Tình hình thực hiện đầu tư của ViệtNam sang Lào phân theo hình thức đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Trang 32)

nông nghiệp 20.28%, ngành dịch vụ 36.27%. Những con số này đã thể hiện rõ ưu thế khi tiến hành đầu tư sang Lào, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư theo cơ cấu trên bởi tiềm lực tài chính cũng như năng lực công nghệ của Việt Nam còn yếu mà lại đầu tư lớn vào ngành công nghiệp nặng.

2.2.3. Tình hình thực hiện đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thứcđầu tư đầu tư

Bảng2.7 Vốn đầu tư của Việt Nam sang Lào phân theo hình thức đầu tư thời kì 2011 – 2011 Đơn vị : (USD ; %) Hình thức Số dự án Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư Tỷ trọng vốn đầu tư sang Lào so với đầu

tư ra nước ngoài

100% vốn

ViệtNam 146 2.957.976.968 85.95 44.14

Liên doanh 44 483.702.076 14.05 11.17

Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư

100% Vốn Việt Nam là hình thức có số dự án nhiều nhất chiếm tới 76.84% số dự án đầu tư sang Lào.Vì các doanh nghiệp Việt Nam đã không còn e dè khi thực hiện đầu tư bằng 100% vốn sang Lào, tự tin vào tài chính đồng thời cũng qua giai

đoạn làm quen với thị trường. Hình thức liên doanh vẫn chiếm khối luợng dự án khá khiêm tốn 23.16%, mặc dù đây là hình thức phát huy được tính chủ động của doanh nghiệp Việt Nam.

Đứng đầu về tổng vốn đầu tư sang Lào chính là hình thức 100% vốn Việt Nam. Hình thức này có số dự án cao nhất nhưng cững lại chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất lên tới 85,85% tổng vốn đầu tư sang Lào, và chiếm 44.14% tổng vốn đầu tư của hình thức này ra nước ngoài. Như vậy Lào là quốc gia tiếp nhận khối lượng vốn đầu tư dưới hình thức 100% vốn Việt Nam cao nhất. Nhân tố nổi bật tạo nên điều này chính là dự án nhà máy thuỷ điện 273 triệu USD bằng toàn bộ vốn của Việt Nam và dự án đầu tư phát triển sân Golf,khách sạn năm sao và nhà villa VienChan .Như vậy đối với các dự án mà doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiềm lực tài chính lớn mạnh hình thức mà họ lựa chọn sẽ là 100% vốn của mình nhằm đạt được quyền tự chủ trong việc ra các quyết định kinh doanh cũng như trực tiếp điều hành hoạt động của dự án.

Hình thức liên doanh Tổng Vốn đầu tư chỉ chiếm 14.05% . Rõ rang đây là hình thức đầu tư san sẻ rủi ro cũng như quyền lợi, do vậy các doanh nghiệp có tiềm lực vốn không đủ mạnh có thể đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, từng bước thăm dò thị trường Lào. Vì vậy theo thời gian hình thức này sẽ không còn được các doanh nghiệp chú ý khi mọi thứ đã nắm chắc trong tay.

Hình thức 100% vốn Việt Nam chủ yếu được đầu tư vào các ngành công nghiệp. Lĩnh vực này ít được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư dưới hình thức liên doanh là vì đây là các ngành đòi hỏi vốn lớn, trình độ cao về khoa học công nghệ trong khi đó các doanh nghiệp của Lào thiếu năng lực về cả hai mặt trên, còn các doanh nghiệp Việt Nam đã dám đầu tư vào ngành này lại là các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính cũng như khoa học công nghệ. Trong khi đó lĩnh vực nông nghiệp lại thích hợp để tiến hành đầu tư liên doanh, vì đây là ngành đòi hỏi nhiều

lao động, và là ngành mà các doanh nghiệp Lào có hiểu biết sâu sắc về điều kiện phát triển cũng như kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được nhiều lợi thế khi kinh doanh trong lĩnh vực này.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO CHDCND LÀO CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Trang 32)