Quá trình hình thành, phát triển rừng thôn Khe Năm qua các giai đoạn

Một phần của tài liệu Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 39)

3.2.2.1. Giai đoạn năm 1977 trở về trƣớc

Toàn bộ diện tích rừng Khe Năm đều thuộc Lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh quản lý, bảo vệ và khai thác. Phần lớn người dân địa phương sống trong khu vực lúc bấy giờ đều là công nhân của Lâm trường hay là người nhà của những công nhân này. Ngoài những thành viên sống trong khu lán trại của Lâm trường còn có khoảng 40 hộ sinh sống độc lập bên ngoài. Những hộ này đều là công nhân của

Lâm Trường ở tách ra sau khi xây dựng gia đình. Hiện nay, địa điểm khu lán trại trước đây được quy hoạch và xây dựng thành Hội quán thôn hay chính là Nhà văn hóa thôn Khe Năm.

Hiện trạng rừng tự nhiên tại khu vực thôn Khe Năm lúc này bị tác động khá mạnh bởi chủ trương, chính sách của Nhà nước cho phép Lâm trường khai thác gỗ tự nhiên để xây dựng, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh. Ông Phạm Bá Minh trưởng thôn Khe Năm chia sẻ:

“Thời bấy giờ từng đoàn xe nối đuôi nhau chở rất nhiều gỗ vận chuyển qua con đường chính của thôn Khe Năm bây giờ. Các loài cây gỗ chủ yếu khai thác trong khu vực này là Lim, Táu, Kiền Kiền, Giổi…Trong thôn lúc nào cũng nghe thấy tiếng máy, tiếng người rất nhộn nhịp”.

Cũng chính vì vậy rừng xung quanh thôn Khe năm bị phá nát và khai thác

kiệt quệ, nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

3.2.2.2. Giai đoạn 1986 - 1987

Hình thành xóm của Lâm trường: trong thôn có khoảng 60 hộ gia đình sinh sống, các hộ gia đình và các thành viên sống ở đây đã tự bầu tổ trưởng của xóm nhằm phụ trách, đôn đốc các hoạt động chung của xóm như ma chay, cưới hỏi hay các hoạt động khác. Hiện trạng rừng tại thời điểm này của thôn Khe Năm thay đổi khá nhiều so với trước đây vì diện tích rừng xung quanh thôn đang tái sinh và phát triển trở lại. Một số diện tích rừng nghèo được thay thế bằng rừng trồng như Giổi, Lim, Mỡ…Đối với những khu vực xa dân cư, khó chăm sóc Lâm trường đã quy hoạch thành vùng rừng tái sinh tự nhiên sau khai thác. Cùng lúc đó, các hộ là công nhân Lâm trường tách ra ở riêng đã tự khoanh nuôi các diện tích rừng liền kề với nhà để bảo vệ, chăm sóc và coi đó như rừng cá nhân của mình mặc dù Nhà nước chưa có quyết định cho phép.

3.2.2.3. Giai đoạn 1990-1991

Sát nhập thôn Khe Năm vào xã Sơn Kim: UBND xã Sơn Kim có văn bản chính thức sát nhập thôn Khe Năm vào cơ cấu hành chính của xã. Hệ thống quản lý

hành chính của thôn đã có Bí thư thôn, Xóm trưởng và các Ban liên quan để quản lý, hỗ trợ và phát triển thôn.

Từ năm 1990 đến nay thôn Khe Năm đã có 3 trưởng thôn là Ông Phan Trọng Mỵ (1990 - 2000), Ông Phan Văn Liêu (2000 - 2005), Ông Phạm Bá Minh (từ 2005 đến nay). Thời điểm này tại một số diện tích đất rừng gần khu dân cư đang được người dân tiếp tục tự khoanh nuôi bảo vệ với mục đích cung cấp củi đun, ổn định nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp. Phần lớn khu vực này đang trong giai đoạn tái sinh phục hồi sau khai thác và một số hộ có trồng xen một số loài cây bản địa như Lim, Giổi, Cồng…

3.2.2.4. Giai đoạn 1992-1993

Thực hiện Quyết định 327/QĐ-CP năm 1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 327/CT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Với quyết định này, trong thôn đã có 15 hộ được khoán bảo vệ rừng. Các hộ được nhận khoán bảo vệ rừng đều là cán bộ của các Lâm trường. Phần lớn diện tích rừng nhận khoán bảo vệ thời điểm đó chính là diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ dân đã tự khoanh nuôi bảo vệ từ những năm trước đó. Thời kỳ này, rừng tái sinh khá nhanh với tập đoàn các loài cây bản địa như Lim, Táu, Giổi…Một số hộ cũng đã tự trồng bổ sung một số cây bản địa như Cồng vào các vùng đất trống được giao. Lúc này nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng rất hạn chế do bị ảnh hưởng bởi các tác động quá mức lên khu rừng nơi người dân lấy nước để sinh hoạt.

3.2.2.5. Giai đoạn năm 2002 đến nay

Giao đất lâm nghiệp và liên kết hộ gia đình để quản lý bảo vệ rừng. Cuối năm 2002, 15 hộ trong thôn Khe Năm trước đây đã được khoán bảo vệ theo Quyết định 327/QĐ-CP năm 1992 đã chính thức được giao 90,12 ha diện tích đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP. Diện tích đất lâm nghiệp được giao nằm trọn trong diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ được khoán bảo vệ từ năm 1993. Chương trình giao đất lâm nghiệp do Trung tâm TEW cùng phối kết hợp với UBND huyện Hương Sơn thực hiện. Trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhiều hộ gia đình có nhiều sáng kiến tác động khác nhau như trồng dặm các loài cây bản địa

vào diện tích đất trống, phát bỏ các diện tích tre, nứa ở phía chân rừng giáp ranh với khu vực chuồng trại, nhà ở để trồng Keo hay trồng các loài cây khác như Cồng, Mỡ…Bên cạnh đó, công tác quản lý bảo vệ rừng được các hộ gia đình quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Việc liên kết thành nhóm hộ gia đình để cùng phối kết hợp với các hộ khác trong thôn, với cấp chính quyền, ban ngành địa phương trong công tác thực thi các chính sách, các quy định liên quan đến rừng cũng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc.

Năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai. Nghị định này ra đời thay thế Nghị định163/NĐ-CP và một số nghị định khác. Đến năm 2009 trong thôn Khe Năm đã có thêm 65 hộ được giao đất lâm nghiệp với tổng diện tích 249,91ha theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Phần lớn diện tích này là các diện tích rừng nghèo kiệt sau khai thác do Lâm trường Hương Sơn quản lý bảo vệ. Sau khi được giao đất, giao rừng một số hộ đã tiến hành trồng dặm cây bản địa, một số hộ để tái sinh tự nhiên và một số hộ khác trồng Keo. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không cho phép và đây là phần diện tích đất lâm nghiệp mới giao từ năm 2009 cho các hộ nên chưa có nhiều biến động về trữ lượng rừng vì vậy, tác giả không tiến hành nghiên sâu mà chỉ tập trung vào phần đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình từ năm 2002 theo Nghị định 163/NĐ-CP.

3.3. Trạng thái và chất lƣợng rừng giao cho 15 hộ gia đình theo Nghị định 163/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)