Thực trạng các loại hình sử dụng đất của huyện Hoằng Hoá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 76)

Bảng 3.8. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất canh tác huyện Hoằng Hoá Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diệ(ha) n tích

I Vùng đồng bằng 9.518,09

LUT 1 2 lúa + 1 màu 1982,61

1. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 2. Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

LUT 2 2 lúa 4. Lúa xuân - Lúa mùa 3.328,45

LUT 3 1lúa + 2màu 811,78

5. Lạc xuân - Lúa mùa - Rau đông 6. Đậu tương xuân - Lúa mùa - Ngô đông 7. Đậu tương xuân - Lúa mùa - Khoai lang 8. Ngô xuân - Lúa mùa - Rau đông

LUT 4 1 lúa + 1 màu 656,8

9. Lạc xuân - Lúa mùa

10. Đậu tương xuân - Lúa mùa

LUT 5 1 lúa + 1 cá 11. Lúa chiêm xuân - Cá 241,18

LUT 6 1 lúa 12. Lúa chiêm xuân 579,28

LUT 7 Chuyên rau màu và cây CNNN 1.343,39

13. Ngô xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 14. Rau xuân - Vừng - Rau đông

15. Lạc xuân - Vưng - Khoai lang 16. Rau các loại

LUT 8 Nuôi trông thủy sản nước ngọt 17. Chuyên cá 574,6

II. Vùng ven biển 3.561,22

LUT 1 2 lúa + 1 màu 477,62

1. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông 3. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang

LUT 2 2 lúa 4. Lúa xuân - Lúa mùa 737,65

LUT 3 1lúa + 2màu 352,46

6. Đậu tương xuân - Lúa mùa - Ngô đông 7. Đậu tương xuân - Lúa mùa - Khoai lang 8. Ngô đông - Lúa mùa - Rau đông

LUT 4 1 lúa + 1 màu 378,26

9. Lạc xuân - Lúa mùa

10. Đậu tương xuân - Lúa mùa

LUT 7 Chuyên rau màu và cây CNNN 397,85

13. Ngô xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 15. Lạc xuân - Vừng - Khoai lang 16. Rau các loại

LUT 8 Nuôi trông thủy sản nước lợ 18. Chuyên tôm 1.217,38

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

Từ kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ, chúng tôi đã tổng hợp được một số loại hình sử dụng đất chính theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, trên cơ sở phân chia thành 02 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng 1 - Vùng đồng bằng: Địa hình chủ yếu vàn cao, vàn và vàn thấp, gồm 33 xã, thị trấn phía Bắc, Tây Bắc và phía Nam huyện thuộc tả ngạn, hữu ngạn sông Tuần, sông Mã. Là vùng đất thích hợp với thâm canh lúa nước, lúa - màu (trồng rau màu)

Các xã: Hoằng Trung, Hoằng Quang và Hoằng Phúc được lựa chọn làm ba

điểm nghiên cứu đại diện cho tiểu vùng này.

+ Tiểu vùng 2 - Vùng ven biển: Địa hình chủ yếu là cao, vàn cao gồm 10 xã ven biển. Đất đai chủ yếu là cát và cát pha, độ phì thấp thích hợp với hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Các xã: Hoằng Hải, Hoằng Phụ được lựa chọn làm hai điểm nghiên cứu đại diện cho tiểu vùng này.

* Mô t các loi hình s dng đất nông lâm nghip

- LUT 1 (2 lúa + 1 màu): loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh chủ

yếu là Lúa xuân - Lúa mùa - cây vụđông (ngô, đậu tương, bí xanh, rau đông), thường

được bố trí trên các chân ruộng có địa hình vàn và chếđộ tưới tiêu chủđộng.

+ Vụ xuân: thường sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai, năng suất cao như

Khang Dân 18, CL 19, Nhị ưu 63, N 29, Nếp 87..., thời gian sinh trưởng từ 120 - 140 ngày. Lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 8 - 10 tấn phân chuồng để

bón lót, từ 120 - 250 kg đạm Urê, từ 330 - 650 kg NPK, 85 - 140 kg kali. Năng suất

đạt 45 - 58 tạ/ha.

+ Vụ mùa: thường sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất cao như Khang Dân 18, Nhị Ưu số 7, 63, N 29, AYT 77..., thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày. Lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha: từ 8,5 - 10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 120 - 195 kg đạm Urê, từ 330 - 555 kg NPK, từ 85 - 110 kg kali. Năng suất đạt 40 - 48 tạ/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

rau đông...

Ngô: thường sử dụng các giống ngô LVN 20, DK 88…, lượng phân bón cho 1 ha trung bình: 5,5 - 7,0 tấn phân chuồng, urê 140 - 330 kg, từ 415 - 695 kg NPK, từ 85 - 140 kg kali , supe lân 416 kg, năng suất ngô đạt trung bình 4,7 tấn/ ha.

Cây đậu tương: trồng chủ yếu các giống AK06, DT2000 là các loại giống chất lượng cao, lượng phân bón trung bình cho 1 ha: 4,5 - 5,5 tấn phân chuồng, từ 70 - 100 kg Urê, từ 250 - 420 kg NPK, từ 85 - 110 kg kali, năng suất đạt 10 - 15 tạ/ha.

Các loại rau vụ đông thường được trồng ở vụ này là su hào, bắp cải, xúp lơ,

đậu cô ve, đậu Hà Lan, ớt, rau thơm…, lượng phân bón đầu tư cho 1 ha trung bình: 12 tấn phân chuồng, Urê 356 kg, từ 250 - 450 kg NPK, từ 200 - 235 kg kali, năng suất đạt 40 - 45 tạ/ha.

- LUT 2 (2 lúa): loại hình sử dụng đất này với với công thức luân canh là Lúa xuân - lúa mùa, thời gian sinh trưởng, mức độ đầu tư phân bón, năng suất của loại hình sử dụng đất này tương tự như loại hình sử dụng đất 2 vụ lúa - 1 vụ màu.

- LUT 3 (1 lúa + 2 màu): loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh chủ yếu cây vụ xuân - lúa mùa - cây vụđông.

Lạc xuân: chủ yếu sử dụng các giống lạc L14, LVT, MD 7…, lượng đầu tư

phân bón cho 1 ha trung bình: 4,5 - 5,5 tấn phân chuồng, urê 85 kg/ ha, từ 275 - 400 kg NPK, từ 55 - 85 kg kali, năng suất đạt trung bình 12 - 14 tạ/ha.

Đậu tương xuân: thường trồng các giống như DT 96, DT 99…, thời gian sinh trưởng từ 105 -115 ngày, lượng phân bón đầu tư cho 1 ha trung bình: từ 3 - 4 tấn phân chuồng, từ 60 - 85 kg Urê , từ 280 - 480 kg NPK, từ 85 - 100 kg kali, năng suất đạt từ 12- 14 tạ/ha.

Ngô đông: thường sử dụng các giống ngô LVN 20, LVN 99, P 11, P 60…, lượng phân bón cho 1 ha trung bình: 5,5 - 7,0 tấn phân chuồng, urê 140 - 220 kg, từ

415 - 555 kg NPK, từ 110 - 130 kg kali , supe lân 416 kg, năng suất ngô đạt trung bình 40 - 50 tạ/ ha.

Lúa mùa: sử dụng các giống KD 18, NhịƯu 63, N 29, Bắc Ưu 903, X 21, X 23..., thời gian sinh trưởng từ 120 - 140 ngày, lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha: từ 5,5 - 7 tấn phân chuồng để bón lót, từ 100 - 165 kg đạm Urê, từ 415 - 555 kg

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

NPK, từ 85 - 110 kg kali, năng suất đạt 40 - 46 tạ/ha.

- LUT 4 (1 lúa + 1 màu): loại hình sử dụng đất này có các kiểu sử dụng đất như lạc xuân - lúa mùa, đậu tương xuân - lúa mùa, thường được bố trí ở các chân ruộng dộc, vàn cao, chế độ tưới hạn chế hơn so với loại hình sử dụng đất 1 lúa + 2 màu. Các loại cây trồng, mức độ đầu tư phân bón, năng suất của loại hình sử dụng

đất này tương tự như loại hình sử dụng đất 1 lúa + 2 màu.

- LUT 5 (1 lúa + 1 cá): loại hình sử dụng đất này được áp dụng cho các vùng

đất chiêm trũng, ngập úng mùa mưa có khả năng khoanh nuôi cá.

Lúa chiêm xuân: sử dụng các giống dày ngày như Xi 23, X 21, DT 10, DT 13…, thời gian sinh trưởng từ 140 - 160 ngày, lượng phân bón sử dụng cho 1 ha từ

5,5 - 6,5 tấn phân chuồng, từ 85 - 110 kg đạm Urê, từ 415 - 555 kg NPK, từ 85 - 110 kg kali. Năng suất đạt 45 - 53 tạ/ha.

Cá: loại hình sử dụng đất này có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi,

được bố trí ở các chân ruộng trũng. Sau khi lúa đẻ nhánh lấy thêm nước vào ruộng và bắt đầu thả cá, cá thả thường có trọng lượng từ 10 - 15 con/kg, thu hoạch vào cuối tháng 11, năng suất đạt từ 20 - 40 tạ/ha.

- LUT 6 (1 lúa): loại hình sử dụng đất này được áp dụng cho các vùng đất chiêm trũng.

Lúa chiêm xuân: sử dụng các giống dày ngày như Xi 23, X 21, DT 10, DT 13…, thời gian sinh trưởng từ 140 - 160 ngày, lượng phân bón sử dụng cho 1 ha từ

5,5 - 6,5 tấn phân chuồng, từ 85 - 110 kg đạm Urê, từ 415 - 555 kg NPK, từ 85 - 110 kg kali. Năng suất đạt 45 - 53 tạ/ha.

- LUT 7 (chuyên rau, màu và cây CNNN): thường được bố trí ở khu vực có

địa hình vàn cao, cao, chếđộ tưới hạn chế, khu vực ven sông nằm ngoài đê.

Lạc xuân, đậu tương xuân: các giống lạc và đậu tương, quy trình sản xuất, chăn sóc và năng suất tương tự như trong công thức luân canh 1 lúa + 2 màu.

Ngô xuân: sử dụng các giống như: P 11, P 60, LVN 99…, lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 4 - 5,5 tấn phân chuồng, từ 140 - 250 kg đạm Urê, từ

415 - 555 kg NPK, từ 85 - 110 kg kali. Năng suất đạt 33 - 52 tạ/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

DT 99…, lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 3 - 4 tấn phân chuồng, từ 60 - 85 kg đạm Urê, từ 280 - 420 kg NPK, từ 85 - 110 kg kali. Năng suất đạt 10 - 13 tạ/ha.

Ngô đông: các giống ngô, quy trình sản xuất, chăn sóc và năng suất tương tự

như trong công thức luân canh 1 lúa + 2 màu.

Đất chuyên rau thường được bố trí tại các chân ruộng có địa hình vàn, thành phần cơ giới trung bình và chế độ tưới tiêu chủ động, các loại rau được trồng rất đa dạng (tuỳ từng mùa vụ) như xúp lơ, bắp cải, su hào, đậu đỗ các loại…, mức độđầu tư

về giống từ 600.000đđến 1.000.000đ; lượng phân bón thường sử dụng cho 1 ha từ 5,5 - 8,5 tấn phân chuồng, từ 120 - 180 kg đạm Urê, từ 500 - 450 kg NPK, từ 350 - 4000 kg kali; công lao động từ 1.2000 - 1.5000 công/ha/năm; năng suất đạt 18 - 20 tấn/ha.

- LUT 8 (nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt: chuyên cá): Được nuôi trồng chủ

yếu trên các ao, hồ, đập trong huyện. Ngoài ra còn có một phần nhỏ diện tích thuộc

đất glây hình thành trên địa hình trũng, được cải tạo thành ao, hồ nuôi cá. Chi phí về

con giống từ 5 - 8 triệu đồng/ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)