- Mục đích:
Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ, thời gian thanh trùng đến chất lƣợng dịch nha đam sau khi trích ly bằng dung môi là nƣớc với tỉ lệ dung môi : nha đam là 1:1.
- Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm đƣợc tiến hành ngẫu nhiên với 2 nhân tố. Nhân tố A: Nhiệt độ thanh trùng (0C) gồm 4 mức nhiệt độ.
A1 = 50 A2 = 60 A3 = 70 A4 = 80
Nhân tố B: Thời gian thanh trùng (phút) gồm 3 mức thời gian.
B1 = 20 B2 = 25 B3 = 30
Mẫu đối chứng: Dung dịch nha đam không thanh trùng.
Bảng 3.1: Bảng phân bố mẫu thí nghiệm 1
Nhân tố A (0C) Nhân tố B (phút)
B1 B2 B3
A1 A1B1 A1B2 A1B3
A2 A2B1 A2B2 A2B3
A3 A3B1 A3B2 A3B3
A4 A4B1 A4B2 A4B3
Ứng với mỗi nghiệm thức là một mẫu thí nghiệm. Tổng số nghiệm thức: 4 x 3 + 1 = 13 nghiệm thức
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm 20
Chuẩn bị môi trƣờng, nƣớc muối sinh lý 0,9% và các dụng cụ nuôi cấy nhƣ: đĩa petri, đầu col, ống nghiệm,... tất cả đƣợc tiệt trùng ở 121 0
C trong 20 phút. Tiệt trùng tủ cấy vi sinh bằng cồn và tia UV.
Mẫu nha đam đƣợc rửa sơ bộ, gọt vỏ, rồi rửa sạch. Tiến hành bổ sung nƣớc để trích ly (tỉ lệ trích ly nha đam : nƣớc là 1:1), sau đó, xay nhuyễn bằng máy xay rồi đem lọc bằng vải lọc để loại bỏ bã, thu đƣợc dịch nha đam. Dịch nha đam thu đƣợc cho vào bình tam giác, dùng giấy nhôm bịt kín. Tiến hành thanh trùng ở các mức nhiệt độ, thời gian khảo sát và làm nguội nhanh.
Lấy 1 ml mỗi mẫu dịch nha đam sau khi làm nguội cho vào ống nghiệm chứa 9 ml nƣớc muối sinh lý, tiến hành pha loãng đến nồng độ thích hợp để đếm tổng số vi sinh vật hiếu khí (pha dung dịch đến nồng độ 10-2, 10-3, 10-4).
Dùng micropipet hút mỗi mẫu pha loãng 1 ml dung dịch và cấy vào đĩa petri, sau đó đổ khoảng 15 ml môi trƣờng PCA (50-60 0
C) vào đĩa và lắc đều. Mỗi nồng độ cấy 2 đĩa.
Đợi môi trƣờng đông đặc, tiến hành lật ngƣợc đĩa và ủ ở 37 0
C.
Đọc kết quả: sau 24 giờ ủ, đếm tất cả những khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa petri để xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí trên mẫu.
- Chỉ tiêu theo dõi:
Xác định mật số vi sinh vật hiếu khí trong dịch nha đam bằng phƣơng pháp đếm khuẩn lạc.