thử nghiệm
Kết quả được ghi nhận qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Số lượng bào tử nấm Nomuraea rileyi trên các môi trường khác nhau ở 14, 21, 28,
35 ngày sau khi cấy
T= 25oC, RH= 60% NGHIỆM
THỨC
Số lượng bào tử x 108 bào tử/ đĩa
14 NSKC 21 NSKC 28 NSKC 35 NSKC
MAY 0,53 b 0,62 b 1,20 b 1,75 b
MAYP1 1,03a 1,67a 2,13a 2,47a
MAYP2 1,23a 1,67a 2,13a 2,20ab
MAYR 0,58 b 0,73 b 1,13 b 1,72 b
CV(%) 0,72 0,76 0,88 1,18
Mức ý nghĩa * * * *
Ghi chú: Trong cùng 1 cột các số có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử
DUNCAN.
*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Từ kết quả bảng 3.2 ta thấy:
- 14 NSKC, SLBT của N. rileyi cao nhất là MAYP2 đạt 1,23x108 bào tử/ đĩa và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% về mặt thống kê so với MAYR đạt 0,58x108 bào tử/ đĩa. SLBT thấp nhất ở MAY chỉ đạt 0,53x108 bào tử/ đĩa và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với MAYP1 là 1,03x108 bào tử/ đĩa. Từng cặp nghiệm thức MAY và MAYR, nghiệm thức MAYP1 và MAYP2 không khác biệt với nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%
- 21 NSKC, MAYP1 và MAYP2 có SLBT cao nhất đạt đến 1,67x108 bào tử/ đĩa và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5% so với MAYR là 0,73x108
21
bào tử/ đĩa. Đạt thấp nhất là MAY chỉ đạt 0,62x108 bào tử/ đĩa và không khác biệt về mặt thống kê ở mức 5% so với MAYR.
- 28 NSKC, N. rileyi có SLBT đạt cao nhất ở MAYP1 và MAYP2 là 2,13x108 bào tử/ đĩa, đồng thời khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với MAY đạt 1,20x108 bào tử/ đĩa. SLBT thấp nhất ở MAYR chỉ đạt 1,13x108 bào tử/ đĩa và không khác biệt về mặt thống kê ở mức 5% so với MAY.
- 35 NSKC, MAYP1 có SLBT đạt cao nhất là 2,47x108 bào tử/ đĩa và khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với MAY là 1,75x108 bào tử/ đĩa và không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5% so với MAYP2 là 2,20x108 bào tử/ đĩa. MAYR là môi trường có SLBT thấp nhất chỉ đạt 1,72x108 bào tử/ đĩa và không khác biệt về mặt thống kê ở mức 5% so với MAY và MAYP2.
Dựa vào bảng 3.2, nấm N. rileyi trên các loại môi trường nuôi cấy qua 14, 21, 28, 35 NSKC thì SLBT có những biến động sau:
- MAY: SLBT của N. rileyi ở 35 NSKC tăng 3,30 lần so với SLBT ở 14 NSKC, tăng 2,82 lần so với 21 NSKC và 1,46 lần so với 28 NKSC. Như vậy, SLBT của nấm N. rileyi trên môi trường MAY tăng dần qua các ngày sau khi cấy. - MAYP1: SLBT của N. rileyi ở 35 NSKC tăng 2,40 lần so với 14 NSKC, tăng 1,48 lần so với 21 NSKC và tăng 1,16 lần so với 28 NSKC. Như vậy SLBT
N. rileyi trên môi trường MAYP1 tăng dần qua các ngày sau khi cấy.
- MAYP2: SLBT của N. rileyi ở 35 NSKC tăng 1,79 lần so với 14 NSKC, tăng 1,32 lần so với 21 NSKC và tăng 1,03 lần so với 28 NSKC. Như vậy SLBT tăng dần qua các ngày sau khi cấy.
- MAYR: SLBT của N. rileyi ở 35 NSKC tăng 1,52 lần so với 28 NSKC, tăng 2,36 lần so với 21 NSKC và tăng 2,96 lần so với 14 NSKC. Như vậy SLBT của N. rileyi trên MAYR có biến động tương tự như trên MAYP1, MAYP2 và MAY.
Tóm lại qua bảng 3.2, ở tất cả các thời điểm thì môi trường MAYP1 và MAYP2 là thích hợp cho sự hình thành bào tử của nấm N. rileyi. Sự hình thành bào tử của nấm trên 2 môi trường này là tương đương nhau. Riêng MAY và MAYR là môi trường có số lượng bào tử hình thành kém nhất.
Như vậy qua thí nghiệm 1, MAYP1 và MAYP2 là 2 môi trường thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm Nomuraea rileyi.
22
3.2. KHẢ NĂNG SINH BÀO TỬ VÀ KHUẨN LẠC CỦA NẤM Nomuraea
rileyi Ở CÁC NHIỆT ĐỘ KHÁC NHAU TRÊN MÔI TRƯỜNG MAYP1
3.2.1. Khả năng sinh trưởng khuẩn lạc của nấm Nomuraea rileyi ở các nhiệt
độ khác nhau trên môi trường MAYP1
Kết quả được thể hiện qua bảng 3.3
Bảng 3.3 Đường kính khuẩn lạc của nấm Nomuraea rileyi ở các nhiệt độ khác nhau trên môi
trường MAYP1 tại 14, 21, 28, 35 ngày sau khi cấy
RH= 67% NGHIỆM THỨC Đường kính khuẩn lạc (mm) 14 NSKC 21 NSKC 28 NSKC 35 NSKC 20oC 16,80 18,00 b 21,10 b 24,60 b
25oC 16,50 24,10a 34,20a 39,60a
Giá trị T 1,0000 -9,3157 -9,8198 -28,2843
CV(%) 2,13 4,41 6,83 2,33
Mức ý nghĩa ns * * *
Ghi chú: Trong cùng 1 cột các số có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử T-
TEST.
*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. ns: Không khác biệt.
Qua bảng 3.3 ta thấy:
- Ở thời điểm 14 NSKC, ĐKKL đạt cao nhất ở nhiệt độ 20oC là 16,80 mm, tuy nhiên không có khác biệt về mặt thống kê so với ở nhiệt độ 25oC là 16,50 mm.
- Ở thời điểm 21 NSKC, ĐKKL đạt cao nhất ở nhiệt độ 25oC là 21,10 mm và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với ở nhiệt độ 20oC là 18,00 mm.
- Ở các thời điểm còn lại 28 NSKC và 35 NSKC, về mặt ý nghĩa thống kê vẫn không có sự thay đổi. Tại nhiệt độ 25oC ĐKKL của nấm N. rileyi lần lượt là 34,20 – 39,60 mm vẫn cao hơn tại nhiệt độ 20oC là 21,10 – 24,60 mm.
23
Như vậy, theo bảng 3.3 thì ở 25oC là nhiệt độ tốt nhất cho sư phát triển ĐKKL. Tuy nhiên cần xem xét khả năng sinh bào tử để biết được nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm N. rileyi phát triển.
3.2.2. Khả năng sinh bào tử của nấm Nomuraea rileyi ở các nhiệt độ khác
nhau trên môi trường MAYP1
Kết quả được thể hiện qua bảng 3.4
Bảng 3.4 Số lượng bào tử của nấm Nomuraea rileyi ở các nhiệt độ khác nhau trên môi
trường MAYP1 tại 14, 21, 28, 35 ngày sau khi cấy
RH= 67% NGHIỆM
THỨC
Mật số bào tử x 108 bào tử/ đĩa
14 NSKC 21 NSKC 28 NSKC 35 NSKC
20oC 1,18 1,28 b 1,40 b 1,63 b
25oC 1,03 2,40a 2,87a 3,60a
Giá trị T 0,5369 -2,9381 -7,7181 -2,8962
CV(%) 1,27 1,60 0,77 2,40
Mức ý nghĩa Ns * * *
Ghi chú: Trong cùng 1 cột các số có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử T-
TEST.
*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. ns: Không khác biệt.
Từ bảng 3.4 ta thấy:
- Ở thời điểm 14 NSKC, SLBT đạt cao nhất ở 20oC là 1,18x108 bào tử/ đĩa, tuy nhiên khi so sánh với SLBT ở nhiệt độ 25oC là 1,03x108 bào tử/ đĩa thì không có sự khác biệt về mặt thống kê.
- Đến thời điểm 21 NSKC, thì SLBT ở 2 nghiệm thức đã có sự khác biệt. Ở nhiệt độ 25oC, SLBT tăng nhanh đạt 2,40x108 bào tử/ đĩa và khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với ở nhiệt độ 20oC là 1,28x108 bào tử/ đĩa.
- Sang đến thời điểm 28 NSKC và 35 NSKC, về mặt ý nghĩa thống kê vẫn không thay đổi. SLBT của nấm N. rileyi ở nhiệt độ 25oC đạt 2,87 và 3,60x108 bào tử/ đĩa luôn cao hơn SLBT của nấm N. rileyi ở nhiệt độ 20oC là 1,40 và 1,63x108 bào tử/ đĩa.
Dựa vào bảng 3.4, nấm N. rileyi trên các nhiệt độ khác nhau sau các ngày lấy chỉ tiêu có những biến động như sau:
24
- 25oC: SLBT của N. rileyi ở 35 NSKC tăng 3,49 lần so với 14 NSKC, tăng 1,50 lần so với 21 NSKC và tăng 1,25 lần so với 28 NSKC. Như vậy SLBT của N. rileyi tăng dần sau các ngày nuôi cấy.
- 20oC: SLBT của N. rileyi ở 35 NSKC tăng 1,38 lần so với 14 NSKC và qua các ngày lấy chỉ tiêu thì cũng tăng dần SLBT tuy nhiên tăng chậm hơn ở nhiệt độ 25oC.
Tóm lại, qua bảng 3.4, tại 4 thời điểm quan sát số lượng bào tử đều tăng ở tất cả các nhiệt độ. Trong đó, ở 25oC có SLBT cao hơn ở 20oC, vì vậy đây là nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm phát triển, điều này thích hợp với nghiên cứu của Ignoffo và ctv. (1976).
3.3. KHẢO SÁT HIỆU LỰC CÁC LOÀI NẤM Paecilomyces sp. (Pae),
Verticillium sp. (Ver), Nomuraea rileyi (Nr), Nomuraea atypicola (Na) TRÊN
SÂU ĂN TẠP TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.3.1. Độ hữu hiệu các loài nấm trên sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm nghiệm
Kết quả được thể hiện qua bảng 3.5
Bảng 3.5. Độ hữu hiệu của các loài nấm trên sâu ăn tạp trong điều kiện phòng thí nghiệm
T = 300C ; RH = 62% NGHIỆM
THỨC
Độ hữu hiệu (%)
3 NSKN 5 NSKN 7 NSKN 9 NSKN 12 NSKN
Pae 16,25ab 32,50ab 50,00bc 70,00b 86,25b
Ver 11,25b 25,00b 41,25c 58,75c 71,25c
Nr 18,75a 40,00a 62,50a 86,25a 92,50a
Na 15,00ab 32,50ab 51,25b 71,25b 85,00b
CV (%) 16,38 11,49 8,72 7,35 5,60
Mức ý nghĩa * * * * *
Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa phân tích thống kê bằng phép thử DUNCAN.
*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Từ kết quả bảng 3.5 ta thấy:
- Ở 3 NSKN và 5 NSKN, các nghiệm thức đã cho thấy hiệu lực của mình. Nghiệm thức Nr đạt hiệu lực cao nhất lần lượt ở 2 ngày là 18,75% - 40,00% và có khác biệt ý nghĩa 5% so với nghiệm thức Ver đạt 11,25% - 25,00%, hai nghiệm
25
thức còn lại là Na đạt 15,00% - 32,50% và Pae đạt 16,25% - 32,50% thì không có sự khác biệt thống kê với nhau và với Nr và Ver.
- 7 NSKN, Nr vẫn là nghiệm thức có hiệu lực tốt nhất đạt 62,50%. Nghiệm thức Ver hiệu lực có tăng từ 25,00% lên 41,25% tuy nhiên vẫn là nghiệm thức có hiệu lực thấp nhất. 2 nghiệm thức Ver đạt 41,25%, Pae đạt 50,00% không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê và đều cùng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% với nghiệm thức Nr. Nghiệm thức Na đạt 51,25% có khác biệt về mặt thống kê so với nghiệm thức Nr.
- 9 NSKN và 12 NSKN, độ hữu hiệu của các nghiệm thức vẫn tiếp tục tăng. Nr vẫn là nghiệm thức có hiệu lực tốt nhất đạt 86,25% ở 9 NSKN và 92,50% ở 12 NSKN. Ver vẫn là nghiệm thức thấp nhất với độ hữu hiệu lần lượt là 58,75%, 71,25% và có sự khác biệt về mặt phân tích thống kê so với Nr. Riêng cặp nghiệm thức Pae có độ hữu hiệu lần lượt là 70,00% - 86,25% và Na là 71,25% - 85,00% thì không có sự khác biệt về mặt thống kê với nhau, nhưng lại khác biệt ý nghĩa 5% với nghiệm thức Ver và Nr.
Tóm lại, nhìn chung qua các loại nấm và từng thời điểm khảo sát thì Nr luôn có hiệu lực nấm cao nhất đạt tới 92,50% và cũng luôn có sự khác biệt phân tích thống kê so với các nghiệm thức Ver, Pae, Na. Kết quả này cho thấy khả năng diệt sâu ăn tạp của nấm bột xanh là tốt nhất so với các loại nấm còn lại.
Hình 3.1. Biểu đồ biến động hiệu lực của các loài nấm lên sâu ăn tạp qua các thời điểm khác nhau ở phòng thí nghiệm. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 3 5 7 9 12 Pae Ver Nr Na NSKN ĐHH (%)
26
3.3.2. Tỷ lệ sâu ăn tạp nhiễm nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm
Kết quả được thể hiện qua bảng 3.6
Bảng 3.6. Tỷ lệ sâu ăn tạp nhiễm nấm trong điều kiện phòng thí nghiệm
T = 250C ; RH = 59%
NGHIỆM THỨC
Tỷ lệ (%) sâu ăn tạp có nhiễm nấm
10 NSKN 12 NSKN 14 NSKN 16 NSKN 19 NSKN
Pae 50,60 62,33 80,00 85,80 87,34
Ver 48,82 60,10 64,74 70.20 74,00
Nr 70,53 79,84 87,61 93,43 95,22
Na 48,60 59,00 74,50 84,50 86,41
Ghi chú: Số liệu quan sát thực tế, không lặp lại.
Qua bảng 3.6 cho ta thấy:
- 10 NSKN tỷ lệ nhiễm nấm trở lại của Nr là cao nhất 70,53%, tiếp đến lần lượt là Pae đạt 50,60%, Ver đạt 48,82% và thấp nhất là Na chỉ đạt 48,60%.
- 12 NSKN tỷ lệ nhiễm nấm vẫn tiếp tục tăng, cao nhất vẫn là nghiệm thức Nr với 79,84% và thấp nhất là Na với 59,00%.
- Tỷ lệ nhiễm nấm trở lại của các loại nấm ký sinh tăng nhanh theo thời gian khảo sát ở các thời điểm 14 NSKN, 16 NSKN và 19 NSKN. Nghiêm thức Nr đạt tỷ lệ cao 95,22% ở 19 NSKN và luôn có tỷ lệ mọc nấm cao nhất qua từng thời điểm khảo sát.
3.4. KHẢO SÁT HIỆU LỰC CÁC LOÀI NẤM Paecilomyces sp., Verticillium sp., Nomuraea rileyi, Nomuraea atypicola TRÊN SÂU ĂN TẠP TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI
3.4.1. Độ hữu hiệu các loài nấm trên sâu ăn tạp trong điều kiện nhà lưới
27
Bảng 3.7. Độ hữu hiệu của các loài nấm trên sâu ăn tạp trong điều kiện nhà lưới
T = 340C ; RH = 62% NGHIỆM THỨC Độ hữu hiệu (%) 3 NSKP 5 NSKP 7 NSKP 9 NSKP 12 NSKP Pae 9,25b 21,50b 35,75b 50,00b 60,00b Ver 7,75b 17,50c 29,25c 40,75c 50,00c
Nr 12,50a 27,50a 43,50a 59,00a 67,25a
Na 9,25b 20,75bc 35,00b 49,25b 59,25b
CV (%) 11,40 7,80 5,00 3,45 3,47
Mức ý nghĩa * * * * *
Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình có mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa phân tích thống kê bằng phép thử DUNCAN.
*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Kết quả bảng 3.7 cho thấy hiệu lực của nấm biến động theo từng nghiệm thức và từng thời điểm khảo sát.
- 3 NSKP, hiệu lực nấm cao nhất là Nr đạt 12,50% và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó 3 nghiệm thức còn lại Pae đạt 9,25%, Na đạt 9,25% và Ver là 7,75% thì không có sự khác biệt thống kê với nhau.
- 5 NSKP, hiệu lực nấm bắt đầu tăng, nhưng Ver tăng từ 7,75% lên đến 17,50% vẫn là nghiệm thức có hiệu lực nấm thấp nhất, Nr là nghiệm thức có hiệu lực nấm cao nhất đạt 27,50%, và Nr có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Pae là 21,50% và Na là 20,75% có hiệu lực tăng tuy nhiên giữa 2 nghiệm thức này không có sự khác biệt ý nghĩa.
- 7 NSKP, hiệu lực nấm vẫn tiếp tục tăng, Ver đạt 29,25% là hiệu lực nấm thấp nhất và Nr đạt 43,50% là hiệu lực nấm cao nhất, giữa Nr và Ver thì khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Riêng cặp nghiệm thức Pae là 35,75% và Na là 35,00% thì không có sự khác biệt về mặt thống kê với nhau, nhưng lại khác biệt ý nghĩa 5% với nghiệm thức Ver và Nr.
- 9 NSKP, so với 7NSKP thì hiệu lực nấm tăng lên nhiều và sự khác biệt thống kê không có gì thay đổi. Nghiệm thức Ver là 40,75% và Nr đạt 59,00%, Pae 50,00% và Nr, Na là 49,25% và Nr thì có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
- Ở ngày cuối cùng lấy chỉ tiêu 12 NSKP thí nghiệm thì Nr là nghiệm thức có hiệu lực nấm cao nhất 67,25% và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với nghiệm thức có hiệu lực thấp nhất là Ver đạt 50,00%. Sự khác biệt thống kê không có gì thay đổi so với 7 NSKP và 9 NSKP.
28
Nhìn chung, qua bảng 3.7 độ hữu hiệu của nấm Nr trên sâu ăn tạp là nghiệm thức có hiệu lực nấm cao nhất qua từng thời điểm khảo sát đạt 67,25%, tiếp theo là nghiệm thức Pae đạt 60,00%, Na là 59,25% và nghiệm thức có hiệu lực thấp nhất là Ver đạt 50,00%.
Hình 3.2. Biểu đồ biến động hiệu lực của các loài nấm lên sâu ăn tạp qua các thời điểm khác nhau ở nhà lưới.
3.4.2. Tỷ lệ sâu ăn tạp nhiễm nấm trong điều kiện nhà lưới