Chưa triệt để thừa nhận các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm

Một phần của tài liệu Thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 55)

Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa triệt để thừa nhận các nguyên tắc của vật quyền bảo đảm để bảo vệ quyền lợi của Bên nhận bảo đảm là được quyền theo đuổi tài sản bảo đảm cho dù tài sản đó đã được bán, chuyển nhượng cho chủ thể khác.

Theo thông lệ quốc tế về vật quyền bảo đảm thì Bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp đối với tài sản là vật bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ không phụ thuộc vào việc ai là chủ sở hữu của vật đó. Họ có quyền tuyệt đối, trực tiếp và ngay tức khắc đối với tài sản bảo đảm khi vật quyền bảo đảm đó được công khai hóa, tức là đã được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Việc này cho phép bên có vật quyền bảo đảm có quyền tuyệt

đối trong việc thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ, ngay cả khi tài sản bảo đảm đó thuộc quyền chiếm giữ, kiểm soát và chi phối của các chủ thể khác.

Bộ luật Dân sự năm 2005 lại chưa quy định triệt để nguyên tắc này dẫn tới còn lúng túng trong quy định về quan hệ bảo đảm vật. Ví dụ như Điều 349 về “Quyền của Bên thế chấp tài sản” quy định Bên thế chấp tài sản có quyền:

“Bên thế chấp tài sản có quyền bán, trao đổi, tặng, cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được Bên nhận thế chấp đồng ý” [26, Điều 349]. Như vậy, việc chuyển

dịch tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh phải được sự đồng ý của Bên nhận thế chấp. Quy định nêu trên nhằm bảo vệ quyền lợi của Bên nhận thế chấp. Tuy nhiên, nếu Bên thế chấp cố tình thực hiện việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản thế chấp, thì Bên nhận thế chấp rất khó có thể có quyền truy đòi tài sản thế chấp do Bộ luật Dân sự thiếu cơ sở pháp lý để thực thi.

Những vụ việc Bên thế chấp bán, tẩu tán tài sản thế chấp tại Ngân hàng xảy ra ngày càng phổ biển. Ví dụ vào năm 2012, Công ty Chế biến thủy sản An Khang (Cần Thơ) đã dùng 2 kho hàng 300 tấn thực phẩm đông lạnh, (nhưng lại được kê lên 1.000 tấn) để thế chấp vay vốn cùng lúc tại 5 ngân hàng (Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực Cần Thơ - Hậu Giang). Giữa lúc 5 ngân hàng còn đang bàn tính phương án giải chấp 2 kho hàng để thu hồi khoản nợ 305 tỷ đồng, thì lãnh đạo Công ty Chế biến thủy sản An Khang đã mở kho cho nông dân vào lấy sạch hàng trừ nợ tiền mua cá [41].

Việc Bộ luật Dân sự chưa đề cao quyền theo đuổi, quyền truy đòi của chủ thể có quyền đối vật để giải quyết triệt để việc cho phép chủ sở hữu tài

sản được quền chuyển dịch tài sản cho người thứ ba. Để giải quyết trường hợp Bên thế chấp không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo đảm, thì Bên nhận thế chấp cần được quyền tiếp cận, thu hồi và xử lý tài sản đó, trừ trường hợp giữa các Bên có thỏa thuận khác như pháp luật của các nước.

Một phần của tài liệu Thế chấp tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)