Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Trang 50)

Các doanh nghiệp cần nhận được sự hỗ trợ thiết thực từ phía nhà nước khi tiến hành đầu tư sang Lào. Do vậy, nhà nước cần phải xây dựng các chính sách ưu

đãi giúp đỡ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như thu lợi nhuận, có thể thực hiện bằng các cách sau đây:

Một là, Hỗ trợ các doanh nghiệp trong vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để đầu

tư sang Lào và nghiên cứu, ban hành danh mục các lĩnh vực đầu tư sang Lào có hiệu quả, được ưu đãi, khuyến khích như: Dự án sản xuất hang hoá xuất khẩu và dự án nông lâm nghiệp, sản xuất chế biến các sản phâm từ nông lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp;dự án công nghiệp chế biến, công nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, dự án nghiên cứu, phân tích khoa học và phát triển, dự án bảo vệ môi trường sinh thái;dự án liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, tay nghề lao động và bảo vệ sức khoẻ người dân;dự án xây dựng cơ sở hạ tầng;dự án sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp quan trọng;dự án phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ.

Hai là,Xây dựng các chính sách bảo lãnh, hỗ trợ của Chính phủ về vay vốn

đầu tư, về các rủi ro trong kinh doanh và đầu tư tại Lào.Đồng thời, xây dựng có chế chính sách khuyến khích các ngân hang thương mại mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Lào để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư.

Ba là, giao nhiệm vụ cho đại sứ quán Việt Nam tại Lào thự hiện các công việc

hỗ trợ cung cấp visa, hoàn thành các thủ tục đăng kí đầu tư tại Lào…để doanh nghiệp Việt Nam có thể hoạt động ổn định, lâu dài, và được bảo về quyền lợi, lợi ích trong các trường hợp có tranh chấp, khó khăn.Kết hợp,thường xuyên tổ chức trao đổi, tiếp xúc với Chính phủ Lào kí các chương trình, hiệp định tạo ưu đãi cho Việt Nam trong quá trình đầu tư sang Lào về các mặt như:

- Hỗ trợ trong thủ tục xuất nhập cảnh đối với các nhà đầu tư và lao động Việt Nam, tiến tới bãi bỏ thủ thị thực xuất nhập cảnh.

- Giảm bớt thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu khẩu, giảm thuế cho hang hoá của các dự án do Việt Nam sản xuất tại Lào xuất khẩu trở lại Việt Nam phục vụ nhu cầu trong nước phù hợp với công thức đầu tư chung của Việt Nam sang Lào là 3+2, bao gồm vốn, công nghệ và thị trường của Việt Nam với tài nguyên thiên nhiên và lao động của Lào. Hỗ trợ giảm thuế sử dụng đất tại Lào vì hiện giờ đây là khoản phí khá cao.

- Đơn giản hoá các qui định về sử dụng vật tư, thiết bị, lao động cũng như vận chuyển các thiết bị này qua biên giới phục vụ việc triển khai thực hiện dự án một cách hiệu quả, với chính sách thuế ưu đãi nhất.

Bốn là, tiến hành rà soát, đánh giá lại các qui chế, thoả thuận hợp tác đã ban

hành, tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện hợp tác mới, khắc phục những vướng mắc nảy sinh.Để Nghị định này được thực hiện tốt bên cạnh đó phải tiến hành xây dựng các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đầu tư ra nuớc ngoài, và thực hiện một số biện pháp như:

- Xây dựng chế độ chuyển tiền đồng Việt Nam sang Kíp Lào và ngược lại, không hạn chế việc cho ngân hang liên doanh Việt Lào chuyển đổi tại ngân hàng giữa tiền Việt và Kíp theo yêu cầu của doanh nghiệp.Xây dựng các qui chế hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc chuyển giao công nghệ ra nước ngoài.

-Xây dựng các chế tài qui định cụ thể chế độ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, chế độ kiểm tra, đáng giá hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài. Trong quá trình ban hành các văn bản pháp luật đặc biệt cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để tránh các sai sót, chồng chẻo trái ngược nhau gây khó khăn cho nhà đầu tư.

-Tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát để đánh giá hiệu quả, những vướng mắc trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài để kịp thời điều chính các văn bản qui phạm một cách phù hợp. Cải cách trong thủ tục hành chính trong thực hiện cấp phép đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy,trong hoàn cảnh đầu tư ra nước ngoài còn là một hình thức mới mẻ, và đầu tư sang Lào là quốc gia được khuyến khích, các chính sách hỗ trợ sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với mội trường đầu tư tại Lào, thuận lợi trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Trang 50)