Trước tiên là do năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu.
Ngay trong nước, vốn góp của các doanh nghiệp vào liên doanh cũng rất nhỏ chủ yếu bằng đất đai, nhà xưởng...khi đầu tư sang Lào không thể góp bằng những tài sản trên được. Vì vậy, nhà đầu tưu Việt Nam khi vươn ra bên ngoài có thể đã lựa chọn lĩnh vực chưa phù hợp khi triển khai thấy chưa có lợi nhuận nên còn chần chừ..
Thứ hai là do các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm khi đầu tư ra nước ngoài. Khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài bên cạnh nghiên cứu các qui định, thủ tục của Việt Nam còn phải xem xét kĩ càng luật, lệ cũng như lợi thế, nhu cầu của nước tiếp nhận đầu tư. Đây không phải là việc đơn giản nhất là trong điều kiện hoạt động xúc tiến đầu tư của chúng ta còn hạn chế, chính điều này cũng gây ra tâm lý e dè, ngại ngần từ phía doanh nghiệp khi bỏ vốn
Thứ ba là do các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún,
thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài.