Thí nghiệm 3: Khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của dịch trích ly từ nha đam (Trang 32)

nha đam trên vi khuẩn và nấm mốc đã đƣợc phân lập

3.3.3.1. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch nha đam trên môi trường PCA

- Mục đích:

Xác định khả năng kháng khuẩn của các mẫu nha đam sau khi xử lý ở nhiệt độ và thời gian khác nhau.

- Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm đƣợc bố trí với nhân tố là nhiệt độ và thời gian thanh trùng dịch nha đam sau khi trích ly đã đƣợc chọn từ thí nghiệm 1, với các mẫu ở nhiệt độ 60

0C, 70 0C, 80 0C trong thời gian 20 phút, 25 phút, 30 phút. Mẫu đối chứng: nƣớc cất.

- Tiến hành thí nghiệm:

Chuẩn bị môi trƣờng: Môi trƣờng PCA sau khi đƣợc pha và hấp tiệt trùng, cho vào mỗi đĩa petri có đáy phẳng và mặt thật phẳng để thạch có bề dày đồng nhất, khoảng 4 mm, thể tích môi trƣờng 15 ml/ đĩa. Để nguội đĩa trong tủ cấy.

Dịch vi khuẩn: Trên mặt thạch vi khuẩn, dùng que cấy đã đƣợc tiệt trùng lấy một ít khuẩn lạc cho vào ống nghiệm chứa 5 ml dung dịch NaCl 0,9% (đã đƣợc hấp khử trùng ở 121 0C trong 20 phút), lắc đều ống nghiệm bằng máy trộn vortex để vi khuẩn phân bố đều trong dung dịch.

Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm 22

Trải vi khuẩn: Dùng micropipet hút 100 µl dịch vi khuẩn bơm vào mỗi đĩa môi trƣờng đã đặc. Sau đó dùng que cấy trang vô khuẩn, trang đều trên mặt thạch sao cho vi khuẩn khuếch tán đầy và đều lên mặt thạch, trang cho đến khi mặt thạch khô.

Vòng kháng khuẩn: Sử dụng giấy lọc cắt thành vòng tròn đều có đƣờng kính 6 mm, tiệt trùng, sấy khô vòng kháng khuẩn rồi cho từng vòng kháng khuẩn vào mỗi bình tam giác chứa dịch nha đam đã thanh trùng ở các chế độ khác nhau.

Dùng gắp nhọn gắp từng vòng kháng khuẩn trong mỗi mẫu nha đam đặt lên đĩa petri đã trải khuẩn lạc, mỗi đĩa đặt 3 vòng kháng khuẩn, mỗi chế độ thanh trùng dịch nha đam đặt 2 đĩa. Để yên 15 phút cho vòng kháng khuẩn khô. Bao kín đĩa thạch đã cấy, lật ngƣợc đĩa sau đó đem ủ ở nhiệt độ 37 0C, quan sát sau 24 giờ.

- Chỉ tiêu theo dõi:

Quan sát và đo đƣờng kính vòng kháng khuẩn sau 24 giờ cấy, xác định mẫu nha đam có nhiệt độ và thời gian thanh trùng có đƣờng kính vòng kháng khuẩn cao nhất.

3.3.3.2. Khảo sát khả năng kháng nấm của dịch nha đam trên môi trường Sabouraud

- Mục đích:

Xác định khả năng kháng nấm của dịch nha đam ở các chế độ xử lý với các thể tích khác nhau.

- Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm đƣợc bố trí ngẫu nhiên với 2 nhân tố.

Nhân tố C: Mẫu nha đam với nhiệt độ (0C) và thời gian (phút) thanh trùng khác nhau đƣợc chọn từ thí nghiệm 1.

C1: 60-20 C4: 70-20 C7: 80-20

C2: 60-25 C5: 70-25 C8: 80-25

C3: 60-30 C6: 70-30 C9: 80-30

Nhân tố D: Thể tích dịch nha đam/ thể tích môi trƣờng. D1: 1 ml/ 15 ml

D2: 2 ml/ 15 ml D3: 3 ml/ 15 ml

Mẫu đối chứng: Môi trƣờng Sabouraud nuôi cấy nấm bình thƣờng không có dịch nha đam.

Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm 23

Bảng 3.2: Bảng phân bố mẫu thí nghiệm 3

Nhân tố C Nhân tố D D1 D2 D3 C1 C1D1 C1D2 C1D3 C2 C2D1 C2D2 C2D3 C3 C3D1 C3D2 C3D3 C4 C4D1 C4D2 C4D3 C5 C5D1 C5D2 C5D3 C6 C6D1 C6D2 C6D3 C7 C7D1 C7D2 C7D3 C8 C8D1 C8D2 C8D3 C9 C9D1 C9D2 C9D3 - Tiến hành thí nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuẩn bị môi trƣờng: Pha môi trƣờng Sabouraud và hấp tiệt trùng ở 121 0C trong 20 phút.

Sử dụng micropipet hút mỗi bình tam giác dịch nha đam đã thanh trùng theo thể tích 1 ml, 2 ml, 3 ml bơm vào đĩa petri. Sau đó đỗ vào mỗi đĩa petri 15 ml môi trƣờng Saubouraud (50 0C), lắc đều, để đĩa nguội và đông đặc trong tủ cấy.

Dùng ống kim loại khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn, đục lỗ thạch tròn đƣờng kính 6 mm trên đĩa petri phân lập nấm mốc. Chuyển phần thạch nấm vào đĩa petri vừa pha dịch nha đam và môi trƣờng Sabouraud đã đông đặc, mỗi đĩa cấy 3 lỗ thạch. Bịt kín đĩa, đặt đĩa ở nhiệt độ 25-29 0C. Theo dõi sự phát triển của lỗ thạch nấm sau 24 giờ.

- Chỉ tiêu theo dõi:

Quan sát và đo đƣờng kính lỗ thạch nấm mốc trên môi trƣờng nuôi cấy có thể tích dịch nha đam ở các chế độ thanh trùng khác nhau. Xác định mẫu nha đam với nồng độ có khả năng kháng nấm cao nhất .

Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm 24

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng kháng khuẩn và kháng nấm của dịch trích ly từ nha đam (Trang 32)