Giải pháp thị trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 99)

Thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Để

mở rộng được thị trường tiêu thụ nông sản góp phần giúp cho người dân không phải khó khăn trong việc tiêu thụ những sản phẩm do mình tạo ra chúng tôi xin đưa ra hướng giải quyết như sau:

- Hình thành các trung tâm thương mại ở các trung tâm của thị trấn để từđó tạo môi trường cho giao lưu hàng hóa, giúp nông dân có nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm nông sản nhất là các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ như các loại rau, củ, quả vụđông.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90

Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng là giải pháp cơ bản để đưa sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nước ta đi đúng theo quỹ đạo của nền kinh tế thị

trường, vừa đảm bảo được lợi ích của nông dân, vừa hạn chếđược rủi ro.

- Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, đăng ký thương hiệu hàng nông sản, thiết lập mạng lưới phân phối nông sản hàng hóa.

3.6.2 Gii pháp v khoa hc công ngh

Khoa học công nghệ có vai trò quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng. Do vậy trong quá trình sản xuất phải không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin kinh tế - xã hội. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh thâm canh với việc đầu tư thêm các yếu tốđầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng đầu vào là vấn đề cần thiết.

Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến ngư… đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng.

Tăng cường mối liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủđạo.

Thường xuyên mở các lớp tập huấn học tập kinh nghiệm sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học mới cho người nông dân với các chủ đề cụ thể. Cần tăng mối liên hệ giữa người dân và các cán bộ cơ sở.

3.6.3. Hoàn thin h thng chính sách tác động đến hiu qu s dng đất nông nghip

Để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa là nhu cầu bức xúc hiện nay mà huyện cần quan tâm. Vùng sản xuất hàng hóa tập trung có thể xây dựng dưới dạng: vùng chuyên canh, vùng đa canh hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Các xã trên cơ sởđặc điểm kinh tế, đất đai mà xây dựng vùng sản xuất hàng hóa cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

trình chuyển đổi cần nhanh chóng thực hiện việc dồn điền đổi thửa. Để sản xuất hàng hoá phát triển bền vững cần có sự giải quyết đồng bộ các vấn đề: thị trường, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật. Từng bước xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, cần hoàn thiện chính sách đất đai, tổ chức lại việc sử dụng đất của nhân dân. Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp: hỗ trợ

vốn, kỹ thuật cho nông dân…

3.6.4. Mt s gii pháp khác

Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi (cải tạo hệ thống trạm bơm, kiên cố

hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu…), cải tạo, mở rộng các tuyến đường giao thông và nâng cấp các tuyến đường hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của người dân trong huyện.

Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, thú y, phân bón hoá học, nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV đểđảm bảo môi trường đất, nước, không khí.

Mở rộng hình thức tổ chức tín dụng nhân dân, để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, đồng thời cho hộ nông dân vay vốn để phát triển sản xuất với lãi suất thấp. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường chế

biến nông sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, với công nghiệp chế biến. Đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản của Nhà nước với hợp tác xã, nông dân nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung có quy mô sản phẩm hàng hóa đa dạng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92

KT LUN, ĐỀ NGH

1. Kết luận

1. Hoằng Hoá là huyện đồng bằng ven biển có tổng diện tích tự nhiên 22.473,18 ha, trong đó đất nông nghiệp 14.518,8 ha, chiếm 64,6 % tổng diện tích tự nhiên. Toàn huyện có 8 loại hình sử dụng đất và 18 kiểu sử dụng đất: Vùng đồng bằng có 8 LUT là: 2 lúa + 1 màu, 2 lúa, 2 màu + 1 lúa, 1 lúa + 1 màu, 1 lúa + 1 cá, 1 lúa, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Vùng ven biển có 6 LUT là: 2 lúa + 1 màu, 2 lúa, 2 màu + 1 lúa, 1 lúa + 1 màu, chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản nước lợ.

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT trên 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường.

* Hiệu quả kinh tế:

Đối với vùng đồng bằng: Loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất cao nhất là LUT 1 (2 lúa + 1 màu) bình quân đạt 71.380 ngàn đồng và thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) đạt 23.040 ngàn đồng. Hiệu quả đồng vốn cao nhất là LUT 5 (lúa + cá) đạt 1,57 lần và thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) đạt 0,93 lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với vùng ven biển: Loại hình sử dụng đất có giá trị sản xuất cao nhất là LUT 8 (nuôi trồng thủy sản nước lợ: Chuyên tôm) đạt 173.700 ngàn đồng và thấp nhất là LUT 4 (1 lúa + 1 màu) đạt 50.060 ngàn đồng. Hiệu quảđồng vốn cao nhất là LUT 8 (nuôi trồng thủy sản nước lợ: Chuyên tôm) đạt 4,32 lần và thấp nhất là LUT 1 (2 lúa + 1 màu) bình quân đạt 1,13 lần.

* Hiệu quả xã hội: Các loại hình sử dụng đất đều có ý nghĩa rất lớn trong đời sống xã hội của người sản xuất trên toàn huyện. Những LUT này không những đảm bảo lương thực cho huyện mà còn gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong đó LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa) và LUT 7 (chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày) đem lại hiệu quả xã hội cao nhất, thấp nhất là LUT 6 (1 lúa) và LUT 8 (nuôi trồng thuỷ sản nước lợ) .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93

tốt đến môi trường. Trong đó LUT 1 (2 lúa + 1 màu), LUT 3 (2 màu + 1 lúa) đem lại hiệu quả môi trường cao nhất, thấp nhất là LUT 5 (1 lúa + 1 cá), LUT 6 (1 lúa).

3. Đề xuất sử dụng đất của huyện Hoằng Hoá theo hướng sản xuất hàng hoá trong thời gian tới:

Tiểu vùng 1 (vùng đồng bằng) sẽ hình thành vùng trồng lúa chất lượng cao

đảm bảo nguồn lương thực và phục vụ tiêu thụ sản phẩm, chuyên sản xuất rau an toàn kết hợp với trồng cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương). Cây trồng chính là lúa su hào, cải bắp, súp lơ, rau các loại, lạc, đậu tương, vừng...

Tiểu vùng 2 (vùng ven biển) hình thành vùng trồng các cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng, đậu tương). Hình thành vùng lúa - cá (loại hình sử dụng đất

được áp dụng cho các vùng đất chiêm trũng, ngập úng mùa mưa và có khả năng khoanh nuôi cá); hình thàn vùng chuyên nuôi tôm với mật độ thả tôm 15 - 30 con/m2,nuôi trồng chủ yếu ở các đầm gần cửa sông, cửa lạch và vùng ngập mặn.

4. Giải pháp thực hiện cho các đề xuất: giải pháp thị trường, giải pháp về khoa học công nghệ, giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách tác động đến hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp, và một số giải pháp khác (đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ

tầng phục vụ sản xuất, có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, mở rộng hình thức tổ

chức tín dụng nhân dân, đa dạng hoá các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản của Nhà nước với Hợp tác xã, nông dân nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, tập trung có quy mô sản phẩm hàng hoá đa dạng.

2. Kiến nghị

1. Kết quả nghiên cứu của đề tài sớm được đưa ra thực hiện trên địa bàn huyện Hoằng Hoá để có thể khẳng định và xem xét ở những vùng có điều kiện tương tự.

2. Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ

khoa học kỹ thuật giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện sinh thái của huyện, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95

TÀI LIU THAM KHO

A. Tiếng việt

1. Hà Thị Thanh Bình và cộng sự (2002), Trồng trọt đại cương, NXB Nông Nghiệp I, Hà Nội

2. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Duy Bột (2001), “ Tiêu thụ nông sản – thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế và phát triển, (3), trang 28 – 30.

5. Nguyễn Văn Bộ (2008), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Lê Xuân Cao (2002), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số biện pháp sử dụng đất thích hợp ở Nông trờng quốc doanh sao Vàng Thanh Hoá. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội.

7. Trịnh Văn Chiến (2000), Nghiên cứu xây dựng mô hình canh tác thích hợp trên cơ sởđánh giá tài nguyên đất đai ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.

8. Hoàng Văn Cường (2002), Quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Đỗ Kim Chung (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam.

11. Lê Ngọc Dương, Trần Công Tá (1999), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp (tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Phạm Thị Mỹ Dung (1995), Phân tích thống kê Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội

13. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

14. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Ngô Thế Dân (2001), “ Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96

thôn, (1), trang 3, 4, 13.

16. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Đại từđiển kinh tế thị trường (1998), Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, Hà Nội, trang 262, 900, 963.

18. Trần Đình Đằng, Trần Việt Dũng và Hồ Văn Vĩnh (2000), Giải pháp về chính sách đất đai đối với doang nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam hiện nay, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Vũ Ngọc Hùng (2007), Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu sử dụng đất hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khu vực huyện Hòa Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.

21. Đặng Hữu (2000), “Khoa học và công nghệ phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp chí cộng sản (17), trang 32.

22. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hóa trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam,thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Luật đất đai Việt Nam (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, Đề tài 52D.0202, Hà Nội.

25. Luật đất đai Việt Nam (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Lê Văn Minh (2005), Nông nghiệp nông thôn - chuyển mình trước vận hội mới

27. Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), “Những giải pháp cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá”, Tạp chí tia sáng (3), trang 11, 12.

28. Nguyễn Văn Nam (2005), Thị trường xuất nhập khẩu rau quả, NXB Thống kê 29. Prabhul Pingali (1991), Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường, NXB Nông

nghiệp Hà Nội

30. Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn Xanh (1996), “Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam”, Kết quả nghiên cứu thời kỳ 1986 - 1996, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

31. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoằng Hoá (2013), Số liệu thống kê đất đai năm 2013.

32. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hoằng Hoá (2013), Tình hình phát triển nông nghệp qua một số năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97

33. Phòng Thống kê huyện Hoằng Hoá (2013), Số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội các năm 2005 - 2013.

34. RoSemary (1994). Hướng dẫn sử dụng đất nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp Hà Nội

35. Đặng Kim Sơn và cộng sự (2002), Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn, NXB thống kê, Hà Nội.

36. Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37. Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân, (2004), Đánh giá tiềm năng đất đaivà định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Khoa học Đất, ISSN 0868 – 3743, số 20/2004, trang 82-86.

38. Nguyễn Ích Tân, Nguyễn Tài Kiên (2010), Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học

Đất, ISSN 0868 – 3743, số 34/2010, trang 160-164.

39. Nguyễn Ích Tân, Nguyễn Viết Quý (2011), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử

dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Khoa học Đất, ISSN 0868 -3743, số 37/2011 trang 157-161.

40. Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Ích Tân, Nguyễn Quang Học, (2013), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 7/2013, trang 23-30. 41. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

42. Nguyễn Thị Ngọc Trân (2007), Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một số nước Châu Á, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 99)