Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 48)

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Đất đai Hoằng Hóa vừa có cảđất đồi núi, đất phù sa, vừa có cảđất mặn, đất cát biển. Theo kết quả điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Thanh Hóa của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp năm 2013, huyện Hoằng Hóa có 5 nhóm đất chính với 9 đơn vịđất được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân loại đất huyện Hoằng Hoá

STT Tên đất Việt Nam hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm cồn cát, bãi cát và đất cát biển C 4.461 19,85 1.1 Cồn cát trắng Cc 235 1,05 1.2 Đất cát biển C 4.226 18,80 2 Nhóm đất mặn M 1.567 6,97 2.1 Đất mặn nhiều Mn 656 2,92 2.2 Đất mặn ít và trung bình M 911 4,05 3 Nhóm đất phù sa P 11.009 48,99

3.1 Đất phù sa được bồi trung tính ít chua Pbe 1.029 4,58 3.2 Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua Pe 3.851 17,14

3.3 Đất phù sa glay Pg 6.129 27,27

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 4.1 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 916 4,08

5 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E 233 1,04

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá - năm 2013)

(1). Nhóm cn cát, bãi cát và đất cát bin (C)

Nhóm đất bãi cát, cồn cát và đất cát biển được hình thành mang ảnh hưởng chặt chẽ của mẫu chất và đá mẹ. Chúng thường được hình thành ở các sông, ven biển và nội đồng. Nhìn chung do sự bồi lắng chủ yếu từ sản phẩm thô (đá cát và macma axit) của các dải núi ven biển, với sự hoạt động của hệ thống sông và biển khá đặc thù nên đặc điểm của chúng khá đa dạng. Diện tích 4.461 ha, chiếm 19,85% diện tích tự nhiên của huyện, được chia thành 2 loại đất sau:

* Cồn cát trắng:(Cc)

Diện tích 235 ha, chiếm 1,05% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố tập ở

vành ngoài (sát biển), có nơi ăn sâu vào bên trong chạy song song với bờ biển hiện tại và xen với các dải cát bằng, thuộc các xã: Hoằng Ngọc, Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Đông, Hoằng Phụ. Cồn cát trắng có dạng thô sơ kiểu AC. Tầng A có màu hơi xám, tầng này có phản ứng hơi chua, các tầng dưới thường ít chua hoặc trung tính.

Tỷ lệ cấp hạt cát trong đất thường >90%, chủ yếu là cát trung bình và cát thô. Hạt rời rạc, không có kết cấu và dễ dàng bị di chuyển nhờ gió thổi trên mặt đất để

tạo thành các cồn cát hoặc đai cát. Đất thường xuyên bị khô hạn.

Đất cồn cát trắng có phản ứng chua (pHKCL: 4,37 - 4,88). Hàm lượng chất hữu cơ ở tất cả các tầng đều rất nghèo (0,12 - 0,46%). Đạm tổng số ở lớp đất mặt nghèo (0,050%), càng xuống sâu càng giảm. Kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo (tương ứng 0,50 - 0,65% và 2,6 - 4,9 mg/100g đất). Lân tổng số và dễ tiêu cũng nghèo (tương ứng 0,45 - 0,51% và 2,0 - 3,6 mg/100g đất). Lượng cation kiềm trao

đổi thấp (2,30 - 4,00). Dung tích hấp phụ (CEC) thấp: 5,33 - 4,62 lđl/100g đất.

Đất cồn cát trắng hiện tại phần lớn trồng phi lao, cỏ,… những cồn cát thấp trong đồng được sử dụng trồng màu, cây họ đậu,… có nơi phát triển khu dân cư, hoa màu, rau quả, vườn cây,…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

Sử dụng đất cồn cát trắng, ngoài mục đích phát triển diện tích trồng trọt, nên trồng rừng chắn gió, ngăn chặn sự di chuyển của cát. Với mục đích bảo vệ vùng nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

* Đất cát biển: (C)

Diện tích 4.226 ha, chiếm 18,80 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất cát biển nằm ởđịa hình vàn và vàn cao, hình thành do phú sa bồi lắng cùng với sự tham gia của quá trình lấn biển, chúng tập trung ở ven biển tạo thành các dải rộng, hẹp khác nhau. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã ven biển, như: Hoằng Ngọc, Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Hải, Hoằng Trường, Hoằng Thanh, Hoằng Đông, Hoằng Phụ...

Tỷ lệ cấp hạt cát trong đất biến động từ 75 đến >90%, chủ yếu là cát mịn và trung bình. Đất không có kết cấu hoặc kết cấu rất kém. Đất không có các tính chất: dẻo, dính, trương co và rất dễ sa lắng trong nước, không có khả năng giữ nước.

Đất cát biển thường có hạt thô, phân lớp rõ. Đất có phản ứng ít chua trung tính (pHKCL: 4,77 - 5,14) ở các tầng đất. Hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt nghèo (0,57%), giảm mạnh xuống các tầng dưới. Đạm tổng ở lớp đát mặt cũng nghèo (0,50%), càng xuống sâu càng giảm. Kali tổng số dễ tiêu đều nghèo (tương ứng 0,58 - 0,75% và 0,51 - 0,58 mg/100g đất). Lân tổng số và dễ tiêu cũng nghèo ở tất cả các tầng đất (tương ứng 0,046 - 0,048% và 2,6 - 6,2 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi thấp (2,90 - 5,70 lđl/10g đất). Dung tích hấp phụ (CEC) thấp (4,34 - 7,93 lđl/100g đất).

Diện tích đất cát biển hầu hết đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp

(trồng lúa từ 2 vụđến 3 vụ một năm). Những chân đất có đủ nguồn nước tưới có thể

trồng 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 1 vụ lúa 2 vụ màu. Những nơi không đủ nước tưới chuyên để trồng màu. Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng rau, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các cây màu chính là ngô đông, khoai lang, lạc, đậu đỗ các loại. Tuy đất cát biển có độ phì thấp, song nếu đầu tư cải tạo tốt vẫn cho năng suất cây trồng cao.

(2). Nhóm đất mn: (M)

Nhóm đất mặn ở Thanh Hóa nói chung và ở Hoằng Hóa nói riêng được hình thành do trầm tích biển hoặc ảnh hưởng của nước mặn tràn hoặc mạch mặn ở ven biển, cửa sông và do muối NaCl có tổng muối tan > 0,25% (tương đương > 0,05% Cl). Nhóm đất mặn có diện tích 1.567 ha, chiếm 6,97 % diện tích tự nhiên của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

huyện. Bao gồm 2 đơn vịđất sau:

* Đất mặn nhiều: (Mn)

Diện tích 656 ha, chiếm 2,92% diện tích tự nhiên của huyện, nằm ởđịa hình vàn và trũng, phân bốở các xã ven sông, biển và các cửa lạch. Tầng đất mặt thường có màu xám sẫm, các tầng đất dưới có màu có màu nâu tươi hoặc nâu, một số nơi thường chứa nhiều tàn tích hữu cơ.

Đất mặn nhiều thường có hàm lượng Cl- > 0,25%, tổng số muối tan >1% và EC > 3 mS/cm. Về mùa mưa những trị số trên thấp hơn. Thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng và thường có nền cát hay cát pha ởđộ sâu chưa đến 100cm và

ởđộ sâu 50 - 80cm thường gặp lớp cát xám xanh có xác vỏ sò, ốc biển. Đất trung tính kiềm nhẹ (pHKCL: 7,36 - 7,95). Hàm lượng hữu cơ ở tất cả các tầng đất đều nghèo (0,381 - 0,890%). Đạm tổng số ở lớp đất mặt nghèo (0,100%), càng xuống sâu càng giảm. Kali tổng số tầng mặt trung bình (1,21%) các tầng dưới đều nghèo. Kali dễ tiêu rất giàu ở tất cả các tầng (> 40 mg/100g đất). lân tổng số trung bình (0,071 - 0,091%). Lân dễ tiêu giàu (15,0 - 20,0 mg/100g đất) Lượng cation kiềm trao đổi trung bình (13,5 - 17,6 lđl/100g đất). Dung tích hấp phụ (CEC) trung bình

đến cao: 16,56 - 21,42 lđl/100g đất.

Đất mặn nhiều đa phần chỉ sử dụng trồng 1 vụ lúa mùa hoặc trồng cói. Biện pháp thủy lợi thường được áp dụng để cải tạo loại đất này là: quai đê, dẫn nước ngọt, rửa mặn. Trồng lúa là biện pháp truyền thống, nhưng chi phí cao và không phát huy thế mạnh của vùng. Nông dân ở vùng đất mặn áp dụng biện pháp vượt đất, tạo nên các dải đất cao, để trồng những cây trồng cạn, vùng thấp trồng lúa nước hoặc làm hồ, ao để nuôi trồng thủy hải sản.

Nhìn chung khai thác vùng đất mặn nhiều để trồng lúa là việc làm cần thiết, có vùng phát triển cả lúa đặc sản chất lượng cao. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, tùy từng địa phương nên dành những diện tích đất mặn thích hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là những loại cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phát triển một số loài thực vật đặc thù của vùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Diện tích 911 ha, chiếm 4,05 % diện tích tự nhiên của huyện, phân bốở các xã ven biển của huyện. Thành phần cơ giới của đất biến động từ cát đến thịt trung bình hoặc nặng, chủ yếu là đất có thành phần cơ giới trung bình. Những đất có kết cấu thường dạng tảng, cục hoặc dạng cột.

Đất mặn ít và trung bình có tỷ lệ mặn thấp hơn, Cl- (<0,25%) và tổng số muối tan (EC< 2 mS/cm). Đất có phản ứng trung tính hoặc chua ít (pHKCL: 5,68), xuống sâu độ pH tăng lên do nồng độ muối cao hơn (pHKCL: 6,36), độ no bazơ > 50%, dung tích hấp phụ của đất biến động lớn phụ thuộc vào thành phần cơ giới và hàm lượng mùn trong đất, độ lớn của CEC dao động từ 5,0 - 12,0 lđl/100g đất. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá (2,07%), các tầng dưới trung bình (1,26 - 1,61%).

Đạm tổng số trung bình (0,109 - 0,134%). Kali tổng số và dễ tiêu đều giàu (tương

ứng 1,88 - 2,12% và 20,09 - 26,8 mg/100g đất). Lân tổng số giàu (0,123 - 0,151%). Lân dễ tiêu trung bình (10,2 - 12,7 mg/100g đất). Lượng cation kiềm trao đổi trung bình (11,2 - 14,4 lđl/100g đất).

Đa số diện tích đất mặn ít và trung bình chủđộng được nguồn nước tưới tiêu,

đã và đang trồng 2 vụ lúa cho năng suất cao ở nhiều xã trong huyện, cũng như thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản hơn vùng nội đồng, vì còn quan hệ với thủy triều. Những vùng đất mặn trung bình không nên ngọt hóa một cách tùy tiện, như vậy sẽ

không giữđược môi trường sinh thái, để sử dụng đa dạng và hiệu quả hơn.

Đất mặn ít do quá trình tiếp xúc với nước ngọt, đã thoát mặn nên đất có phản

ứng gần như đất phù sa. Mức độ mặn ít đã thuận lợi đối với cây lúa, vẫn còn giữ được môi trường mặn đa dạng sinh học, nhất là đối với nuôi trồng thủy sản.

(3). Nhóm đất phù sa: (P)

Đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông trong địa bàn huyện, đã tạo nên vùng đồng bằng. Đất phù sa phân hóa theo mẫu chất, điều kiện địa hình và hệ thống sử dụng đất, do vị trí địa lý và bản chất của sản phẩm phù sa được bồi đắp khác nhau, nên đặc điểm của chúng rất đa dạng. Tính chất biểu thị sựđặc thù của đất phù sa là tính xếp lớp (Fluvic), không xa với nguồn nước mạch hoặc nước ngầm, nên đã ảnh hưởng đến tính chất và sự chu chuyển của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

chúng. Về độ phì nhiêu do chất lượng sản phẩm phong hóa từ thượng nguồn. Nhóm

đất phù sa có diện tích 11.009 ha, chiếm 48,99 % diện tích tự nhiên của huyện, được chia thành 3 đơn vịđất sau:

*Đất phù sa được bồi trung tính ít chua: (Pbe)

Loại đất này ở Hoằng Hóa với diện tích 1.029 ha, chiếm 4,58 % diện tích tự

nhiên của huyện. Đất nằm ở ngoài đê, hàng năm được bồi đắp thêm một lượng phù sa đáng kể của các con sông lớn thuộc hệ thống sông Mã - sông Chu nên đất luôn màu mỡ.

Đất phù sa được bồi trung tính ít chua có thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng

đất từ ít chua đến trung tính (pHKCL: 5,82 - 6,26). Hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt trung bình (1,26%). Đạm tổng số trung bình (0,112%). Lân tổng số giàu (0,115%). Kali tổng số trung bình (1,48%), lân và kali dễ tiêu trung bình (tương ứng 5,6 mg/100g đất và 7,1 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi thấp (4,80 lđl/100g

đất). Dung tích hấp phụ trung bình (CEC: 6,92 lđl/100g đất).

Đây là loại đất tốt nằm ởđịa hình bằng thoải, có độ phì nhiêu khá, gần nguồn nước, rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

* Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua: (Pe)

Diện tích 3.851 ha, chiếm 17,14 % diện tích tự nhiên của huyện, loại đất này nằm trong đê nên hàng năm không bị ảnh hưởng ngập lụt của sông dọc theo con sông lớn trong huyện, nằm ởđịa hình vàn, thoát nước tốt.

Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng đất từ ít chua đến trung tính (pHKCL: 6,20 - 6,32). Hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt trung bình (1,30%). Đạm tổng số trung bình (0,123%). Lân tổng số

nghèo (0,049%). Kali tổng số trung bình (1,01%), lân dễ tiêu giàu (14,0mg/100g

đất) và kali dễ tiêu trung bình (11,70 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi trung bình (11,40 lđl/100g đất). Dung tích hấp phụ trung bình (CEC: 14,27 lđl/100g đất).

Đất này hiện đang sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, vì đất vừa nghèo lân, thêm vào đó trong đất này lại có hiện tượng giữ chặt lân, nên cần tăng lượng phân bón vào đất. Trong quá trình cải tạo bằng thủy lợi, cũng cần phải chú ý một vấn đề

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

có thể xảy ra trong đất phù sa ở khu vực gần đồi núi, đó là sự kết von do nước ngầm rát xuống.

* Đất phù sa glây: (Pg)

Diện tích 6.129 ha, chiếm 27,27 % diện tích tự nhiên của huyện. Đất hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp khó thoát nước, đất thường xuyên dư ẩm, yếm khí

đất hình thành với đặc trưng quan trọng nhất là bị glây. Phân bốở các xã vùng đồng bằng như: Hoằng Phượng, Hoằng Phú, Hoằng Quý, Hoằng Kim, Hoằng Trung, Hoằng Trinh, Hoằng Sơn,...

Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng đất từ chua đến ít chua (pHKCL: 4,34 - 5,55). Hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt trung bình (1,37%). Đạm, lân và kali tổng sốđều trung bình (tương ứng 0,134 - 0,092% và 1,27%). Lân và kali dễ

tiêu cũng trung bình (tương ứng 10,0 mg/100g đất và 10,5 mg/100g đất). Tổng cation kiềm trao đổi thấp (6,08 lđl/100g đất). Dung tích hấp phụ trung bình (CEC: 10,30 lđl/100g đất).

Hiện nay đất phù sa glây hầu như đã được sử dụng hết để phát triển các cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày. Cây lúa vẫn phổ biến và ổn

định hơn cả, hệ thống cây trồng chưa được đa dạng hoá với phương thức thâm canh khoa học để nâng cao độ phì nhiêu của đất. Tỷ lệ cây họ đậu trong cơ cấu sử dụng

đất nông nghiệp trên đất phù sa glây còn thấp.

(4). Nhóm đất đỏ vàng: (F)

Trên địa bàn huyện nhóm đất đỏ vàng có diện tích 916 ha, chiếm 4,08% diện tích tự nhiên của huyện, đất hình thành trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ

khác nhau, nhóm đất này thảm thực vật có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và đặc

điểm các loại đất (tích lũy mùn, giữ nước, chống xói mòn,...). Nhóm đất này ở

Hoằng Hóa có 1 loại đất chính, cụ thể như sau:

* Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: (Fs)

Diện tích 916 ha, chiếm 4,08% diện tích tự nhiên của huyện. Đất hình thành chủ yếu ởđịa hình chia cắt, dốc nhiều, có cấu trúc khá, mức độ phong hóa feralit từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

Tây của huyện (Hoằng Giang, Hoằng Khánh, Hoằng Xuân, Hoằng Phượng). - Số liệu phân tích các phẫu diện đất đỏ dưới tán rừng và cây lâu năm cho thấy:

Đất có phản ứng chua đến ít chua (pHKCL: 4,72 - 5,05). Tổng cation kiềm trao

đổi thấp và dung tích hấp phụ thấp (tương ứng 7,70 lđl/100g đất và <9,00 lđl/100g

đất). Hàm lượng hữu cơở tầng mặt đạt từ trung bình đến khá (2,47 - 4,08%), xuống sâu hàm lượng mùn giảm dần. Đạm tổng số trung bình đến khá (0,169 - 0,263%) và giảm nhanh xuống các tầng dưới. Kali tổng số và dễ tiêu trung bình (tương ứng 1,29 - 2,22% và 9,70 - 18,60 mg/100g đất). Lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo (tương ứng 0,06 - 0,08% và 4,30 - 8,20 mg/100g đất).

- Loại đất này trên các khu vực đất chưa sử dụng (nhưđất trống đồi núi trọc)

và đất canh tác nương rẫy du canh. Do đó quá trình rửa trôi, xói mòn và thoái hóa

đất diễn ra mạnh, cho thấy tính chất lý, hóa tính như sau:

Đất có phản ứng chua (pHKCL: 3,35 - 4,25). Cation kiềm trao đổi và dung tích hấp phụ thấp (tương ứng <5 lđl/100g đất và <6,20 lđl/100g đất). Hàm lượng hữu cơ ở tầng mặt nghèo đến trung bình (0,89 - 1,56%). Đạm tổng số trong đất ở tầng mặt trung bình đến khá (0,134 - 0,205%), xuống các tầng dưới giảm nhanh. Lân tổng số

và dễ tiêu đều nghèo (tương ứng 09,04 - 0,06% và 3,20 - 5,70 mg/100g đất). Kali tổng số và dễ tiêu nghèo (tương ứng 0,33 - 2,06% và 3,50 - 6,30 mg/100g đất).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)