Như đã phân tích nêu trên, một trong những mục đích, tác dụng quan trọng của việc đăng ký giao dịch bảo đảm chính là để các thông tin liên quan đến giao dịch bảo đảm, tài sản bảo đảm,... được công khai rộng rãi. Nhưng hiện nay, tại nhiều tổ chức tín dụng, rất nhiều giao dịch bảo đảm nói chung, thế chấp của khách hàng nói riêng rất hạn chế được công khai do liên quan đến việc bảo mật thông tin khách hàng theo quy định tại khoản 2, Điều 14 “Bảo mật thông tin”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010:“Tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.” [34, khoản 2, Điều 14]. Như vậy, trong nhiều trường hợp, thông tin về giao dịch bảo đảm có thể là thông tin mật, do đó không được phép cung cấp, phổ biến rộng rãi.
Nhằm khắc phục tình trạng này để việc đăng ký giao dịch bảo đảm có thể phát huy tác dụng, nên sửa đổi Bộ luật Dân sự theo hướng quy định rõ việc phải công khai thông tin về giao dịch bảo đảm, không thuộc loại thông tin phải giữ bí mật theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Đồng thời, hiện nay, việc truy cập các thông tin về giao dịch bảo đảm mới chỉ được thực hiện tại trang thông tin của Cục Đăng ký quốc gia về Giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp mà phạm vi giao dịch bảo đảm thuộc thẩm quyền đăng ký của Cơ quan này còn ít so với các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm khác nên chưa thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về việc tra cứu thông tin giao dịch bảo đảm và tài sản bảo đảm. Do vậy, để việc truy cập, đăng ký nhanh và cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tài sản bảo đảm nên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung trong cả nước về giao dịch bảo đảm giúp các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch bảo đảm nói chung và thế
chấp nói riêng có thể truy cập thông tin dễ dàng và tăng cường ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, sự phát triển của pháp luật về giao dịch bảo đảm nói chung và thế chấp tài sản nói riêng đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của hệ thống pháp luật và hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ cấp tín dụng, giúp hạn chế những rủi ro tiềm ẩn trong những hợp đồng cấp tín dụng. Mặc dù không phải là một trong những hoạt động ngân hàng chính nhưng nghiệp vụ bảo đảm tiền vay lại có ý nghĩa lớn trong phòng chống, khắc phục và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng.
Về cơ bản, các văn bản pháp luật về giao dịch bảo đảm đảm tiền vay được ban hành tương đối kịp thời, cập nhật và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản nói riêng vẫn tồn tại những bất cập cho phía các tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân thi hành khác.
Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng đối với mọi chủ thể, đặc biệt là các tổ chức tín dụng. Qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng củng cố cơ sở pháp lý trong hoạt động bảo đảm tiền vay, giúp tạo đà cho việc phát triển nghiệp vụ cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng thông suốt và mở rộng sẽ tạo thêm cơ hội cho các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn, tăng cường sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay của tác giả được đúc rút từ thực tiễn hoạt động tại các tổ chức tín dụng nên sẽ phản ảnh rõ ràng thực tế mà các tổ chức tín dụng đang gặp phải. Đồng thời những đề xuất này có sự phù hợp nhất định với xu hướng
phát triển của chế định về các biện pháp bảo đảm trong hệ thống pháp luật các nước trên thế giới là việc thừa nhận các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm nhằm bảo vệ quyền lợi của Bên nhận bảo đảm. Do vậy, những giải pháp nhẳm tăng cường chế định thế chấp tài sản trong hoạt động của các tổ chức tín dụng này sẽ có giúp các bên thực thi tốt các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh doanh, thương mại, lành mạnh hóa thị trường tín dụng, kênh quan trọng để phát triển nền kinh tế quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25/08/2008 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, Hà Nội.
2. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 Hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm,
Hà Nội.
4. Bộ Tư pháp – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 Hướng dẫn công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp - Bộ Xây dựng - Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007), Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT- BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/05/2007 Hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở, Hà Nội.
6. Bộ Tư pháp - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2012), Hỏi đáp
pháp luật về Giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
7. Bộ Tư pháp – Viện Khoa học Pháp lý (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, Hà Nội. [11]
8. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2000), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 Về
việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Thi
hành Luật Đất đai năm 2003, Hà Nội.
11. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của
Chính phủ Về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội.
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của
Chính phủ Về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
14. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 Về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng, Hà Nội.
16. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.
17. Trương Thanh Đức (2012), “Bình luận Chế định bảo đảm tiền vay đối với hoạt động tín dụng ngân hàng - Chuyên đề số 8 thuộc Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2012 Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong kinh doanh ngân hàng – thực trạng và giải pháp”, Hà Nội.
18. Trương Thanh Đức (2013), “Bình luận về pháp luật đăng ký tài sản nhìn từ góc độ tổ chức tín dụng”, Hà Nội
19. Trương Thanh Đức (2013), “Bình luận những bất cập của pháp luật giao dịch bảo đảm”, Hà Nội.
20. Trương Thanh Đức (2013), “Bình luận Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai”, Hà Nội.
21. Trương Thanh Đức (2012), “Bình luận chế định Hộ gia đình trong Bộ luật Dân sự năm 2005”, Hà Nội.
22. Hồ Quang Huy, “Chế định Hợp đồng (giao dịch) bảo đảm trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và hướng hoàn thiện”, tr.152, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự (Phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng), Hà Nội.
23. Vũ Đức Long (2010), Hỏi đáp và xử lý các tình huống pháp lý về đăng
ký giao dịch bảo đảm, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
24. Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Bộ Xây dựng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT- NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 Hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số
71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
25. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội. 26. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (2006), Bộ luật Hàng hải, Hà Nội. 28. Quốc hội (2003), Luật Thuỷ sản, Hà Nội. 29. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
30. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở, Hà Nội.
31. Quốc hội (2006), Luật Hàng không dân dụng, Hà Nội. 32. Quốc hội (2008), Luật Thuế Giá trị gia tăng, Hà Nội. 33. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 34. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội. 35. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 36. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
37. Nguyễn Quang Hương Trà, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, (2010), “Bàn về khái niệm giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật Việt Nam, nhìn từ giác độ đối tượng của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm”.
38. Nguyễn Văn Tuyến (2010), “Đặc điểm pháp lý và mối quan hệ hiệu lực giữa hợp đồng thế chấp tài sản với hợp đồng tín dụng - Tạp chí Ngân hàng số 17/2010”, Hà Nội.
TRANG WEB
40. http://www.cafef.vn 41. http://www.finace.tvsi.com.vn 42. http://www.moj.gov.vn/ 43. http://www.sbv.gov.vn 44. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/ 45. http://tinnhanhchungkhoan.vn 46. http://vksdaklak.gov.vn 47. http://www.vnba.org.vn