a. Vấn đề sử dụng đất
Trên thế giới, mặc dù sự phát triển của sản xuất nông nghiệp của các nước không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở, nền tảng của sự
phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹđất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp (RoSemary, 1994).
Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ra nhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa. Nhưng tùy thuộc vào điều kiện, trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sựđánh giá khác nhau.
Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa quốc tế IRRI
đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Đất khô cằn có
ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Đối với hầu hết các cư dân ở các vùng đất khô cằn, cuộc sống của họ rất khó khăn và tương lai thường bất ổn, với mức sống cùng cực về các mặt kinh tế - xã hội và sinh thái. Trên toàn thế giới, đói nghèo, quản lý đất đai không bền vững và biến đổi khí hậu đang biến các vùng đất khô cằn thành sa mạc và ngược lại, hoang mạc hoá đang làm trầm trọng thêm và dẫn đến đói nghèo.
Trong thực tế, nông nghiệp phát triển theo dạng tổng hợp, các xu hướng đan xen nhau. Cụ thể :
- Vào những năm 60 của thế kỷ trước, các nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ La Tinh đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh”. Cuộc cách mạng này chủ yếu dựa vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô,
đậu….), xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và các thành tựu trong công nghiệp.
- Cuộc “cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ của khoa học trong việc tăng năng suất cây trồng, chất lượng các loại thức ăn gia súc và các phương thức chăn nuôi mang tính chất công nghiệp.
Vì tính chất thiếu toàn diện nên 2 cuộc cách mạng trên gặp nhiều trở ngại,
đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế.
- Cuộc “cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông dân với ruộng đất, khuyến khích tính cần cù của người nông dân để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp (Đường Hồng Dật và các cộng sự, 1994).
Nhìn chung, cả 3 cuộc cách mạng này chỉ mới giải quyết phiến diện, tháo gỡ
những khó khăn nhất định chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
nền nông nghiệp trí tuệ. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi hoạt động của hệ
thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp, hợp lý. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là sử dụng đất kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững.
b. Các nghiên cứu liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá trên thế giới
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cũng như để giải quyết những xung đột trong việc sử dụng đất cho nông nghiệp, công nghiệp là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu nông nghiệp của các nước trên thế giới đã và đang tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từđó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc biệt, viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI cũng đã đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất trồng lúa. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006).
Theo báo cáo của Tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiện đại như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy bao phấn cứu phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật gen… các nước trồng lúa trên thế giới đã tạo ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Mỹ là những quốc gia đi đầu. Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn Trung Quốc đã tạo ra nhiều giống lúa thuần khác nhau, bằng kỹ thuật gen cũng đã chuyển được một số
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26
Gần đây, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng kểở
một số nước trên thế giới. Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với cây nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc (Nguyễn Duy Tính, 1995).
Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả nhưở Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật... kết hợp giữa bón phân vào đất, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hoà sinh trưởng đã mang lại hiệu quả rất cao trong sản xuất nhưở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Nhật Bản....(Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006).
Nông dân Ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cho lúa gạo và lúa mì, trồng đậu tương thay cho cao lương ở vùng đất đen, trồng cây lúa ở vùng có mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bông và đậu đỗ (Nguyễn Thị
Vòng và các cộng sự, 2001).
Như vậy vấn đề về sản xuất nông nghiệp hàng hoá luôn được các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh đầu tư phát triển. Vì thếđã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Các nhà khoa học các nước đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công nghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.