Thực trạng về các dự án trên địa bàn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động kinh doanh bất động sản tại phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. (Trang 41)

2. 3.3 Thị trường đất đai – bất động sản Việt Nam

4.4.2.Thực trạng về các dự án trên địa bàn

Như chúng ta đã biết để có thể có được các sản phẩm BĐS cần có các dự án xây dựng, với một phường có quỹ đất eo hẹp như Trung Hòa (246 ha đất tự nhiên) để có thể xây dựng được nhiều dự án thì chỉ có thể xây dựng những cao ốc, nhà cao tầng là hợp lý nhất. Hiện tại cả quận Cầu Giấy có cả thảy 82 dự án đang triển khai và thi công xây dựng trong đó tại Trung Hòa có 12 dự án chiếm 14.64% số dự án của cả quận. Tuy nhiên trong số 12 dự án thì có tới 8 dự án đang chậm tiến độ so với thời gian dự kiến ban đầu, xảy ra hiện tượng này là do các nguyên nhân như:

- Thiếu vốn đầu tư trong quá trình xây dựng: đây là chuyện thường thấy do sai sót trong quá trình ước toán chi phí cho dự án đã không tính đến khả năng tăng giá thành phần trong thời điểm thi công hoặc sự tăng giá vượt qua ước tính trước đó của các chủ dự án làm cho dự án bị thiếu kinh phí phải tạm dừng quá trình thi công công trình.

- Tiến trình thi công bị gián đoạn: đây là tập hợp hệ quả của nhiều nguyên nhân khách quan chủ quan khác nhau gây nên như giảm số lượng công nhân xây dựng, thay đổi thiết kế công trình, thiếu nguyên vật liệu xây dựng,… các nguyên nhân này không trực tiếp cũng gián tiếp khiến tiến độ thi

công bị chậm hay thậm chí là tạm dừng trong một thời gian làm cho việc hoàn thành dự án bị chậm có thểđến hàng năm.

- Thay đổi thiết kế, quy mô dự án, chủ đầu tư: khi mà dự án đã được thông qua và đã tiến hành đi vào thi công xây dựng việc liên tục thay đổi thiết kế cũng như quy mô của dự án khiến cho dự án đang trong quá trình thi công phải tạm dừng để chờ hoàn tất chỉnh sửa và chờ cơ quan có thẩm quyền thông qua việc chuyển đổi mới có thể tiếp tục tiến hành thi công.

VD: Dự án tòa nhà hỗn hợp Vimeco – Hanel đã phải thay đổi thiết kế tới 3 lần thay đổi chủđầu tư 1 lần và tăng vốn đầu tư 2 lần

- Thủ tục hành chính: Như mọi dự án việc hoạch định và xác định thời gian xây dựng dự án đều phải thực hiện trước khi trình lên cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và thông qua, khi đến khâu này nhiều dự án gặp phải khó khăn khi thủ tục hành chính rườm rà và thời gian xem xét, duyệt đề tài dài hơn mức dự kiến khiến cho việc bắt tay vào thi công bị chậm hơn so với thời điểm hoạch định ban đầu.

- Khủng hoảng kinh tế: Đa số các dự án bị chậm tiến độ đều là các dự án có mức đầu tư trên 1000 tỷđồng, điều này cũng một phần gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế gây nên khi các doanh nghiệp chủ đầu tư không đủ vốn để có thể tiếp tục đầu tư hoặc chỉđủ vốn đầu tư chậm dài hạn cho các dự án.

Trong vòng 5 năm tới nguồn cung trên thị trường mới chỉ có thể đáp ứng được them 5% nhu cầu thị trường khi mà

Bảng 4.2: Bảng thống kê thực trạng hoạt động của các dự án trên địa bàn phường Trung Hòa tính đến quý 1 năm 2014

STT Tình trạng dự án Số lượng dự án Tỷ lệ

1 Dự án sắp triển khai 1 8.33%

2 Dự án đang triển khai 3 25%

3 Dự án đã triển khai bị chậm tiến độ 8 66.67%

4 Dự án treo 0 0%

Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu thống kê thực trạng hoạt động của các dự án

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động kinh doanh bất động sản tại phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. (Trang 41)