Đánh giá hiện trạng môi trường nước ngầm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Đông Hải - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh. (Trang 63)

Nước ngầm là nguồn nước cung cấp chính cho các hoạt động sinh sống và tưới tiêu tại địa phương. Hiện nay với việc khai thác nước ngày càng nhiều, không theo qui hoạch, và các loại giếng đào, giếng khoan không đúng kỹ thuật, đã làm cho nguồn nước ngầm ở một số nơi bị nhiễm bẩn bởi nước thải.

Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước giếng đào ( trên 6m) hộ Ông(bà) Nguyễn Xuân Hương

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 02/BYT 1 pH - 7,02 6,0 – 8,5 2 Độ Cứng mg/l 156 350 3 Chất rắn lơ lửng SS mg/l - - 4 Fe mg/l 1,2 0.5 5 NO3- mg/l 0,36 10 6 BOD5 mg/l 6,4 - 7 DO mg/l 7,1 -

Nguồn: Phân tích tại phòng thí nghiêm Khoa Môi Trường.

Ghi chú : Dấu (-) ở cột tiêu chuẩn là Các chỉ tiêu trong TCVN 5944 – 1995 không có giá trị so sánh.

Nhận xét : Từ bảng cho thấy nước đảm bảo vệ sinh, tất cả các chỉ tiêu

phân tích như: pH, NO3-

, Độ cứng, đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

Chỉ tiêu Fe không nằm nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Chỉ số Fe vượt quá 2,4 lần.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan (trên 30m) hộ Ông(bà) Hà Văn Trức

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả phân

tích QCVN 02/BYT 1 pH - 7,09 6,0 – 8,5 2 Độ Cứng mg/l 123,5 350 3 Chất rắn lơ lửng SS mg/l - - 4 Fe mg/l 3,06 0.5 5 NO3- mg/l 0,41 10 6 BOD5 mg/l 4,8 - 7 DO mg/l 8,26 -

Nguồn: Phân tích tại phòng thí nghiêm Khoa Môi Trường

Ghi chú : Dấu (-) ở cột tiêu chuẩn là Các chỉ tiêu trong TCVN 5944 – 1995 không có giá trị so sánh.

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước cho thấy hầu hết tất cả các chỉ

tiêu đặc trưng cho nước ngầm đều đạt tiêu chuẩn, trừ chỉ số Fe không nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt và đã vượt quá 6,12 lần. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm vẫn còn tương đối tốt.

4.2.2.3. Đánh giá của người dân về chất lượng nước tại xã Đông Hải, huyện

Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Trong thời gian đi thực địa phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã thông qua việc trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trong 9 thôn. Do thời gian ngắn nên đề tài thực hiện 45 phiếu câu hỏi tương ứng với

45 hộ của tất cả các xóm trên địa bàn xã. Số phiếu chia cho các xóm như sau:

Bảng 4.6: Bảng thể hiện số lượng phiếu điều tra các xóm trên địa bàn xã STT Thôn Số phiếu Tỉ lệ(%) 1 Làng Đài 5 11,1 2 Làng Nhội 5 11,1 3 Tài Noong 5 11,1 4 Đông Phong 5 11,1 5 Phương Nam 5 11,1 6 Cái Khánh 5 11,1 7 Khe Cạn 5 11,1 8 Hà Tràng Đông 5 11,1 9 Hà Tràng Tây 5 11,1 Tổng 45 100%

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đông

Hải, 2014.

Bảng 4.7: Bảng đánh giá các nguồn nước qua ý kiên người dân xã Đông Hải

Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn

Số phiếu điều tra: 45 phiếu

Số lượng %

Nguồn nước

Nước máy 0 0

Nước giếng 43 95,5

Nước mặt 2 0,5

Nhận xét:

Qua bảng ta thấy, nguồn nước cấp chủ yếu là nước giếng 95,5 % chỉ có một số ít là nước sông gần khu vực nhà dân chiếm 0.5 %. Cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt; dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.8: Bảng đánh giá lưu lượng sử dụng nước qua ý kiến người dân xã Đông Hải

Nội dung điều tra Các phương án lựa chọn

Số phiếu điều tra: 45 phiếu

Số lượng %

Lưu lượng

Đủ 34 75,5

Không đủ 4 9,0

Thiếu 7 15,5

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đông Hải ,2014.

Nhận xét: Lưu Lượng: Lưu Lượng Đủ Không Đủ Thiếu

Hình 4.2 : Biểu đồ thể hiện lưu lượng nước của xã Đông Hải.

Qua biểu đồ cho thấy rằng nhiều hộ dân ở đây sử dụng nước giếng nên lưu lượng sử dụng nước sinh hoạt không thiếu. Lưu lượng nước thiếu và

không đủ do mùa khô hạn hán nên thiếu nước. Khu vực này lưu lượng sử dụng nước sinh hoạt là không thiếu nhưng vào mùa khô thiếu nước và không đủ nước dung choa sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.9: Bảng đánh giá thời gian sử dụng nước qua ý kiến người dân xã Đông Hải

Nội dung điều tra

Các phương án lựa chọn

Số phiếu điều tra: 45 phiếu

Số lượng % Thời gian sử dụng nước Thường xuyên 38 84,5 Thiếu nước 7 15.5 Thường xuyên thiếu nước 0 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đông Hải,2014.

Nhận xét:

Thời gian sử dụng nước:

Thi Gian

Có nước thường xuyên

Thỉnh thoảng thiếu nước

Thường xuyên thiếu nước

Qua biểu đồ ta thấy hầu như người dân đều có nước sử dụng đầy đủ chỉ thỉnh thoảng vào những mùa khô và mất điện người dân không bơm được nước sử dụng nên trong khoảng thời gian đó người dân không có nước sử dụng.

Bảng 4.10: Bảng thể hiện chất lượng nguồn nước của toàn xã Đông Hải.

Nội dung điều tra Các phương án

lựa chọn

Số phiếu điều tra: 45 phiếu

Số lượng % Chất lượng nguồn nước Tốt 20 44,5 Trung bình 15 33,3 Chưa tốt 2 4,5 Khác 8 17,7

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra các hộ dân trên địa bàn xã Đông Hải,2014

Nhận xét:

Chất lượng nguồn nước:

Chất lượng nguồn nước

Tốt

Trung Bình Chưa tốt

Khác

Khu vực này theo điều tra thì chất lượng nước 44,5% số phiếu điều tra cho rằng tốt, 33.3% cho là trung bình và 4,5% là chưa tốt. Còn lại là 17.,7% là người dân không biết có nên an tâm về chất lượng nguồn nước sử dụng hay không.

4.2.3. Nguyên nhân có th gây ô nhim nước trên địa bàn xã Đông Hi.

Xã Đông Hải là xã có cơ cấu dân số làm nông nghiệp là chính nhưng cho đến nay do nhu cầu phát triển của đất nước cũng như trên địa bàn xã xã đang chuyển dịch cơ câu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp nên trên địa bàn xã có một số công ty đã hoạt động trên địa bàn cũng như đang trong quá trình xây dựng. Vì vậy ngoài nguyên nhân từ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống thì còn nguyên nhân tương đối quan trọng nữa là sản xuất công nghiệp.

4.2.3.1. Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp

Người dân trong xã vẫn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do vậy ô nhiễm môi trường do canh tác nông nghiệp cũng là một trong những vấn đề đang chú ý hiện nay. Phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,... nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất. Tuy nhiên người dân sử dụng một cách tràn lan không có kiểm soát đã dần gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường cũng như môi trương nước ngầm nơi đây.

Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu vẫn xuất phát từ ý thức của người dân gây lên. Người dân chỉ quan tâm tới mục đích của mình là năng suất nông nghiệp cao mà không hề quan tâm đến môi trường xung quanh và sức khỏe của cộng đồng dân cư. Sử dụng phân bón, thuốc BVTV một cách bừa bãi không khoa học, bao bì hóa chất BVTV thì vứt ngay tại ruộng, thải trực tiếp ra môi trường.

Do xã đang chuyển dịch cơ câu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp nên trên địa bàn xã có một số công ty đã hoạt động trên địa bàn cũng như đang trong quá trình xây dựng. Đời sống của nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao nhưng chất lượng môi trường thì ngày càng xấu đi nguyên nhân là do chất thải, nước thải, khí thải của các công ty này chưa xử lý triệt để. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sinh hoạt nơi đây.

4.2.3.3. Ô nhiễm do đời sống sinh hoạt của người dân

Những năm trở lại đây đời sông nhân dân trong toàn xã ngày càng phát triển nhưng cũng vì đó mà các vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt của người dân ngày càng trở lên nhức nhối. Theo quá trình khảo sát thực tế tại xã Đông Hải thì mỗi người dân thải trung bình khoảng 1 - 2kg/ngày. Như vậy, một lượng rác lớn thải ra mỗi ngày mà chưa có biện pháp thu gom và xử lý, người dân chi thu dọn vào một chỗ để phân hủy tự nhiên, đem đi đốt một cách tự phát hay đem vứt xuống ao, hồ, sông trong khu vực từ đó gây ảnh hưởng tới môi trường càng suy thoái ô nhiễm. Từ đó ngấm xuống nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt của người dân.

Chất thải sinh hoat của người dân vẫn chủ yếu là: rơm rạ, túi nilon, xác động thực vật, chất thải trong chăn nuôi... Các chất thải này dễ bị phân hủy bởi các loai vi sinh vật nhưng chính vì vậy mà thường gây lên mùi khó chịu, nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân

Những năm trở lại đây nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm được người dân chú quan tâm coi đó là một trong những nghề phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều gia đình mở rộng quy mô chuồng trại nhưng chỉ có một số hộ gia đình có hệ thống xử lý chất thải, nước thải hợp về sinh còn đa phần người dân vẫn đổ thẩng ra rãnh nước, mương, ao hồ, sông. Từ đó gây mất mỹ quan cũng như chất lượng môi trường càng có chiều hướng xấu đi tạo điều kiền cho các loài

ruồi, muỗi, các loại kí sinh trùng, dịch bềnh phát triển ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong xã.

4.2.4. Đề xut bin pháp phòng nga gim thiu ô nhim nước

Qua khảo sát cho thấy tình hình sử dụng nước ở địa bàn xã chưa ổn định cho lắm, người dân vân phải lo lắng cho việt sử dụng nước của mình. Chưa an tâm về chất lượng nguồn nước giếng, nước mặt ở địa bàn xã. Do đó để nâng cao chất lượng nước trên địa bàn xã Đông Hải trong thời gian tới cho người dân, phải có hệ thống đồng bộ về tổ chức kĩ thuật, quản lý, ở đây tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

4.2.4.1. Biện pháp quản lý

Để bảo đảm sức khỏe của người dân, bảo vệ nguồn nước ngầm tránh bị ô nhiễm và can kiệt thì công việc đầu tiên là chúng ta phải cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân. Chúng ta khắc phục tình trạng thiếu nước bằng cách :

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ tầng nước ngầm.

- Tiết kiệm nguồn nước máy, không sử dụng nước lãng phí tránh thất thoát nước.

- Súc rửa đường ống dẫn nước để nâng cao chất lượng nguồn nước. - Quản lý nguồn nước xả thải ra để bảo nguồn nước cấp. Đồng thời nâng cao ý thức của những hô dân sống gần các nhánh sống. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước cấp. Công tác quản lý nguồn nước mặt và nước ngầm cần được các cấp các ngành quan tâm.

- Cần phải đảm bảo về công tác khảo sát nguồn nước sát với thực tế, dự báo về các biến động về nguồn nước để kịp thời phòng chống.

- Cần kiểm tra chất lượng nguồn nước theo định kỳ.

- Cần đạo tạo nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất bảo đảm được nguồn nước máy đầu ra theo đúng tiêu chuẩn cấp nước.

4.2.4.2. Biên pháp kỹ thuật

Ta nên thiết lập các hệ thống xử lý nước nhỏ ở từng hộ dân, khu dân cư, cụm dân cư,…lập các đường ống cấp thoát nước để cung cấp nước cho người dân và thu hồi xử lý nước thải. Còn những đường ống nước cấp cũ phải tu sửa lại để tránh tình trạng thất thoát nước.

Thiết kế các hệ thống xử lý nhỏ cho từng khu dân cư, cụm dân cư : - Để loại bỏ sắt trong nước ta có thể sử dụng các phương pháp làm thoáng, loại bỏ sắt bằng hóa chất, sử dụng các phương pháp làm thoáng như giàn mưa. Phương pháp này cần kết hợp với làm thoáng qua hạt lọc xúc tác và chất oxy hóa cao để hiệu quả cao. Ngoài ra còn có các hệ thống làm thoáng khác : làm thoáng bằng máng tràn, máy nén khí,…

- Quy hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải hợp vệ sinh.

- Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt nhờ các loài thực vật thủy sinh như bèo, rau muống…

- Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. tránh việc sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Nên áp dụng các biện pháp sinh học trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường.

- Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật nhằm cung câp nguồn nước hợp vệ sinh cũng như bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm.

4.2.4.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục

Hiện nay ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn thấp nên đó cũng là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng gây lên ô nhiễm môi trường nói chung mà môi trường nước nói riêng. Do vậy biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết của người dân có một ý nghĩa quan trọng trong việc

giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện nay. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có thể áp dụng các hình thức cụ thể như sau:

- Sử dụng phổ biến các phương tiện truyền thong đại chúng để nâng cao ý thức người dân như: Tuyên truyên qua radio, loa phát thanh ở các thôn( xóm), tờ rơi,…

- Tổ chức các hoạt động như: Ngày môi trường, ngày nước sạch,… - Tuyên truyền để người dân hiểu rõ mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe con người.

- Cần tuyên truyền rộng rãi và hướng dẫn để người dân tham gia vào việc xây dựng các công trình xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng

- Tuyên truyền để người dân nắm rõ tầm quan trọng của nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước với sức khỏe để từ đó họ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Xã Đông Hải trước những tác động mạnh mẽ của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tăng trưởng kinh tế cáo, cùng với sự gia tăng dân số, lao động ở khu vực thành thị và khai thác tài nguyên, khoáng sản ở vùng nông thôn, miền núi tạo nên những áp lực làm môi trường suy giảm.

Từ kết quả phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đạt được kết quả sau:

Thông số pH đạt từ 6,5 – 7,2 nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.

Hàm lượng BOD và COD ở một sốđiểm còn vượt quá giới hạn A2 của QCVN 08:2008/BTNMT

Hàm lượng TSS, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT

Trên địa bàn xã vẫn chưa có hệ thống nước máy cung cấp cho người dân. Đa số người dân sử dụng nước giếng khoan và giếng đào chiếm 95,5% còn lại là dùng nước khác.

Hiện trạng quản lý chất lượng nước trên địa bàn xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh còn mang nặng tính chất tự phát. Việc xử lý nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn xã Đông Hải - huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh. (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)