3.3.1. Độ hữu hiệu các loài nấm trên sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm nghiệm
Kết quả được thể hiện qua bảng 3.5
Bảng 3.5. Độ hữu hiệu của các loài nấm trên sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm
T = 300C ; RH = 62% NGHIỆM
THỨC
Độ hữu hiệu (%)
3 NSKN 5 NSKN 7 NSKN 9 NSKN 12 NSKN
Pae 16,25ab 32,50ab 50,00bc 70,00b 86,25b
Ver 11,25b 25,00b 41,25c 58,75c 71,25c
Nr 18,75a 40,00a 62,50a 86,25a 92,50a
Na 15,00ab 32,50ab 51,25b 71,25b 85,00b
CV (%) 16,38 11,49 8,72 7,35 5,60
Mức ý nghĩa * * * * *
Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa phân tích thống kê bằng phép thử DUNCAN.
*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Từ kết quả bảng 3.5 ta thấy:
- Ở 3 NSKN và 5 NSKN, các nghiệm thức đã cho thấy hiệu lực của mình. Nghiệm thức Nr đạt hiệu lực cao nhất lần lượt ở 2 ngày là 18,75% - 40,00% và có khác biệt ý nghĩa 5% so với nghiệm thức Ver đạt 11,25% - 25,00%, hai nghiệm
25
thức còn lại là Na đạt 15,00% - 32,50% và Pae đạt 16,25% - 32,50% thì không có sự khác biệt thống kê với nhau và với Nr và Ver.
- 7 NSKN, Nr vẫn là nghiệm thức có hiệu lực tốt nhất đạt 62,50%. Nghiệm thức Ver hiệu lực có tăng từ 25,00% lên 41,25% tuy nhiên vẫn là nghiệm thức có hiệu lực thấp nhất. 2 nghiệm thức Ver đạt 41,25%, Pae đạt 50,00% không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê và đều cùng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với nghiệm thức Nr. Nghiệm thức Na đạt 51,25% có khác biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức Nr.
- 9 NSKN và 12 NSKN, độ hữu hiệu của các nghiệm thức vẫn tiếp tục tăng. Nr vẫn là nghiệm thức có hiệu lực tốt nhất đạt 86,25% ở 9 NSKN và 92,50% ở 12 NSKN. Ver vẫn là nghiệm thức thấp nhất với độ hữu hiệu lần lượt là 58,75%, 71,25% và có sự khác biệt về mặt phân tích thống kê so với Nr. Riêng cặp nghiệm thức Pae có độ hữu hiệu lần lượt là 70,00% - 86,25% và Na là 71,25% - 85,00% thì không có sự khác biệt về mặt thống kê với nhau, nhưng lại khác biệt ý nghĩa 5% với nghiệm thức Ver và Nr.
Tóm lại, nhìn chung qua các loại nấm và từng thời điểm khảo sát thì Nr luôn có hiệu lực nấm cao nhất đạt tới 92,50% và cũng luôn có sự khác biệt phân tích thống kê so với các nghiệm thức Ver, Pae, Na. Kết quả này cho thấy khả năng diệt sâu ăn tạp của nấm bột xanh là tốt nhất so với các loại nấm còn lại.
Hình 3.1. Biểu đồ biến động hiệu lực của các loài nấm lên sâu ăn tạp qua các thời điểm khác nhau ở phòng thí nghiệm. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 3 5 7 9 12 Pae Ver Nr Na NSKN ĐHH (%)
26