Thí nghiệm về các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại môi trường lên sự phát triển của nấm nomuraea rileyi (farlow) samson và hiệu lực của các loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp (spodoptera litura fabricius) (Trang 26)

nấm Nomuraea rileyi

Khảo sát khả năng sinh trưởng của khuẩn lạc và sự hình thành bào tử của nấm Nomuraea rileyi

Thí nghiệm 1: Khảo sát sự sinh trưởng của khuẩn lạc và khả năng sinh bào tử của nấm Nomuraea rileyi trên 4 loại môi trường MAY, MAYP1, MAYP2,

MAYR. Kết quả được đánh giá bằng đường kính khuẩn lạc (ĐKKL) (mm) và số

lượng bào tử/ đĩa ghi nhận vào các ngày 14, 21, 28, 35 ngày sau khi cấy (NSKC), sau đó tìm ra môi trường mà nấm này phát triển tốt nhất.

Thí nghiệm 2: Khảo sát sự sinh trưởng của khuẩn lạc và khả năng sinh bào tử của nấm Nomuraea rileyi ở các nhiệt độ 25oC 20oC trên môi trường tốt nhất được chọn ra từ 4 môi trường ở thí nghiệm 1 là MAYP1. Kết quả được đánh giá bằng ĐKKL (mm) và số lượng bào tử/ đĩa ghi nhận vào các ngày 14, 21, 28, 35 NSKC.

Chuẩn bị các khuẩn ty nấm Nomuraea rileyi

Sử dụng nấm Nomuraea rileyi đã được phân lập và tách ròng, cấy nguồn nấm từ đĩa petri (có chứa 10 ml môi trường MAYP1) cho sợi nấm phát triển đầy trên đĩa, sau đó sử dụng dụng cụ đục lỗ với đường kính 10 mm, lấy từng khoanh khuẩn ty để chuẩn bị cho thí nghiệm.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 loại môi trường MAY, MAYP1, MAYP2, MAYR và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 4 đĩa petri có chứa 10ml môi trường thí nghiệm.

14

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức tương ứng với 2 nhiệt độ 25oC và 20oC (tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học 2). Mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 4 đĩa petri có chứa 10ml môi trường MAYP1.

Ở mỗi đĩa cấy 1 khoanh

khuẩn ty nấm Nr có đường kính 10mm vào giữa đĩa.  Chỉ tiêu đánh giá

Lấy chỉ tiêu: đường kính phát triển của khuẩn lạc, số lượng bào từ nấm. - Đo đường kính khuẩn lạc: dùng thước chia vạch đo đường kính khuẩn lạc ở

mặt dưới của đĩa petri vào các ngày lấy chỉ tiêu.

- Số lượng bào tử: Ở mỗi thời điểm lấy chỉ tiêu cho 4 ml nước cất thanh trùng cho vào mỗi đĩa, sau đó dùng lame cạo nhẹ vào mặt môi trường để thu bào tử, lọc lấy huyền phù nấm, pha loãng huyền phù bằng nước cất thanh trùng ở 10-2 rồi đếm mật số bào tử trên lam đếm, xác định số lượng bào tử cho từng nghiệm thức.

- Cách đếm: dùng micropipete hút lấy huyền phù có chứa bào tử nấm đã pha loãng, nhỏ vào lame và đậy lamelle , đưa vào kính hiển vi để đếm bào tử ở 5 điểm chéo góc.

- Công thức tính mật số bào tử/ml:

Mật số bào tử/ml = 4a x b x 106

a: số bào tử trung bình/ô nhỏ

b: hệ số pha loãng  Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý phân tích thống kê với phần mềm MSTATC.

10mm

Khoanh khuẩn ty

15

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại môi trường lên sự phát triển của nấm nomuraea rileyi (farlow) samson và hiệu lực của các loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp (spodoptera litura fabricius) (Trang 26)