Vai trò của rừng và quá trình hình thành, phát triển rừng thôn Khe Năm qua các

Một phần của tài liệu Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 38)

qua các giai đoạn

3.2.1. Vai trò của rừng đối với ngƣời dân Khe Năm

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều điều hóa khí hậu (tạo oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gío bão, chống xói mòn đất,…) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, rừng còn giữa vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loài động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,…ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và anh ninh quốc phòng. Với người dân Khe Năm rừng của các Nhóm hộ gia đình đã và đang quan lý bảo có vai trò rất quan trọng với cộng đồng người dân nơi đây.

Đối với môi trƣờng

Rừng Khe Năm có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu của Thôn thông qua việc giảm nhiệt chiếu từ mặt trời xuống toàn thôn và làm mát không khí. Điều này người dân Khe Năm cảm nhận rất rõ bởi các nóng oi bức của gió mùa Tây-Nam (người dân nơi đây gọi là Gió Lào). Hàng năm cứ bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch ở những nơi đất trống, không có rừng của huyện Hương Sơn nhiệt độ lên rất cao tới hơn 400

C và kèm theo là gió cấp 6, cấp 7 đặc biệt là những nơi giáp với nước bạn Lào thì sức nóng và gió càng mạnh hơn. Với người dân Khe Năm nhờ bảo vệ được rừng, có được nguồn nước nên đã hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ gió Lào mang đến. Theo người dân sống trong thôn chia sẻ vào mùa nắng gắt nhất nhiệt độ ở đây cũng chỉ 38-390C nhưng bù lại không khí lại mát hơn nơi khác do có rừng xung quanh che phủ làm giảm độ nóng, có nguồn nước tự chảy từ các khe trong rừng quyện vào các cơn gió giúp điều hòa tốt khí hậu đối với thôn Khe Năm.

Đất đai

Rừng mất đất thì kiệt, đất kiệt thì rừng cũng suy vong. Ở những nơi rừng bị phá hủy thì đất dần bị thoái hóa diễn ra mãnh liệt và nhanh chóng, khiến cho các vùng đất này hình thành khu đất trống, đồi trọc, trơ sỏi đá, mất dần tính giữ nước, độ chua tăng

cao, thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến các sinh vật. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi cũng diễn ra nhanh, đất không còn độ bám dễ bị sạt lở. Với thôn Khe Năm thì điều đó rất ít xảy ra. Nhờ công tác bảo vệ rừng tốt mà đất rừng ở đây có độ phì nhiêu cao. Điều đó được thể hiện thông qua chỉ số trồng và thu hoạch Keo của các hộ gia đình. Từ năm 2002 đến nay, có hộ gia đình đã thu hoạch được 3 lứa Keo và cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Kết quả này có được là nhờ giữ được rừng ở trên cao, nhờ giữ được rừng nên hạn chế hiện tượng bào mòn, sạt lở, nhất là ở những nơi có địa hình dốc, lớp đất mặt không giữ được hệ thống vi sinh vật và các khoáng chất hữu cơ có trong đất. Chính vì thế mà cây rừng, cây trồng ở thôn Khe Năm ngày càng tươi tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình và cộng đồng sống trong thôn.

Bảo vệ nguồn nƣớc, chống lũ lụt, giảm ô nhiễm môi trƣờng

Một vai trò không kém phần quan trọng của rừng thôn Khe Năm là điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt, tăng lượng nước ngầm, hạn chế hiện tượng lắng đọng, dòng sông, lòng hồ. Một minh chứng cho thấy vùng Hương Sơn là vùng hay bị ảnh hưởng của lũ lụt của tỉnh Hà Tĩnh như trận lụt lịch sử năm 2002 và năm 2013 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và tài sản. Tuy nhiên, với người dân thôn Khe Năm lại ít bị ảnh hưởng bởi những tác động này. Điều này, phần nào chứng tỏ việc bảo vệ rừng tốt sẽ hạn chế được những thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài ra rừng Khe Năm còn cung cấp các loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng cho con người trong nhiều lĩnh vực như: Thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ nội thất, dược liệu, nghiên cứu khoa học,…

3.2.2. Quá trình hình thành, phát triển rừng thôn Khe Năm qua các giai đoạn 3.2.2.1. Giai đoạn năm 1977 trở về trƣớc 3.2.2.1. Giai đoạn năm 1977 trở về trƣớc

Toàn bộ diện tích rừng Khe Năm đều thuộc Lâm trường Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh quản lý, bảo vệ và khai thác. Phần lớn người dân địa phương sống trong khu vực lúc bấy giờ đều là công nhân của Lâm trường hay là người nhà của những công nhân này. Ngoài những thành viên sống trong khu lán trại của Lâm trường còn có khoảng 40 hộ sinh sống độc lập bên ngoài. Những hộ này đều là công nhân của

Lâm Trường ở tách ra sau khi xây dựng gia đình. Hiện nay, địa điểm khu lán trại trước đây được quy hoạch và xây dựng thành Hội quán thôn hay chính là Nhà văn hóa thôn Khe Năm.

Hiện trạng rừng tự nhiên tại khu vực thôn Khe Năm lúc này bị tác động khá mạnh bởi chủ trương, chính sách của Nhà nước cho phép Lâm trường khai thác gỗ tự nhiên để xây dựng, phục hồi và phát triển kinh tế đất nước sau chiến tranh. Ông Phạm Bá Minh trưởng thôn Khe Năm chia sẻ:

“Thời bấy giờ từng đoàn xe nối đuôi nhau chở rất nhiều gỗ vận chuyển qua con đường chính của thôn Khe Năm bây giờ. Các loài cây gỗ chủ yếu khai thác trong khu vực này là Lim, Táu, Kiền Kiền, Giổi…Trong thôn lúc nào cũng nghe thấy tiếng máy, tiếng người rất nhộn nhịp”.

Cũng chính vì vậy rừng xung quanh thôn Khe năm bị phá nát và khai thác

kiệt quệ, nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

3.2.2.2. Giai đoạn 1986 - 1987

Hình thành xóm của Lâm trường: trong thôn có khoảng 60 hộ gia đình sinh sống, các hộ gia đình và các thành viên sống ở đây đã tự bầu tổ trưởng của xóm nhằm phụ trách, đôn đốc các hoạt động chung của xóm như ma chay, cưới hỏi hay các hoạt động khác. Hiện trạng rừng tại thời điểm này của thôn Khe Năm thay đổi khá nhiều so với trước đây vì diện tích rừng xung quanh thôn đang tái sinh và phát triển trở lại. Một số diện tích rừng nghèo được thay thế bằng rừng trồng như Giổi, Lim, Mỡ…Đối với những khu vực xa dân cư, khó chăm sóc Lâm trường đã quy hoạch thành vùng rừng tái sinh tự nhiên sau khai thác. Cùng lúc đó, các hộ là công nhân Lâm trường tách ra ở riêng đã tự khoanh nuôi các diện tích rừng liền kề với nhà để bảo vệ, chăm sóc và coi đó như rừng cá nhân của mình mặc dù Nhà nước chưa có quyết định cho phép.

3.2.2.3. Giai đoạn 1990-1991

Sát nhập thôn Khe Năm vào xã Sơn Kim: UBND xã Sơn Kim có văn bản chính thức sát nhập thôn Khe Năm vào cơ cấu hành chính của xã. Hệ thống quản lý

hành chính của thôn đã có Bí thư thôn, Xóm trưởng và các Ban liên quan để quản lý, hỗ trợ và phát triển thôn.

Từ năm 1990 đến nay thôn Khe Năm đã có 3 trưởng thôn là Ông Phan Trọng Mỵ (1990 - 2000), Ông Phan Văn Liêu (2000 - 2005), Ông Phạm Bá Minh (từ 2005 đến nay). Thời điểm này tại một số diện tích đất rừng gần khu dân cư đang được người dân tiếp tục tự khoanh nuôi bảo vệ với mục đích cung cấp củi đun, ổn định nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho nông nghiệp. Phần lớn khu vực này đang trong giai đoạn tái sinh phục hồi sau khai thác và một số hộ có trồng xen một số loài cây bản địa như Lim, Giổi, Cồng…

3.2.2.4. Giai đoạn 1992-1993

Thực hiện Quyết định 327/QĐ-CP năm 1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 327/CT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước. Với quyết định này, trong thôn đã có 15 hộ được khoán bảo vệ rừng. Các hộ được nhận khoán bảo vệ rừng đều là cán bộ của các Lâm trường. Phần lớn diện tích rừng nhận khoán bảo vệ thời điểm đó chính là diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ dân đã tự khoanh nuôi bảo vệ từ những năm trước đó. Thời kỳ này, rừng tái sinh khá nhanh với tập đoàn các loài cây bản địa như Lim, Táu, Giổi…Một số hộ cũng đã tự trồng bổ sung một số cây bản địa như Cồng vào các vùng đất trống được giao. Lúc này nguồn nước cung cấp cho các hộ gia đình cũng rất hạn chế do bị ảnh hưởng bởi các tác động quá mức lên khu rừng nơi người dân lấy nước để sinh hoạt.

3.2.2.5. Giai đoạn năm 2002 đến nay

Giao đất lâm nghiệp và liên kết hộ gia đình để quản lý bảo vệ rừng. Cuối năm 2002, 15 hộ trong thôn Khe Năm trước đây đã được khoán bảo vệ theo Quyết định 327/QĐ-CP năm 1992 đã chính thức được giao 90,12 ha diện tích đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP. Diện tích đất lâm nghiệp được giao nằm trọn trong diện tích đất lâm nghiệp mà các hộ được khoán bảo vệ từ năm 1993. Chương trình giao đất lâm nghiệp do Trung tâm TEW cùng phối kết hợp với UBND huyện Hương Sơn thực hiện. Trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhiều hộ gia đình có nhiều sáng kiến tác động khác nhau như trồng dặm các loài cây bản địa

vào diện tích đất trống, phát bỏ các diện tích tre, nứa ở phía chân rừng giáp ranh với khu vực chuồng trại, nhà ở để trồng Keo hay trồng các loài cây khác như Cồng, Mỡ…Bên cạnh đó, công tác quản lý bảo vệ rừng được các hộ gia đình quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Việc liên kết thành nhóm hộ gia đình để cùng phối kết hợp với các hộ khác trong thôn, với cấp chính quyền, ban ngành địa phương trong công tác thực thi các chính sách, các quy định liên quan đến rừng cũng được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc.

Năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật đất đai. Nghị định này ra đời thay thế Nghị định163/NĐ-CP và một số nghị định khác. Đến năm 2009 trong thôn Khe Năm đã có thêm 65 hộ được giao đất lâm nghiệp với tổng diện tích 249,91ha theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Phần lớn diện tích này là các diện tích rừng nghèo kiệt sau khai thác do Lâm trường Hương Sơn quản lý bảo vệ. Sau khi được giao đất, giao rừng một số hộ đã tiến hành trồng dặm cây bản địa, một số hộ để tái sinh tự nhiên và một số hộ khác trồng Keo. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không cho phép và đây là phần diện tích đất lâm nghiệp mới giao từ năm 2009 cho các hộ nên chưa có nhiều biến động về trữ lượng rừng vì vậy, tác giả không tiến hành nghiên sâu mà chỉ tập trung vào phần đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình từ năm 2002 theo Nghị định 163/NĐ-CP.

3.3. Trạng thái và chất lƣợng rừng giao cho 15 hộ gia đình theo Nghị định 163/NĐ-CP.

3.3.1. Thời điểm năm 2002

Tại thời điểm giao có 15 hộ tại thôn Khe Năm được giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP với tổng diện tích là 90,12ha nằm gọn trong tiểu khu 51 với thời hạn giao quản lý bảo vệ là 50 năm. Trong quá trình giao đất lâm nghiệp các hộ tự xác định ranh giới các diện tích rừng mà hộ gia đình đang quản lý, bảo vệ, tự giải quyết các xung đột, vướng mắc. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ, tư vấn tổ chức của chính quyền huyện Hương Sơn, xã Sơn Kim và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Năng lực Phụ nữ Dân tộc (TEW) nên quá trình giao đất gắn với giao rừng tại thôn Khe Năm diễn ra nhanh và thuận lợi.

Một yếu tố có ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến hiệu quả của hoạt động GĐGR thôn Khe Năm, đó là phần lớn diện tích đất lâm nghiệp giao năm 2002 đều nằm trong diện tích mà các hộ đã tự khoanh nuôi, bảo vệ theo hướng tự phát trước đó (trước cả Quyết định 327/CT năm 1992) vì vậy, diện tích và trạng thái đất lâm nghiệp khi giao cho các hộ có sự chênh lệch và khác nhau khá lớn. Có những hộ được giao diện tích đất lâm nghiệp khá nhiều ngược lại có những hộ lại được giao rất ít. Bên cạnh đó trạng thái đất lâm nghiệp có rừng khi giao giữa các hộ cũng khác nhau có những hộ được giao rừng trạng thái là IA, IB là đất trảng cỏ, cây bụi nhưng có những hộ ở trạng thái IIB, IIIA1 + N là trạng thái rừng trung bình hay có nhiều cây gỗ. Điển hình hộ được giao nhiều nhất là hộ Ông Trần Ngọc Lâm với tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao là 23,8ha, trong khi hộ gia đình Ông Phạm Quang Đề chỉ được nhận 0,12ha. Diện tích đất lâm nghiệp khi giao cho các hộ gia đình dựa vào thực trạng đất, rừng hộ gia đình đang quản lý theo Quyết định 327/QĐ-CP.

Do diện tích đất lâm nghiệp giao cho các hộ chênh lệch như vậy đã tác động không nhỏ đến phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từng hộ gia đình. Với những hộ gia đình có nhiều đất rừng họ có thể phân chia thành các khu vực khác nhau để khoanh nuôi, bảo vệ như khu vực rừng tái sinh, khu vực rừng trồng, bãi chăn thả… còn đối với những hộ gia đình có diện tích rừng nhỏ thì sự lựa chọn ít hơn trong việc phát triển mô hình kinh tế rừng, như hộ gia đình Ông Đề chỉ khoanh nuôi để thả Gà, trồng Chè và trồng một ít cây Keo.

Trạng thái rừng khi giao cho các hộ gia đình cũng rất khác nhau và tập trung ở 8 trạng thái như IA, IIA, IIIA1+ Nứa, NIIA, IB, IIB, Keo II và Mỡ II. Có những hộ gia đình có tới 5 trạng thái rừng, như hộ gia đình Bà Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Thị Thìn nhưng cũng có hộ gia đình chỉ có 1 trạng thái rừng duy nhất, như hộ gia đình Bà Nguyễn Thị Hường, Trần Thị Huy. Tại thời điểm giao đất giao rừng năm 2002, một số hộ đã bắt đầu tác động vào các diện tích rừng mình đang quản lý, bảo vệ bằng cách trồng bổ sung cây bản địa và một số cây lâm nghiệp ngắn ngày như cây Keo.

Bảng 3.1: Danh sách, diện tích, loại đất lâm nghiệp khi giao cho các hộ thôn Khe Năm năm 2002

STT Tên hộ Diện tích

(m2) Loại đất lâm nghiệp Chú thích ký hiệu

1 Nguyễn Thị Đào/Nguyễn Ngọc Lâm 238,800 IIA, IB, NIIA, IIIA1 + Nứa, Keo II

- IA: Đất trảng cỏ

- IIA: Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh đều tuổi.

- IIIA1+Nứa: Rừng bị khai thác kiệt quệ, còn sót lại 1 số cây to nhưng phẩm chất xấu, nhiều tre, nứa.

- IB: Đất cây bụi.

- IIB: Rừng non phục hồi trên trảng cây bụi (sau khai thác kiệt) mật độ cây gỗ > 1000 cây/ha, với đường kính > 10 cm.

- NIIA: Phục hồi sau khai thác có nhiều nứa.

- Keo II: Đất trồng Keo 2 tuổi.

- Mỡ II: Đất trồng Mỡ 2 tuổi.

2 Lê Thị Hiền/Lưu Trọng Mỵ 78,800 IIA, IIIA1 + Nứa, Keo II 3 Hà Thị Xuân/Nguyễn Trọng Hiệp 14,000 IIB

4 Trần Thị Nga/Nguyễn Công Tuân 99,600 IIA, IIIA1 + Nứa, Keo II 5 Bùi Thị Hương/Lưu Trọng Bắc 2,800 IIA, Keo II

6 Phạm Thị Thanh/Lê Hồng Cư 89,600 IIA, IIIA1 + Nứa, NIIA, Keo II

7 Nguyễn Thị Thìn/Nguyễn Minh Lợi 112,400 IIA, IB, IIIA1+Nứa, NIIA, Keo II 8 Nguyễn Thị Loan/Nguyễn Thanh Vinh 23,600 IIB

9 Trần Thị Xanh/Phạm Quang Đề 1,200 IIB

Một phần của tài liệu Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)