Việt Nam là một trong những nước nông nghiệp đang có xu hướng phát triển đi lên, đặc biệt là trong ngành chăn nuôi.
Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO, năm 2000, ở Việt Nam có 18,06 triệu con, đứng thứ 7 trên thế giới sau các nước: Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha, đứng hàng đầu các nước Đông Nam Á và
đứng thứ hai ở Châu Á.
Theo niên giám thống kê của Tổng cục thống kê (01/10/2012), đàn lợn cả nước có 26,5 triệu con, giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm 2011. Đàn nái có 4,0 triệu con, giảm 0,5%, tổng sản lượng thịt hơi tăng 2%.
Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển đáng phấn khởi. Thống kê sơ bộ của Cục Khuyến nông - Khuyến lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 01/4/2013 đàn lợn nước ta có 27,6 triệu con.
Về sản lượng thịt lợn, trong các năm qua sản lượng thịt lợn tăng rất nhanh, từ 2,51 triệu tấn (2006) đã tăng lên 3,04 triệu tấn vào năm (2011). Hiện nay, chăn nuôi lợn cung cấp khoảng 76% nhu cầu về thịt cho người tiêu dùng trong nước (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [4].
Chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những tiến bộ đáng kể trong công tác giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng. Để cải tiến giống lợn, nước ta đã nhập các giống lợn ngoại có năng suất, chất lượng sản phẩm cao như: Đại Bạch từ
Liên Xô (cũ) năm 1968, Landrace từ Trung Quốc năm 1970, Yorkshire từ Cu Ba năm 1981, Duroc từ năm 1978. Trong các năm về sau đã nhập các giống lợn như: Duroc, Pietrain, Yorkshire, Landrace… từ nhiều nước khác nhau như
Nhật, Bỉ, Anh, Pháp, Canada, Mỹ… nhằm làm tươi máu các giống lợn ngoại
Hiện nay, do nhu cầu thịt nạc ngày càng cao của nhân dân, việc nghiên cứu đưa vào nuôi đại trà các loại lợn lai có tỷ lệ máu ngoại cao hoặc giữa các giống lợn ngoại với nhau là một việc làm cần thiết và đã đạt được những tiến bộđáng kể (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [4].
Đinh Hồng Luận, (1979) [1] khẳng định: Lợn lai có khả năng tăng trưởng cao, từ 420 - 457 g/ngày, tiêu tốn 3 - 3,4 kg thức ăn/1kg tăng trọng.
Phát triển chăn nuôi trang trại là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát dịch bệnh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn.
Cả nước hiện có 17.721 trang trại chăn nuôi, tăng gấp 10 lần so với năm 2001, trong đó miền Nam chiếm 64,4% và miền Bắc 35,6%. Chăn nuôi trang trại phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới .
Chăn nuôi trang trại tạo khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, năng suất, hiệu quả chăn nuôi cao, từng bước kiểm soát được chất lượng sản phẩm, kiểm soát dịch bệnh. Chăn nuôi trang trại nông hộ tận dụng khai thác tiềm năng quỹ đất, nhất là các vùng đồi gò, đất trũng, đất hoang hoá; khai thác tiềm năng vốn có của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi công nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Với hơn 17.000 trang trại, bình quân sử dụng từ 4 - 10 lao động, đã giải quyết được hàng chục vạn lao động với mức thu nhập bình quân từ 1-2 triệu đ/người/tháng, là một hướng chuyển đổi kinh tế rất có hiệu quả trong nông nghiệp hiện nay.
Định hướng phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020:
Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.
Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong