Quyền và nghĩa vụ của các Bên trong giao dịch thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu Thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 45)

bảo đảm là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

- Trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc 2 trường hợp nêu trên, thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm nội dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

2.2.2.4. Thời điểm có hiệu lực của giao dịch thế chấp tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm, thì hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp pháp; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận. Riêng đối với việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; hoặc từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực giao dịch thế chấp trong trường hợp pháp luật có quy định.

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các Bên trong giao dịch thế chấp tài sản sản

Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch thế chấp tài sản như sau:

2.3.1.Quyền và nghĩa vụ của Bên thế chấp

2.3.1.1. Nghĩa vụ của Bên thế chấp

Theo quy định tại Điều 348 về “Nghĩa vụ của Bên thế chấp tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005, thì nghĩa vụ của Bên thế chấp bao gồm:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp:

Do đặc thù của giao dịch thế chấp là tài sản thế chấp không được chuyển giao cho Bên nhận thế chấp. Điều này có thể dẫn đến việc Bên thế chấp không chăm sóc, quản lý, giữ gìn tài sản thế chấp để bảo toàn hay gia tăng giá trị cho tài sản, thậm chí Bên thế chấp còn “lén lút” đưa tài sản thế

chấp vào giao dịch. Chính vì vậy, cần thiết phải quy định nghĩa vụ này của Bên thế chấp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

Quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản của Bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp.

- Thông báo cho Bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trong trường hợp không thông báo, thì Bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu Bên thế chấp bồi thường thiệt hại; hoặc duy trì hợp đồng thế chấp và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

Quy định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Bên nhận thế chấp, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng nhất là trong việc xử lý tài sản thế chấp khi Bên có nghĩa vụ hay khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ví dụ như trường hợp khách hàng vay vốn tại ngân hàng và thế chấp bằng nhà ở, nhà này đang được cho người khác thuê làm mặt bằng kinh doanh. Tuy nhiên khách hàng vay lại không thông báo cho ngân hàng biết về việc đang cho thuê. Nếu xảy ra trường hợp cần xử lý tài sản thế chấp, thì tổ chức tín dụng sẽ gặp phải những khó khăn do việc xử lý tài sản thế chấp sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của Bên thuê nhà. Có thể thấy đơn giản nhất chính về mặt thời gian, ngân hàng sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc xử lý tài sản thế chấp.

- Không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; hoặc được Bên nhận thế chấp đồng ý.

Theo quy định tại Điều 349 về “Quyền của Bên thế chấp tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005, thì Bên thế chấp có các quyền sau:

- Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận; được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;

- Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Với quy định này, các tổ chức tín dụng cần đặc biệt lưu ý khi nhận loại tài sản thế chấp này do các tài sản này rất dễ là đối tượng thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng khác dẫn đến tình trạng thế chấp trùng, hay các loại tài sản này dễ có khả năng bị hao hụt, giảm sút giá trị.

- Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thì quyền yêu cầu Bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán;

- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được Bên nhận thế chấp đồng ý;

- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho Bên thuê, Bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho Bên nhận thế chấp biết;

- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ, khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

2.3.2.Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thế chấp

Theo quy định tại Điều 350 về “Nghĩa vụ của Bên nhận thế chấp tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005, thì Bên nhận thế chấp tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

- Trong trường hợp các bên thỏa thuận Bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp, Bên nhận thế chấp phải hoàn trả cho Bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xoá đăng ký trong các trường hợp xử lý tài sản thế chấp, hủy bỏ việc thế chấp tài sản, chấm dứt thế chấp tài sản.

2.3.2.2. Quyền của Bên nhận thế chấp

Theo quy định tại Điều 351 về “Quyền của Bên nhận thế chấp tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005, thì Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây: - Yêu cầu Bên thuê, Bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;

- Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;

- Yêu cầu Bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;

- Yêu cầu Bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;

- Yêu cầu Bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

- Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;

- Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ và được ưu tiên thanh toán.

2.3.3.Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

2.3.3.1. Quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Điều 353, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quyền của người thứ ba giữ tài sản thế chấp bao gồm:

- Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận;

- Được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2.3.3.2. Nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Điều 352, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người thứ ba giữ tài sản thế chấp có nghĩa vụ sau:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

- Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp, trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 353 của Bộ luật này, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp; - Giao lại tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp hoặc Bên thế chấp theo thoả thuận.

Một phần của tài liệu Thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)