Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 32)

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hiệu quả kinh tế và các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất, tiêu thụ ngô của các hộ nông dân tại xã Quang Minh.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi về không gian nghiên cứu

Nghiên cứu tại các xóm trên địa bàn xã Quang Minh. Tập trung chủ yếu tại các xóm trọng điểm.

* Phạm vi về thời gian

Các số liệu điều tra hộ trồng cây ngô tại xã Quang Minh được tập trung vào năm 2013. Số liệu thứ cấp là số liệu của các giai đoạn 2010-2013.

2.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành

-Thời gian từ 5/1/2013 - 25/5/2014

- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài triển khai nghiên cứu 3 thôn trọng điểm trong địa bàn của thôn Hoàng Văn Thụ, Minh Tâm, Náị

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất ngô của hộ nông dân trên địa bàn xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang từ năm 2011 - 2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích thực trạng trồng và sản xuất ngô ở xã Quang Minh.

- Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lợi nhuận và so sánh hiệu quả kinh tế cây ngô với cây khác để từ đó mở rộng diện tích trồng ngô. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngô.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết của xã Quang Minh để có số liệu cần thống kê. Tham khảo các tài liệu là

các văn bản, báo cáo khóa luận, sách, báo chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết các chính sách của Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển cây ngô.

- Thu thập số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp phỏng vấn với bộ câu hỏi đã định sẵn, phỏng vấn 60 hộ nông dân trên địa bàn xã. Với những thông tin như diện tích, năng suất, sản lượng, các khoản chi phí, giá tiêu thụ và một số thông tin khác có liên quan để tính ra hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ngô. Sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

Các bước thực hiện như sau:

- Chọn địa điểm nghiên cứu: Trong địa bàn nghiên cứu, chọn 3 thôn có diện tích trồng ngô nhiều nhất để tiến hành phỏng vấn theo phiếu điều tra là thôn Hoàng Văn Thụ, Nái, Minh Tâm.

- Chọn mẫu nghiên cứu: Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn 60 hộ nông dân để tiến hành điều tra khảo sát (20 hộ tại thôn Hoàng Văn Thụ, 20 hộ tại thôn Nái, 20 hộ tại thôn Minh Tâm), đối tượng điều tra là các hộ trồng ngô dựa trên danh sách do cán bộ xã cung cấp cùng sự giúp đỡ của cán bộ xóm.

Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra để tiến hành thu thập thông tin.

+ Nội dung phiếu điều tra: thông tin cơ bản về nông hộ, tình hình sản xuất ngô tại hộ gia đình.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề để thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng - mở phù hợp với thực tế, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham tham gia của người dân.

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập các thông tin qua các cán bộ địa phương, từ các nhà lão nông và từ các hộ nông dân làm ăn khá.

+ Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các hộ tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu

2.4.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp từng nội dung. - Xử lý định tính, định lượng dựa trên phần mềm xử lý số liệu excel.

2.4.3. Phương pháp so sánh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhaụ Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung để xem xét.

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 32)