Khả năng sinh trưởng khuẩn lạc của nấm Nomuraea rileyi trên 4 loạ

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại môi trường lên sự phát triển của nấm nomuraea rileyi (farlow) samson và hiệu lực của các loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp (spodoptera litura fabricius) (Trang 32)

môi trường thử nghiệm

Kết quả được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3. 1 Đường kính khuẩn lạc của nấm Nomuraea rileyi trên các môi trường khác nhau ở

14, 21, 28, 35 ngày sau khi cấy

T= 25oC, RH= 60% NGHIỆM THỨC Đường kính khuẩn lạc (mm) 14 NSKC 21 NSKC 28 NSKC 35 NSKC MAY 13,00 b 27,38 a 35,38 b 38,25 b MAYP1 15,75 a 27,38 a 36,38 b 38,50 b MAYP2 16,63 a 21,25 b 30,38 c 35,88 b MAYR 15,25 a 26,59 a 43,50 a 48,13 a CV(%) 7,30 7,35 6,27 7,75 Mức ý nghĩa * * * *

Ghi chú: Trong cùng 1 cột các số có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phép thử

DUNCAN.

*: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Từ kết quả bảng 3.1 cho thấy:

- 14 NSKC, ĐKKL nấm Nomuraea rileyi biến động từ 13,00  16,63 mm. Trong đó ĐKKL phát triển mạnh trên môi trường MAYP2 là 16,63 mm. Phát triển kém nhất trên môi trường MAY là 13,00 mm và khác biệt có ý nghĩa 5% so với môi trường MAYR là 15,25 mm.

- 21 NSKC, ĐKKL phát triển tốt nhất trên môi trường MAY và MAYP1 là 27,38 mm, không khác biệt ý nghĩa so với MAYR là 26,59 mm. Môi trường MAYP2 ĐKKL phát triển thấp nhất, đạt 21,25 mm và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% về mặt thống kê so với 3 môi trường còn lại.

- 28 NSKC, MAYR có ĐKKL tốt nhất đạt 43,50 mm và khác biệt có ý nghĩa so với MAY là 35,38 mm. Trong khi đó, MAYP2 phát triển thấp nhất đạt 30,38 mm và khác biệt có ý nghĩa so với MAY. Môi trường MAY và MAYP1 đạt 36,38 mm không khác biệt về mặt thống kê ở mức 5%.

- 35 NSKC, môi trường MAYR phát triển tốt nhất và đạt 48,13 mm, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê so với MAY là 38,25 mm. Môi trường MAYP2 đạt

20

35,88 mm là phát triển kém nhất và không khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với MAY và MAYP1 là 38,50 mm.

Tóm lại, ở 14 và 21 ngày đầu quan sát, MAYP2, MAYP1 và MAY lần lượt là môi trường mà nấm phát triển tốt nhất. Trong khi đó ở 14 ngày tiếp theo, môi trường MAYR lại có ĐKKL cao nhất, là môi trường mà nấm Nomuraea rileyi

thích hợp để phát triển và sinh khuẩn lạc. Ngoại trừ thời điểm 14 NSKC, MAYP2

có ĐKKL cao nhất, tuy nhiên ở hầu hết các ngày quan sát, môi trường MAYP2 lại có khuẩn lạc phát triển thấp nhất. Môi trường MAY và MAYP1 cũng có ĐKKL cao và gần bằng nhau.

Một phần của tài liệu khảo sát sự ảnh hưởng của các loại môi trường lên sự phát triển của nấm nomuraea rileyi (farlow) samson và hiệu lực của các loại nấm ký sinh trên sâu ăn tạp (spodoptera litura fabricius) (Trang 32)