Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngô ở xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 68)

xuất ngô ở xã Quang Minh.

4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật

Để cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt thì vấn đề đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầụ Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật không những cây trồng tạo ra năng suất cao mà còn cho sản phẩm có chất lượng tốt. Chính vì vậy để cho mọi người dân tham gia mô hình có thể đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

* Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

-Nghiên cứu khảo nghiệm các mô hình công tác bền vững.

-Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm ở các cấp cơ sở nhằm giúp nhân dân sử dụng đất có hiệu quả.

-Chú trọng các mô hình trình diễn đảm bảo khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của vùng để các hộ nhận thấy được hiệu quả và thực hiện nhân rộng diện tích.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật giúp người dân nắm vững kỹ thuật để dễ áp dụng vào thực tế.

- Hỗ trợ nông dân về vật tư nông nghiệp góp phần đảm bảo quy trình kỹ thuật.

* Đối với người dân

- Áp dụng biện pháp kỹ thuật vào sản xuất.

- Thường xuyên học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các hộ sản xuất khác: Chủ động tích cực tham gia các lớp, khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp. Ngoài ra cần tích cực thu thập học hỏi sách báo ti vi,…

4.3.2. Giải pháp về thị trường

* Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

- Tăng cường nghiên cứu thị trường để cung cấp thông tin kịp thời cho bà con nhân dân, từng bước nâng cao kiến thức về thị trường cho người nông dân: liên kết giữa doanh nghiệp và hộ gia đình, xây dựng cơ chế liên doanh, cơ chế mua sản phẩm, thông tin thị trường tránh độc quyền mua bán dẫn đến thiệt hại cho người dân.

- Nhà nước tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ để người dân yên tâm sản xuất.

*Đối với người dân

- Chủ động linh hoạt trong việc nắm bắt thị trường.

- Liên kết với các hộ sản xuất trong vùng để tránh tư thương ép giá.

4.3.3. Giải pháp cơ sở hạ tầng

- Thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm trong các trương trình bê tông hóa đường liên thôn xóm, kênh mương, vận động người dân trường xuyên duy tu bảo dưỡng.

- Chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn cấp hàng năm hoặc các chương trình dự án: chương trình 135, nông thôn mới,

4.3.4. Giải pháp về vốn

-Chính quyền địa phương cần làm cầu nối giữa người dân với tín dụng như: Ngân hàng nông nghiệp và PTNN, ngân hàng chính sánh xã hội,…,tạo

điều kiện cho người dân vay vốn một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất để phát triển kinh tế.

- Chính quyền xã cần có biện pháp hỗ trợ và những chính sách cho những hộ nghèo dưới nhiều hình thức khác nhau để có điều kiện phát triển kinh tế, tự chủ trong sản xuất.

- Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy được hoặc liên kết với các hộ trồng trọt khác để trồng ngô trên cơ sở hiểu biết kỹ thuật và thị trường.

- Hỗ trợ nông dân bằng cách cho ứng vật tư phân bón nông nghiệp theo hình thức trả chậm để nông dân có điều kiện đầu tư thâm canh.

- Giúp cho nông dân tiếp cận hiểu biết thêm về các chính sách vốn, tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống các thủ tục hành chính để nhân dân thuận tiện hơn trong việc vay vốn.

- Kết hợp nguồn vốn của nhà nước, nguồn vốn của gia đình vào sản xuất. - Khai thác các nguồn vốn để đầu tư vào trồng trọt.

4.3.4. Giải pháp về lao động

Do nguồn lao động dồi dào, dư thừa trong lúc nhàn, nên địa phương có nhiều thuận lợi huy động lao động địa phương. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng lao động cần nâng cao chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho người dân

-Mở các lớp đào tạo tay nghề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người dân.

-Cần có chính sách thu hút các kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp, khuyến nông đặc biệt con em địa phương về quê công tác. Các tiêu chuẩn chế độ với cán bộ cần rõ ràng và theo hướng khích lệ họ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình học tập tại UBND xã Quang Minh về đề tài: “Đánh giá

hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh. Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang” Được sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn và các cán bộ của UBND

Xã Quang Minh cùng với sự nỗ lực của bản thân trong việc tham gia hoạt động của xã, tôi rút ra kết luận:

Với diện tích đất tự nhiên là 5.002 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 1.258,11ha: cụ thể năm 2013 diện tích ngô là 344,7 ha năng suất bình quân là 47,45 tạ/hạ So với cây lạc là diện tích 93,8 ha, năng suất bình quân 24,5 tạ/hạ Do đó cây ngô được phát triển nhanh trên địa bàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác hiện nay đang được trồng trên địa bàn xã. Mỗi năm diện tích sản lượng đều tăng, trồng ngô đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của xã, được khẳng định là một trong các cây trồng xóa đói giảm nghèo cho người dân. Đặc biệt với những hộ trồng với diện tích lớn, hàng năm đã cho thu nhập rất cao từ ngô.

Trong quá trình trồng ngô người dân đều gặp những khó khăn nhất định nhưng họ đều có thể khắc phục được. Khó khăn lớn nhất là thiếu vốn, sâu bệnh, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật không caọ Một số hộ dân trồng cây ngô chưa mạnh dạn tập trung đầu tư phát huy khai thác tiềm năng của cây ngô. Đặc biệt là việc bón phân để ổn định về năng suất, chất lượng sản phẩm ngô. Nhiều diện tích có khả năng phát triển cây ngô nhưng chưa được khai thác và phát triển. Việc thu hoạch, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi thu mua còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giao thông và phương tiện vận chuyển.

Mặc dù có khó khăn nhưng cũng có những thuân lợi là người dân có kinh nghiệm được sự giúp đỡ hỗ trợ của cán bộ chính quyền với lại đất đai phù hợp nên người dân trồng loại cây này nhiềụ

Yếu tố ảnh tới năng suất cây ngô là giống, giống tốt thì khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn tác động bên ngoài sẽ không ảnh hưởng mấy tới cây trồng. Thời vụ cũng rất quan trọng nên chọn thời điểm thích hợp.

Tóm lại: Trồng và phát triển cây ngô sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với hoạt động sản xuất của người dân.

2. Kiến nghị

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ khuyến nông các cấp, đặc biệt là vùng sâu vùng xa để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp.

- Cần thực hiện và xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể trong quá trình thực hiện phải tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra, hướng dẫn.

- Thường xuyên mở lớp tập huấn, tuyên truyền vận động người dân tham giạ Nội dung tập huấn phù hợp với nguyện vọng của người dân.

- Nghiên cứu tiến bộ KHKT mới tiến bộ áp dụng vào thực tiễn sản xuất của người dân. Tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân để áp dụng vào sản xuất cây ngô đem lại hiệu quả kinh tế caọ

- Tiếp tục phát triển và mở rộng thêm diện tích cây ngô để góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Có quy hoạch về diện tích dành riêng cho việc trồng cây ngô.

- Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phát triển cây ngô như việc bố trí, hỗ trợ đặt các máy chế biến tinh bột để thu mua sản phẩm cho người dân.

- Thực hiện các chính sách vay vốn ưu đãi để người dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Ị Tài liệu in

1. Lê Lâm Bằng (2008), “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông

dân trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái”, luận văn thạc sỹ kinh

tế, trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên.

2. TS. Phùng Thị Hồng Hà (2006) Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp , DHKT Huế

3.Bùi Văn Hiệu, Giáo trình cây ngô- nghiên cứu và sản xuất

IỊ Tài liệu internet

4.http:///www.nguyencuong.com.vn/Vnews.aspx?IDPar=16&IDChild=819 5. http://vịwikipediạorg/wiki/Ng%C3%B4 6.http://www.baovethucvatphuyen.com/QUY_TRNH_K_THUT_TRNG_NG- f95.py 7.http://www.rauhoaquavietnam.vn/default.aspx?tabID=5&ID=22&LangID=1 8. http://khoaluan.vn/Doc/13593/ báo-cáo-tốt-nghiệp-điều-tra -tình -hình -sản -xuất- ngô-của-xã-đại-phác-huyện-văn=yên-tỉnh-yên-báịhtml 9. http://www.dokọvn/luan-van/dieu-tra-tinh-hinh-san-xuat-ngo-giai-doan- 2005-2010-tai-xa-yen-khoai-huyen-loc-binh-tinh-lang-son-153586 10. http://vaas.vn/kienthuc/cayngo/nhucaunuoccuangọphp 11. www.thongtinkhcndaklak.vn/thanhtuu/xhnv/xhnv_57.do 12. http://doc.edụvn/tai-lieu/khoa-luan-nhung-giai-phap-phat-trien-cay-ngo- thuong-pham-nang-suat-cao-cua-viet-nam-den-nam-2010-44493/

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

Điều Tra viên:………..

Ạ THÔNG TIN CƠ BẢN

Tên chủ hộ:……… Giới tính:……… Tuổi:………. ………Dân tộc:………..

Trình độ văn hóa:……….

Số nhân khẩu:………….. Trong đó:Nữ:…… Nam…… Địa chỉ: Xóm:………. Xã: ..……… Huyện: Bắc Quang Tỉnh: Hà Giang.

Phân loại hộ theo thu nhập: Giầu 

Khá  Trung bình Cận nghèo Nghèo 

B. Thông tin cơ bản của hộ trồng ngô và lạc

Ị Diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang sử dụng của hộ

Loại đất Diện tích (m²) Ghi chú

- Đất trồng ngô - Đất trồng lúa - Đất trồng lạc

Tổng cộng

IỊ Thông tin của hộ trồng ngô

2.1. Gia đình ông (bà) có trồng ngô không ?

2.2. Ông (bà) tự trồng ngô hay có sự hỗ trợ từ bên ngoàỉ

………

Nếu được hỗ trợ thì: - Cơ quan nào hỗ trợ?………..

- Hỗ trợ những gì? Vốn Phân bón

Giống Không được hỗ trợ gì Kỹ thuật

2.3. Giống cây ngô mà gia đình ông (bà) sử dụng là………..

2.4. Ông (bà) tự sản xuất hay mua giống cây ngô ở ngoài ? Tự sản xuất Mua ngoài

2.5. Ông (bà) có được tập huấn kỹ thuật không? Có Không

Nếu có thì cơ quan, tổ chức nào thường tiến hành tập huấn: Phòng NN & PTNT Trạm khuyến nông Các cơ quan, tổ chức khác

2.6. Thị trường tiêu thụ chủ yếu: Bán cho thương lái Tự mang ra chợ bán Doanh nghiệp đến thu mua 2.7. Trong thời gian tiêu thụ gia đình có gặp khó khăn gì hay không? ………

………

2.8. Trong quá trình trồng ngô ông (bà) thường gặp những thuân lợi khó khăn gì? ………

………

………

………

2.9. Chi phí cho việc trồng ngô

Chi phí ĐVT Số lượng (kg/sào) Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000 đ)

1.Chi phí trung gian 1.1.Giống Kg 1.2.Phân bón + Đạm Kg + NPK Kg + Phân chuồng Kg

Thuốc trừ sâu Gói 1.3. Chi phí khác + cày, bừa m² 2. Công lao động Tổng chi phí IIỊ Tình hình trồng Lạc 3.1. Ông ( bà) có trồng lạc không? Có không

3.2. Khi trồng ông (bà) có nhận được hỗ trợ gì không ?

Có không 3.3. Trồng lạc thường gặp những thuận lợi khó khăn gì ? ……… ……… ……… ………

3.4. Chi phí cho trồng cây Lạc của hộ Chi phí ĐVT Số lượng (kg/sào) Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ)

1.Chi phí trung gian

1.1.Giống Kg 1.2.Phân bón + Đạm Kg + NPK Kg + Phân chuồng Kg + Các loại phân khác Kg 1.3.Thuốc trừ sâu 1.4.Chi phí khác +Thuê cày,bừa m² 2. Công lao động Tổng chi phí IV. Kết quả sản xuất của ngô và lạc

Tiêu chí Đơn vị Ngô Lạc

Diện tích Sào

Năng suất Kg/sào

Sản lượng Kg

Giá bán 1.000đồng

Doanh thu 1.000 đồng

4.1. Theo ông ( bà) trồng ngô và trồng lạc trồng cây nào có hiệu quả nhất ?

……… ………

4.2. Giá bán ngô thay đổi thế nào ?

Năm 2011 là bao nhiêu……… Năm 2012 là bao nhiêu………

Năm 2013 là bao nhiêu………

4.3. Giá bán lạc thay đổi như thế nào ? Năm 2011 là bao nhiêu………

Năm 2012 là bao nhiêu………

Năm 2013 là bao nhiêu………

4.4. Những khó khăn chủ yếu của gia đình hiện nay là gì ? Khó khăn 2.1. Thiếu đất 2.2. Thiếu vốn 2.3. Sâu bệnh 2.3. Khó tiêu thụ sản phẩm 2.4. Thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật 2.5. Thiếu thông tin về thị trường 2.6. Thiếu các dịch vụ hỗ trợ của sản xuất 10. Ý kiến của ông (bà) trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngô? ……… ……… ……… ………. XÁC NHẬN CỦA CHỦ HỘ (Ký, ghi rõ họ tên)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)