thí nghiệm
Tiêu tốn năng lượng trao đổi và Protein cho 1 kg tăng khối lượng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả
chăn nuôi. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tính toán hai chỉ tiêu này trên cơ sở các số liệu thu đực về tiêu thụ thức ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn và kết quả tăng khối lượng. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.12.
Bảng 2.12. Tiêu tốn protein (g) và tiêu tốn NLTĐ (kcal)/kg tăng khối lượng
STT Diễn giải Số lượng
(con) Tiêu tốn protein (g) Tiêu tốn
ME (Kcal) 1 Tháng thứ 1 30 330 5.643,3 2 Tháng thứ 2 30 354 6.052,8 3 Tháng thứ 3 30 432 7.395,4 4 Tháng thứ 4 30 509 8.715,7 5 Trung bình 30 406 6.951,8
Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy: Tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng cũng tăng dần theo tháng nuôi, tương tự như tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng. Ở tháng thứ nhất, để sản xuất 1 kg tăng khối lượngchỉ cần cung cấp 5.643,3 kcal năng lượng trao đổi và 330 g protein; nhưng đến tháng thứ 4 cần tới 8.715,7 Kcal và 509 g protein.
Do vậy, để tiết kiệm năng lượng, protein và chi phí thức ăn cần rút ngắn thời gian nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs (1995) [17], mức protein thích hợp trong khẩu phần của lợn lai F3 7/8 máu ngoại nuôi thịt là 180g, 160g và 140g/kg thức ăn ở dạng khô không khí tương ứng với các giai
đoạn sinh trưởng từ 15 - 35 kg, 36 - 65 kg và 66 - 100 kg. Khi nâng mức năng lượng của khẩu phần từ 2.800 Kcal ME lên 3.000 Kcal/kg TĂ không những không làm tăng mức độ sinh trưởng mà còn làm cho lợn tích luỹ nhiều mỡ
hơn. Vậy mức ME 2800 Kcal/kg TĂ ở dạng khô không khí là phù hợp để
2.4.3.4. Chi phí thức ăn/kg khối lượng lợn
Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng quyết định giá thành sản phẩm vì chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí sản xuất. Trên cơ sở kết quả
về tiêu tốn thức ăn và giá thức ăn, chúng tôi tính được chi phí thức ăn. Kết quả tính toán được trình bày ở bảng 2.13.
Bảng 2.13. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Kết quả
1 Tổng KL thức ăn tiêu thụ Kg 4.769,5 2 Tổng chi phí thức ăn Đồng 58.900.000 3 Tổng KL lợn tăng trong kỳ TN Kg 2.119,5 4 Chi phí thức ăn/kg tăng KL Đồng 27.200
Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy: Mặc dù tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng không cao, trung bình chỉ có 2,07 kg nhưng do giá thức ăn rất cao nên chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng rất cao, lên tới 27.200 đ.
2.4.3.5. Sơ bộ hạch toán sản xuất trực tiếp của đàn lợn thí nghiệm
Đểđánh giá hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất, trên cơ sở các số
liệu thu được về các loại chi phí cơ bản và thu do bán sản phẩm, chúng tôi tiến hành sơ bộ hạch toán thu, chi. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Sơ bộ hạch toán sản xuất
Thu chi Chỉ tiêu ĐVT Số
lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) Chi Tổng khối lượng giống Kg 221,1 50.000 11.055.000 Tổng khối lượng TA tiêu thụ Kg 4.769,5 12.000 58.900.000 Thú y Đồng 410.000 Điện, nước Đồng 1.200.000 Công lao động (người/tháng) 0,5 3.000.000 1.500.000
Tổng chi 73.065.000
Thu Tổng khối lượng lợn xuất bán Kg 2.119,5 40.000 84.780.000
Qua kết quảở bảng 2.14, chúng ta thấy: Mặc dù, các chỉ tiêu về kỹ thuật (sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn) khá tốt, song do giá thức ăn cao và giá bán sản phẩm còn thấp nên kết quả cuối cùng là lợi nhuận thu được chưa cao.
Trong tất cả các khoản chi phí thì khoản chi thức ăn là cao nhất, sau đó
đến tiền mua con giống. Ngoài ra, giá cả thu mua thịt lợn hơi của thị trường xuống thấp còn giá cám lại tăng khá cao, điều này gây bất lợi cho người chăn nuôi.
Do vậy, trong chăn nuôi lợn hiện nay để không bị thua lỗ và có lãi ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như: Giống, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, thú y; cần được đặc biệt quan tâm vấn đề thị trường.
2.5. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn lai nuôi thịt (♂
Yorkshire x ♀ Landrace) và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại chăn nuôi của gia đình ông Hà Văn Đoàn, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Lợn lai nuôi thịt (♂ Yorkshire x ♀ Landrace) trong điều kiện chăn nuôi trang trại ởđịa phương có năng suất sinh trưởng cao.
+ Khối lượng lợn sau 4 tháng nuôi đạt 78,02 kg.
+ Tăng khối lượng bình quân ở giai đoạn nuôi thịt đạt 588,8 g/con/ngày. - Chăn nuôi lợn thịt (♂ Yorkshire x ♀ Landrace) theo hình thức công nghiệp quy mô trại nông hộ cho hiệu quả sản xuất tương đối cao.
+ Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng ở giai đoạn nuôi thịt là 2,07 kg. + Tiêu tốn năng lượng trao đổi và protein cho 1 kg tăng khối lượng lần lượt là 6.951,8 Kcal và 406 g.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là khó khăn về thị
trường nên trong thời gian vừa qua, lợi nhuận thu được còn thấp.
Có thể khẳng định, việc phát triển mô hình chăn nuôi trang trại là hướng
đi đúng đắn đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, tận dụng được nguồn lực tại chỗ về đất đai, thức ăn và lao động, tạo công ăn việc làm, từng bước xoá bỏ tập quán chăn nuôi lạc hậu, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
2.6. Tồn tại và đề nghị
2.6.1. Tồn tại
Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài mới chỉ thực hiện được trên ở
phạm vi một trại với số lượng lợn hạn chế, nên các kết quả thu được mới chỉ
là bước đầu, các kết luận đưa ra mới chỉ là sơ bộ. Đề tài cần được tiếp tục ở
quy mô lớn hơn.
2.6.2. Đề nghị
Chăn nuôi theo quy mô trang trại là hướng đi tất yếu của ngành chăn nuôi hiện đại, giảm thiểu dịch bệnh, tránh ô nhiễm môi trường.
Việc thực hiện các mô hình chăn nuôi lợn là sự cụ thể hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, việc áp dụng chăn nuôi theo phương pháp bán công nghiệp hay công nghiệp đòi hỏi chi phí một lượng lớn vốn đầu tư xây dựng trang trại và con giống cũng như thức ăn chăn nuôi, thực hiện nghiêm các yêu cầu trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh. Chính vì vậy việc chăn nuôi theo hướng trang trại nông hộ đòi hỏi người chăn nuôi phải có sự tính toán chặt chẽđểđảm bảo hiệu quả sản xuất.
Có thể nói phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa là hướng đi thích hợp. Địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền và chỉ đạo các hộ chăn nuôi đưa vào sản xuất những vật nuôi mới, phương thức chăn nuôi an toàn; quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, hình thành mối liên kết "4 nhà", khuyến khích người chăn nuôi mở rộng sản xuất giúp người nông dân huyện Phổ Yên nói chung và xã Hồng Tiến nói riêng làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
1. Đình Hồng Luận, (1979), Kết quả nghiên cứu giống lợn Landrace và Đại Bạch của Viện Chăn Nuôi, Nxb Nông nghiệp.
2. Lê Hồng Mận (2000), Kỹ thuật nuôi lợn thịt và phòng trị một số bênh ở lợn, Nxb Lao Động Xã Hội.
3. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc, Giáo trình giảng dạy ở các trường Đại học Nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp.
4. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn
Phùng (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
6. Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn nái của Cục Khuyến nông, (tháng 4 năm 1994), Nxb Lao động Xã hội.
7. Phan Đình Thắm (1996), Giáo trình chăn nuôi lợn (dành cho cao học), trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
8. Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt, Phạm Sỹ
Lăng (1996), Chăn nuôi gia đình và trang trại, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Vũ Trọng Hốt, Nguyễn Duy Hoan
(1998), Chăn nuôi lợn (Giáo trình sau Đại học), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
10. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Phạm Nhật Lệ, Hoàng Thị Phi Phượng
và CTV (1999), "Khả năng cho thịt của lợn lai 7/8 máu ngoại + 1/8 máu lợn Móng Cái ở 2 công thức lai đực LR x nái [LR (ĐB x MC)] và LR x
nái [LR x (LR x MC)]", Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế.
11. Nguyễn Thiện, Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt (2005), Chăn nuôi lợn hướng nạc ở gia đình và trang trại,
12. Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Thiện, (2005), “Kết quả nghiên cứu về chăn nuôi gia súc trong 20 năm qua và hướng phát triển nghiên cứu trong thời gian tới”,
Khoa học công nghệ và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, tập 2, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN 2 - 39 - 77 (1997).
15. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN 2 - 40 – 77 (1997)
16. VũĐình Tôn, Phan Văn Trung, Nguyễn Văn Duy, (2008) “Kết quả nuôi vỗ béo, chất lượng thân thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn lai 3 giống Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) trong điều kiện nông hộ”. Tạp chí khoa học & PT 2008: Tập VI, số 1, tr 56-61.
17. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Ngợi, Nguyễn Khánh Quắc, Phùng Thị Vân và cộng tác viên (1995), “Nghiên cứu ảnh hưởngcủa hàm lượng, năng lượng trao đổi và Protein trong khẩu phần và chế độ nuôi dưỡng khác nhau đến sinh trưởng và phẩm chất thịt của lợn lai F3 7/8 máu ngoại“. Kết quả nghiên cứu khoa hoc kỹ thuật chăn nuôi, Viện chăn nuôi Quốc gia, NXB Nông nghiệp.
II. Tài liệu dịch
18. Erick. R, William (1996), Các nguyên lý di truyền và áp dụng. Pork
Industry Handbook, Hà Nội.
19. Erick. R Cleveland và cộng sự, (2000), “Các nguyên lý di truyền và áp dụng” trong cuốn cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, người dịch Lê Quang Thông, Nxb Nông nghiệp.
20. William Tahl Schewede, Christians, Rodge K. Johnson, O.W. Robison
(1996), Các hệ thống lai trong chăn nuôi thương phẩm, Pork Industry
III. Tài liệu nước ngoài
21. Hazel .L.N, M.L Baker, C.F. Reinmiller "Genetic and environmental
correlation between the growthrate of pigs at diffirent ages” journal of
animal science 1943. PP 118 - 128.
22. Pavlik. J, Hrent. E, Pulk. Ralek. J. Pig news and information 1989, 10.
PP357.
III. Tin từ mạng
23. BộCôngThương,(2011),http://www.profeed.vn/index.php?option=com_c ontent&view=article&id=591:tht-ln-nhp-khu-tng-mnh& catid=48:gia- suc-gia-cam&Itemid=111.
24. Đỗ Kim Tuyên, Cục Chăn nuôi, (2010),
http://www.vcn.vnn.vn/Main.aspx?MNU=940&Style=1&ChiTiet=11266 &search=XX_SEARCH_XX.
25. Đỗ Kim Tuyên (2010), Tình hình chăn nuôi trên thế giới và khu vực, Cục chăn nuôi, http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=11266.
26. Hoàng Trọng Phán, Giáo trình Cơ sở di truyền chọn giống,
http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/cong-nghe-sinh- hoc/1956-uu-the-lai.html.
27. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 10/2008/QĐ-TTg),
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO KHÓA LUẬN
Ảnh 1: Chuồng lợn nái hậu bị, lợn nái chửa, lợn đực giống và chuồng lợn nái nuôi con
Ảnh 2: Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa, có sân vận động
Ảnh 7: Lợn con bi mắc bệnh phân trắng