Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 29)

Cây ngô là cây ngũ cốc chính cổ nhất là một trong ba cây ngũ cốc quan trọng nhất. Chính vì vậy trong lịch sử tiến hóa của khoảng 1000 loài cây trồng phổ biến trong trái đất hiện nay chưa có cây nào phát triển nhanh chóng và đa công dụng như cây ngô. Ở Việt Nam cây ngô là cây lương thực quan trọng đứng thứ hai về sau lúa và là cây màu số một, được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc: vùng đồng bằng sông hồng, bắc trung bộ, trung du miền núi bắc bộ [8].

Những năm qua nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc nghiên cứu phát triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu tư: Dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006 - 2010 (đã kết thúc) và dự án phát triển sản xuất giống ngô lai giai đoạn 2011 - 2015 (đang triển khai).

- Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ thuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm năng của giống. Năm 2010, NSTB cả nước đạt 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn so với năng suất ngô có thâm canh là 70 - 80 tạ/hạ Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếụ

Để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80% nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng diện tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện naỵ Do đó tình hình diện tích sản lượng, năng suất ngô ở Việt Nam được thể hiện ở bản sau

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam qua 3 năm

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích (ha) 1.126.390,82 1.121.255,38 1.118.220,54

Năng suất (tấn/ha) 4,09 4,31 4,32

Sản lượng (tấn) 4.606.800 4.835.716,86 4.803.196,27

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy diện tích từ năm 2010-2012 có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2010 là 1.126.390,82 ha tới năm 2011 giảm xuống còn 1.121.255,38 ha và năm 2012 giảm xuống 1.118.220,54 hạ Mặc dù diện tích giảm nhưng năng suất tăng điều này thể hiện ở trình độ của người dân càng được cải thiện và nâng cao, như năm 2010 đạt được 4,09 (tấn/ha), năm 2011 tăng lên 4.31 (tấn/ha), tới năm 2012 là 4,32 (tấn/ha).

Sản lượng ngô tương đối đồng đều qua các năm nhưng năm 2010 là 4.606.800 tấn, năm 2011 còn 4.835.176,86 tấn, và năm 2012 lại giảm là 4.803.196,27 tấn. Từ mức năng suất, diện tích, sản lượng giảm như vậy cho ta thấy nhu cầu từ sản phẩm ngô dần khan hiếm đối với thị trường tiêu thụ trong nước. Khiến cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sẽ bị bó hẹp ở một mức nào độ nhất định. Để đáp ứng nhu cầu trong nước Việt Nam phải nhập khẩu ngô từ nước ngoài sang để sản xuất chế biến những sản phẩm phù hợp với tình hình hiện naỵ Muốn hạn chế nhập khẩu thì cần có chính sách phát triển cây ngô tạo điều kiện cho người dân để người dân sản xuất.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây ngô tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)