Dựa trên kết quả nghiên cứu trên Chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức nên tiếp tục hỗ trợ điều tra trữ lượng rừng chi tiết cho từng hộ gia đình nhằm có được các tiêu chí hướng tới khai thác, phát triển rừng bền vững cho hộ gia đình, cộng đồng tại thôn Khe Năm.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TẾNG VIỆT

1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. (2006). Lâm nghiệp cộng đồng- cẩm

nang ngành lâm nghiệp.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (2007). Thông tư 38/2007/TT- BNN ngày 25/4/2007. Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. 3. Chính phủ Việt Nam. (1999). Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999.

Hướng dẫn về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

4. Chính phủ Việt Nam. (2010). Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010. Hướng dẫn về chính sách chi trả môi trường rừng.

5. Hiệp hội hợp tác và phát triển Thụy Sĩ. (2005). Hướng dẫn kỹ thuật quản lý

rừng cộng đồng Helvetas Việt Nam.

6. Ma Quang Trung. (2010). Quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Lào Cai và các Giải pháp. Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của

con người (pp. 84-87). Thừa Thiên Huế: Trung tâm phát triển sáng kiến cộng

đồng và môi trường.

7. Nguyễn Bá Ngãi. (2009). Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng vấn đề và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quảng lý rừng cộng đồng ở

Việt Nam, chính sách và thực tiễn, dự án FGLG, (pp. 4-20). Hà Nội.

8. Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh, Hoàng Huy Tuấn. (2009). Lâm Nghiệp cộng đồng trong tiến trình phát triển: bài học từ dự án học hỏi quản trị rừng Việt Nam. Chính sách và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam , (pp. 29-38). Hà Nội.

9. Ủy ban nhân dân xã Sơn Kim 1: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng xã Sơn Kim 1 năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

72

10.Thủ tướng chính phủ. (2006). Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.

11.Thái Văn Trừng (2000), Hệ sinh thái rừng Việt Nam, Hà Nội.

12.Trần Quốc Việt. (n.d.). Quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã Lâm Nghiệp Trường Sơn, xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.

Retrieved from http://speri.org.

13.Vũ Thái Trường. (2010). Quản lý rừng dựa vào cộng đồng những bài học kinh nghiệm và thực tiễn từ Bắc Cạn. Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền

của người dân (pp. 77-83). Thừa Thiên Huế: Trung tâm phát triển sáng kiến

cộng đồng và môi trường.

14.Viện nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An. (2012). Tài liệu hội thảo “Quản lý rừng cộng đồng: chính sách và thực tiễn”.

15.Http://speri.org/upload/medias/file_1359984580.pdf 16.Http://tongcuclamnghiep.gov.vn;

73

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

17.Agrawal, A., and Gibson, C. C. Enchantment and disenchantment: The role of community in natural resource conservation. World Development

(forthcoming).

18.ANJA NYGREN. (2005). Community-Based Forest Management Within the

Context of Institutional Decentralization in Honduras. University of

Helsinki, Finland.

19.Clark C.Gibson and Tomas Koontz. (1998). When “community” is not enough: institutions and values in community – based forest management in southern indiana. Human Ecology, 647 pages.

20.Leach, M., Mearns, R., & Scoones, I. (1999). Environmental entitlements: Dynamics and institutions in community-based resource management. World

74

PHẦN PHỤ LỤC

PHIẾU ĐO ĐẾM LOÀI CÂY GỖ RỪNG TỰ NHIÊN

Họ và tên chủ rừng: Thôn (bản): Tiểu Khu: Xã: Khoảnh: Huyện Trạng thái rừng: Tỉnh Ô tiêu chuẩn: Độ tàn che Kinh độ: Vĩ độ Cây ƣu thế:

Stt Tên loài cây C1.3 (cm) Hvn (m) Phẩm chất Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Ngày điều tra: Người điều tra:

75

PHIẾU ĐO ĐẾM LOÀI CÂY GỖ RỪNG TRỒNG

Họ và tên chủ rừng: Thôn (bản):

Tiểu khu:... .xã: Khoảnh... huyện: Trạng thái rừng:...tỉnh:

Ô tiêu chuẩn số: Độ tàn che:

Kinh độ: Vĩ độ:

Stt Loài cây Chu vi (cm) Số cây theo phẩm chất Chiều cao (H) Mét Ghi chú a b c 1 2 3 4 5 6

Ngày điều tra: Người điều tra:

76

PHIẾU ĐO ĐẾM LOÀI TRE NỨA

Họ và tên chủ rừng: Thôn (bản): Tiểu Khu Xã Khoảnh Huyện Trạng thái rừng Tỉnh Ô tiêu chuẩn: Độ tàn che Kinh độ: Vĩ độ Người điều tra Ngày điều tra St t Tên loài cây TT bụi Tổng số cây Số cây Cbq (cm) Hbp (m) Ghi chú Non TB Già 1 2 3 4 5 6 7 8 9 17 18 19 20 21 22 23 27

77

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC THÔN KHE NĂM

Stt Hạng mục Hiện tại 5 năm trước Ghi chú

Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %

1 Nước khe suối

2 Nước giếng đào

3 Nước giếng khoan

4 Khác (cụ thể...)

78

BIỂU THU THẬP THÔNG TIN NGUỒN NƢỚC THÔN KHE NĂM

Stt Họ và tên Nguồn nƣớc sử dụng Mục đích sử dụng Ghi chú

Nước giếng Nước từ khe

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

79

BẢNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG HỘ GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Tt Loại công việc

P hụ nữ (%) N am giới (%) T rẻ trai (%) T rẻ gái (%) Ôn g/bà (%) T huê mƣớn (%)

I. Sản xuất lâm nghiệp

1 Phát dọn thực bì

2 Ươm cây

3 Trồng cây

4 Tuần tra bảo vệ rừng

5 Xử lý vi phạm

6 Lấy củi

7 Chọn gỗ làm nhà

8 Thu hái lâm sản

9 Bắt ong

II. Sinh sản và nuôi dưỡng

1 Nấu ăn

2 Trông nom trẻ nhỏ

3 Tắm rửa, cho con ăn

4 Giặt giũ

5 Dạy con học

6 Chăm sóc người già

III. Quản lý, quyết định trong gia đình

1 Chi tiêu hàng ngày

2 Mua sắm vật dụng trong gia đình

3 Làm nhà cửa

4 Cơ cấu cây trồng

80 6 Bán sản phẩm lâm nghiệp (bạch đàn) 7 Bán sản phẩm nông nghiệp (lúa, ngô..) 8 Bán sản phẩm chăn nuôi (lợn, gà..) IV. Cộng đồng 1 Vệ sinh ngõ xóm 2 Họp thôn 3 Kênh mương 4 Làm đường xá 5 Công trình phúc lợi (nhà trẻ, nhà văn hoá, …) 6 Phòng cháy/chữa cháy

81

TIẾP CẬN VÀ KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN LỢI ÍCH

Nội dung

Phụ nữ Nam giới

Biết Bàn bạc Quyết định Biết Bàn bạc Quyết định Sử dụng đất rừng (trồng dặm

các loài cây)

Phát triển chăn nuôi

Quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ xanh)

Máy móc sản xuất

Vốn tín dụng/ vay

Sử dụng nguồn vốn của Gia đình

Giáo dục/ đào tạo/ tập huấn/ họp

Các hoạt động/ lợi ích cộng đồng

Thông tin kinh tế- xã hội

Tập huấn/đào tạo

Chuyển nhượng quyền thừa kế

Dựng vợ, gả chồng cho con

Tham gia hội hè/lễ hội

Việc liên quan đến họ tộc

Việc đồng áng

Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ

82

Chi tiêu trong gia đình

Hoạt động đối nội, đối ngoại

Thông tin

83 LỊCH THỜI VỤ Stt Nội dung Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 I. Thời tiết 1 Mưa lớn/lụt 2 Nắng/hạn 3 Sương muối 4 Rét đậm/hại 5 Gió mùa

II. Cây nông nghiệp

1 Lúa 2 Ngô 3 Lạc 4 Khoai lang 5 Sắn 6 Khoai tây 7 Khoai sọ 8 Đậu tương 9 Đậu xanh 10 Chè

III. Cây lâm nghiệp

1 Lim 2 Giổi 3 Mỡ 4 Cồng 5 Keo 6

IV. Cây ăn quả

1 Cam

84

3 Xoài

4 Hồng

5

BIỂU THU THẬP CƠ CẤU NHÓM TUỔI TRONG THÔN KHE 5 Stt Tuổi / năm Nam Nữ Tổng số Ghi chú 1 <10

2 11-14

3 15-60

4 60-64

Một phần của tài liệu Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)