Thí nghiệm hiệu lực nấm

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại môi trường lên sự phát triển của nấm nomuraea rileyi (farlow) samson và hiệu lực của các loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp (spodoptera litura fabricius) (Trang 28)

Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu lực các loại nấm trên sâu ăn tạp (SAT) trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Các bước chuẩn bị

- Bước 1: Chuẩn bị nguồn nấm: sử dụng nấm Nomuraea rileyi, Nomuraea atypicola, Paecilomyces sp., Verticillium sp. đã được phân lập và tách ròng tại phòng thí nghiệm.

- Bước 2: Chuẩn bị nguồn sâu sạch: Sâu ăn tạp được thu ngoài đồng nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm với thức ăn nhân tạo được nghiên cứu là tốt nhất cho sự phát triển của sâu (Trần Thị Thùy Dung, 2008). Sau đó lựa chọn những con đồng tuổi (tuổi 2) để làm thí nghiệm.

- Bước 3: Tiến hành thí nghiệm.

Tính mật số bào tử nấm: tương tự như cách tính mật số bào tử của thí nghiệm 1, 2.

Sau khi tính mật số bào tử của dung dịch gốc thì tiến hành pha loãng các loại nấm ra nồng độ 108 bào tử/ ml và cho vào từng nghiệm thức chất bám dính Tween 20 (0.05%).

Công thức pha loãng: C x V = C’ x V’

Trong đó: C: nồng độ dung dịch gốc V: thể tích dung dịch gốc C’: nồng độ dung dịch cần pha V’: thể tích dung dịch cần pha  Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương ứng với 4 loại nấm và 1 nghiệm thức đối chứng. Mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại gồm 20 sâu ăn tạp tuổi 2, mỗi sâu ăn tạp được nuôi riêng trong hộp nhựa nhỏ có lót giấy thấm và bông gòn giữ ẩm (thêm 1 ml nước cất vào bông gòn) và cho sâu ăn bằng thức ăn nhân tạo (thay thức ăn mới 2 ngày/lần).

16

Nghiệm thức 1:Nomuraea rileyi Nghiệm thức 2:Nomuraea atypicola Nghiệm thức 3: Paecilomyces sp.

Nghiệm thức 4:Verticillium sp.

Nghiệm thức 5: Đối chứng (nước cất thanh trùng).

Pha dung dịch nấm cho vào 4 đĩa petri tương ứng với 4 nghiệm thức và 1 nghiệm thức đối chứng (mỗi đĩa 40 ml dung dịch). Sau đó nhúng SAT ở từng NT vào đĩa có chứa dung dịch tương ứng bằng dụng cụ dùng nhúng nấm, giữ trong 30 giây sau đó vớt ra. Nghiệm thức đối chứng được tiến hành tương tự nhưng thay dung dịch nấm bằng nước cất.

Sau đó chuyển SAT vào hộp nhỏ.  Cách lấy chỉ tiêu

- Ghi nhận số SAT chết sau 3, 5, 7, 9, 12 ngày sau khi xử lý nấm. - Ghi nhận nhiệt độ và ẩm độ tại thời điểm lấy chỉ tiêu.

- Tính ĐHH bằng công thức Abbott, 1925 (trích dẫn bởi Trần Văn Hai, 2005). Độ hữu hiệu (%) = x100 C T C Trong đó:

C: Tỷ lệ % SAT sống ở nghiệm thức đối chứng T: Tỷ lệ % SAT sống ở nghiệm thức xử lý nấm Tính tỷ lệ nhiễm nấm trở lại:

- Thu SAT chết ở các NT cho vào đĩa petri theo từng NT. Đĩa petri có lót giấy thấm và bông gòn ẩm để giữ ẩm độ.

- Ủ các đĩa có SAT chết trong điều kiện phòng thí nghiệm, sau 7 ngày (kể từ ngày lấy chỉ tiêu) đem quan sát dưới kính úp để tính tỷ lệ nấm nhiễm trở lại.

- Tỷ lệ nhiễm nấm trở lại được tính bằng công thức:

+ Tween 20 (0.05%)

17 Tỷ lệ nhiễm nấm (%) = x100 b a Trong đó: a: tổng số sâu có nhiễm nấm

b: tổng số sâu chết thu được của từng nghiệm thức

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại môi trường lên sự phát triển của nấm nomuraea rileyi (farlow) samson và hiệu lực của các loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp (spodoptera litura fabricius) (Trang 28)