Từ phía Chính phủ ViệtNam

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Trang 41)

a. Về pháp luật , chính sách

Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào CHDCND Lào. Khuôn khổ pháp lý về ĐTRNN còn chưa rõ ràng, gây hạn chế cho việc đầu tư theo hình thức này. Điều này chưa phù hợp bối cảnh hiện nay, đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn cụ thể.Có không ít những điều khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình thức đầu tư ra nước ngoài.

Các thông tin về tình hình hoạt động của các dự án hầu như không đựoc cập nhật, do thiếu những văn bản cụ thể hướng dẫn và cơ chế kiểm soát hoạt động đầu tư ra nước ngoài.Nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa lường hết được các vấn đề phát sinh trong trong quá trình thẩm định, cấp phép và triển khai dự án.

b. Về quản lý nhà nước

Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc. Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.

Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động ĐTRNN.

Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước. Ở một số dự án

ĐTRNN thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc.

Các ngân hàng thương mại không có cơ chế quản lý nguồn tiền vay của họ khi chưa có ngân hàng đại diện ở quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có ngân hàng BIDV là thiết lập mối quan hệ với Lào và cũng chỉ có ngân hàng liên doanh Lào Việt là ngân hàng đứng ra làm trung gian trong hoạt động đầu tư giữa Việt Nam và Lào, tuy nhiên tiềm lực của ngân hàng này không phải là lớn.Mặt khác,ngân hàng nhà nước hiện nay chưa có qui định cụ thể về quản lý đồng tiền đầu tư ra nước ngoài. Do vây, các ngân hàng hết sức e dè, ngại ngần, lo sợ không bảo toàn vốn khi cho vay đầu tư tại môi trường mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Trang 41)