Tình hình tiêu thụ nông sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 73)

Trung tâm huyện cách Thành phố Thanh Hóa 20km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 120 km theo hướng Bắc. Hoằng Hóa có 2 tuyến đường quốc lộ chạy qua: Quốc lộ 1A và quốc lộ 10, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển. Hoằng Hóa thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh... cũng như việc thúc đẩy phát triển một nền kinh tế đa dạng. Nông nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã, đang hình thành và phát triển. Trong sản xuất, một số hộ đã chuyển hẳn sang trồng những cây trồng hàng hoá theo yêu cầu của thị trường, chứ không phải do thừa nên bán như trước

đây nữa. Kết quảđiều tra về hướng sản xuất hàng hoá cho thấy: nông sản hàng hoá chủ yếu là cây thực phẩm (rau các loại, đậu các loại) và cây công nghiệp ngắn ngày. 100% số hộ trồng cây thực phẩm mục đích đem bán ra thị trường, tỷ lệ hàng hoá với nhóm cây rau là 85 - 90%, cây công nghiệp ngắn ngày là 80%. Nhóm cây lương thực, chủ yếu là sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội bộ. Có tới 85% số hộ trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

lúa lấy mục đích tiêu dùng trong gia đình là chính.

Bảng 3.7. Tỷ lệ hàng hóa và phương thức tiêu thụ các nông sản chính huyện Hoằng Hoá

STT Tên sản phẩm Tỷ lệ hàng hóa (%) Mức độ

tiêu thụ Đối tượng thu mua

Để sử dụng Để bán 1 Lúa 85 15 a Tư nhân 2 Ngô 60 40 b Tư nhân 3 Lạc hạt 80 20 a Tư nhân 4 Đậu tương 20 80 a Tư nhân 5 Vừng 20 80 a Tư nhân 6 Đậu đỗ 15 85 a Tư nhân 7 Hành 2 98 b Tư nhân 8 Cà chua 9 91 a Tư nhân 9 Rau các loại 8 92 b Tư nhân (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) * Ghi chú: Mức độ a,b,c theo số % PĐTNH

- Hàng hoá được tiêu thụ dễ: a

- Hàng hoá được tiêu thụ bình thường: b - Hàng hoá được tiêu thụ khó: c

Nhìn chung, hoạt động sản xuất hàng hoá đang phát triển, nhưng vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Hầu hết các xã trong huyện đều có chợ tạm riêng cung cấp và phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Huyện có mạng lưới chợ tương đối nhiều, tuy nhiên trên thực tế các chợ mới trao

đổi những vật dụng và nông sản thiết yếu chứ chưa hình thành những trung tâm, hợp tác xã dịch vụ thu mua nông sản hàng hoá. Hoạt động thương mại tự do giữa người dân với các tư thương là chủ yếu. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển hàng hoá chưa nhiều, đa số phải thuê, đường giao thông chưa đủ rộng nên việc mua bán và vận chuyển nông sản hàng hoá diễn ra chậm. Mặt khác chưa có một quy hoạch tập trung, chuyên môn hoá và cơ cấu đầu tư hợp lý nên nông sản hàng hoá thu được chất lượng chưa cao đồng đều gây khó khăn cho việc hình thành các kênh tiêu thụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 73)