Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại chăn nuôi Đoàn Hương ở xã Hồng Tiến, Huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 57)

Thông qua lượng thức ăn thu nhận hàng ngày, chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ đàn lợn, chất lượng thức ăn và trình độ chăm sóc,

nuôi dưỡng của con người. Khả năng thu nhận thức ăn của lợn phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, tuổi, tính chất khẩu phần ăn, loại thức ăn (thức ăn thơm ngon sẽ kích thích tính thèm ăn của lợn và ngược lại…) và điều kiện ngoại cảnh khác.

Để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của đàn lợn, chúng tôi đã tiến hành theo dõi lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của chúng và tiến hành tính toán. Kết quả được trình bày ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn ở các tháng nuôi (kg/con/ngày)

TT Diễn giải Số lượng

(con)

Lượng thức ăn tiêu thụ (kg)

X ± mx 1 Tháng thứ 1 30 0,49 ± 0,026 2 Tháng thứ 2 30 0,99 ± 0.029 3 Tháng thứ 3 30 1,56 ± 0,027 4 Tháng thứ 4 30 2,08 ± 0,034 5 Trung Bình 30 1,28 ± 0,029

Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy: Lượng thức ăn thu nhận của lợn tăng dần qua các tháng nuôi. Ở tháng nuôi thứ nhất, lượng thức ăn thu nhận chỉ đạt 0,49 kg do lúc này lợn còn nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng cho cả duy trì và sinh trưởng đều chưa cao, mặt khác sau cai sữa lợn đang dần làm quen với điều kiện sống mới. Càng về sau, lợn càng lớn lên, nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì càng cao, mặt khác càng về sau tốc độ sinh trưởng càng nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng tăng mạnh nên khả năng thu nhận thức ăn tăng lên theo thời gian. Đến tháng nuôi thứ 4. lượng thức ăn thu nhận bình quân /con/ngày đạt tới 2,08 kg.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt tại trại chăn nuôi Đoàn Hương ở xã Hồng Tiến, Huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)