Trong đó: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,43 ha. + Đất sản xuất kinh doanh 6,07 ha.
+ Đất phát triển hạ tầng 92,46.
+ Đất phi nông nghiệp còn lại 25,67 ha ( đất ở).
Đất khu dân cư nông thôn tập trung chủ yếu ở ven đường trục chính của xã và dọc quốc lộ 18A. Các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, trường học, y tế, thể thao, văn hoá, cũng được bố trí trong khu dân cư để thuận tiện cho nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của nhân dân. Đất nông nghiệp trong khu dân cư chủ yếu là cây lâu năm (đất vườn tạp), đất cây hàng năm khác. Hệ thống đường điện thắp sáng cũng đã được xây dựng và đưa đến tới từng hộ dân.
4.1.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Trong những năm qua công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã được nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng đạt khoảng 33,38 tỷ đồng; bao gồm các công trình sau:
4.1.6.1 Giao thông
Trong 5 năm qua được nhà nước đầu tư vốn, Đảng ủy, chính quyền chỉ đạo nhân dân đóng góp cùng nhà nước đầu tư vốn xây dựng các công trình đường nông thôn trên địa bàn xã chủ yếu là đường bộ bao gồm:
- Quốc lộ 18A đạt chuẩn cấp 3 miền núi * Đường trục xã, liên xã
- Đường tứ Mỹ dài 4,0 km rộng 5,5 m - Đường Tài Noong dài 2,0 km rộng 3,5 m - Đường Hà Tràng Đông dài 1,4 km rộng 5,0 m - Đường Hà Tràng Tây dài 6,6 km rộng 5,0 m * Đường trục thôn, bản 13,0 km.
* Đường trục ngõ xóm dài 4,4 km.
Các đường trục xã, ngõ xóm, đường sản xuất rộng từ 2-3 m, nhìn chung mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đang được xây dựng và mở rộng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên ngoài quốc lộ 18A và đường trục xã, thì các tuyến giao thông đều là đường đất hoặc cấp phối, đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa.
4.1.6.2. Thuỷ lợi
Trên địa bàn xã hiện có Hồ Cái Khánh có diện tích là 2,5 ha và 5 đập dâng trong đó; đập chặng II Làng Đài có diện tích 8,5 ha, đập Hà Thanh có diện tích 15,0 ha, đập Hà Tràng có diện tích 6,0 ha, đập Tổng Loi có diện tích 12 ha, đập đội 3 Đông Phong có diện tích 3,5 ha, hệ thống kênh chính, kênh mương nội đồng dẫn nước tới từng khu vực cánh đồng trên địa bàn xã có
chiều dài 33,70 km trong đó có 3,5 km đã được kiên cố hóa. Tuyến đê biển có chiều dài 5,8 km. Trong năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo huyện và các ban ngành của huyện đầu tư kinh phí để nâng cấp đê điều, kênh mương phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống bão lũ kịp thời.
4.1.6.3. Giáo dục đào tạo
Công tác giáo dục đào tạo có tiến bộ, Đảng bộ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể của xã luân quan tâm tới việc tạo điều kiện cho các trường học trên địa bàn phát triển do đó các chỉ tiêu của ngành giáo dục đều đạt Nghị quyết đề ra; 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS, số học sinh đạt khá, giỏi năm sau cao hơn năm trước, trong nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ đã có 3 cấp học ( THCS, Tiểu học, mầm non ). Có 100% giáo viên đạt chuẩn, hàng năm tỷ lệ trung bình học sinh ra lớp đạt 98,2%, 100% học sinh ra lớp đúng độ tuổi, tỷ lệ tốt nghiệp đạt trên 90%. Công tác khuyến học, khuyến tài luôn được các cấp các ngành, các dòng họ, gia đình quan tâm triển khai đạt kết quả tốt.
4.1.6.4. Về y tế
Đã thực hiện có hiệu quả y tế quốc gia, nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh, cho nên nhiều năm không có dịch bệnh xẩy ra trên địa bàn, trong 5 năm qua có 20904 lượt người đến khám bệnh tại trạm, hoàn thành mục tiêu đại hội đề ra xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, đội ngũ cán bộ y tế xã được quan tâm cũng cố kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ y đức, trạm y tế xã đã có 6 cán bộ y bác sĩ .
4.1.6.5. Văn hoá xã hội
Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền phát triển rộng khắp trong các dịp lễ, tết, sinh hoạt chính trị lớn được duy trì thường xuyên đạt được nhiều kết quả thiết thực, phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư ” được đẩy mạnh góp phần tích cực vào đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, 10/10 thôn đã triển khai xây dựng phát huy tốt hoạt động của nhà văn hóa và được công nhận 4 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện. Theo số liệu điều tra năm 2010 đã có 47,26% hộ khá và giầu, 42,67% hộ trung bình, 7,65% hộ cận nghèo, 2,41% hộ nghèo.
4.1.6.6. Thể dục thể thao
Hiện tại trên toàn xã có 02 sân luyện tập thể thao và 02 sân bóng chuyền, đặc biệt trên địa bàn xã đã thành lập được 03 câu lạc bộ cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn. Phong trào TDTT có hướng phát triển đáng kể, xã đã tổ chức giải thi đấu TDTT trên địa bàn xã và cử vận động viên tham dự các giải thể thao do huyện tổ chức.
Công tác TDTT được duy trì thường xuyên, trong dịp tết nguyên đán xã đã tổ chức thể thao và trò chơi ở các thôn như bóng đá, bóng bàn, cầu lông, kéo co v.v.. đã tạo ra một sân chơi vui tươi lành mạnh trong đông đảo nhân dân, hạn chế được các tệ nạn xã hội. Ngoài ra xã còn thường xuyên tổ chức giao lưu với các đơn vị đóng quân trên địa bàn để chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.
4.1.6.7. Năng lượng
Hệ thống đường điện hạ thế trên địa bàn xã có 3 trạm với tổng công suất 1500 (KVA), đường dây trung, cao thế 3,0 km, dây hạ thế 10,0 km, đã được xây dựng đến các thôn xóm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
4.1.6.8. Bưu chính viễn thông:
Hiện tại ở xã có một bưu điện văn hoá xã đã phục vụ thông tin liên lạc
4.1.7. Quốc phòng, an ninh
Nhiệm vụ quốc phòng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục quốc phòng cho lực lượng dân quân tự vệ và các tầng lớp nhân, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bí mật quốc gia, bảo vệ an ninh tư tưởng, chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch luôn được tăng cường. Là một xã miền núi ven biển công tác an ninh quốc phòng trên địa bàn đặc biệt được quan tâm. Trong thời gian qua lực lượng công an xã và nhân dân đã đảm bảo duy trì tốt an ninh trật tự trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác khám tuyển và gọi thanh niên nhập ngũ đảm bảo đủ chỉ tiêu và chất lượng tốt, tổ chức gặp mặt động viên và tặng quà cho thanh niên nhập ngũ đã tạo được khí thế cho thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ.
Trong công tác an ninh luôn giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, và được quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, công tác tuyên truyền pháp luật tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn và tổ chức ký cam kết thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội.
4.1.8. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội trạng phát triển kinh tế xã hội
- Đông Hải có thế mạnh về tài nguyên đất đai, khí hậu trong lành phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
- Đông Hải có quốc lộ 18A chạy qua, gần cửa khẩu quốc tế Móng Cái nên thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hải sản, thực phẩm, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Là một xã miền núi ven biển, địa hình phức tạp, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của nhân dân còn rất thấp lại chủ yếu
dựa vào nông lâm ngư nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, các ngành nghề phụ còn chưa phát triển.
- Giao thông nông thôn đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, cần được mở rộng và nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn xã để thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu hàng hoá.
- Đông Hải là xã có tỷ lệ gia tăng dân số còn cao, do đó nhu cầu về đất ở là vấn đề phải đặt ra, do vậy phải dành quỹ đất cho vấn đề này.
- Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, vì thế phải dành đất cho phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.
- Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi hệ thống cơ sở hạ tầng phải phát triển như giao thông, điện, nước, do đó cần phải dành đất cho các công trình này.
4.2 Đánh giá hiên trạng và tình hình sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn xã Đông Hải huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh. xã Đông Hải huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
4.2.1. Nguồn cung cấp nước tại xã Đông Hải.
Trên địa bàn xã có các sông như sau; sông Cái Mắm, sông Chùa Sâu, sông Hà Thanh,sông Hà Tràng là sông có trữ lượng nước lớn với chức năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân ... Trên địa bàn xã hiện nay vẫn chưa có công ty cấp nước nào cho người dân nên hầu hết người dân trên địa bàn xã chủ yếu là sử dụng nguồn nước từ giếng khoan và giếng đào.
Giếng đào hay còn gọi là giếng khơi chủ yếu phục vụ cấp nước cho sinh hoạt gia đình và phục vụ tưới với quy mô nhỏ. Khả năng phục vụ 1 đến 2 hộ gia đình, dụng cụ lấy nước là gầu kéo tay, tời quay tay và bơm điện để khai thác nước. Giếng đào thường được sử dụng ở các tầng chứa nước nằm
nông, thường được đào thủ công. Các giếng thường có đường kính từ 0,8 - 1,2 m, chiều sâu từ 3 - 5 m đối với vùng cát ven biển, 6 - 8 m (đối với vùng đồng bằng), 12 - 18 m (đối với vùng gò,đồi), 18 - 25 m (đối với vùng núi).
Ưu điểm của giếng đào là dễ xây dựng, người dân có thể tự làm và có thể sử dụng vật liệu xây dựng và nhân công lao động của địa phương. Tuy nhiên, hạn chế của giếng đào là không phù hợp với vùng dân cư hay bị lũ lụt, dễ bị nhiễm bẩn do các nguồn ô nhiễm từ trên ngấm xuống. Chất lượng và lưu lượng giếng đào thường không ổn định, hay thay đổi theo mùa. Bởi các ưu nhược điểm nói trên, khi sử dụng giếng đào cần lưu ý thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, đặc biệt về mùa mưa và khi xây dựng giếng phải chọn vị trí cách xa khu vệ sinh và chuồng trại ít nhất 10 m để đảm bảo vệ sinh. Cần nạo vết và ổ sung lớp cát lọc đáy giếng 2 - 3 năm/lần và tốt nhất nên có bể lọc nước đi kèm.
khoảng từ 10 – 20 m
Giếng khoan là hình thức khai thác nước sinh hoạt phổ biến nhất ở vùng nông. Giếng khoan được khai thác cấp nước cho quy mô hộ gia đình với đường kính ống từ 48 mm đến 60 mm. Ở vùng đồng bằng có nguồn nước ngầm phong phú và chiều sâu giếng từ 5 m tới gần 80m tuỳ điều kiện địa hình. Giếng khoan được khai thác bằng bơm điện để lấy nước sử dụng.
Ưu điểm của giếng khoan là giá thành rẻ, dễ sử dụng. Nước giếng khoan thường sạch và hợp vệ sinh hơn giếng đào, lưu lượng và chất lượng tương đối ổn định, công trình chiếm ít diện tích.
Hiện nay không có hộ nào sử dụng nước mưa, ao,hồ,sông... cho sử dụng hằng ngày nữa. Bằng cảm quan có thể thấy nước tương đối đảm bảo: trong, không có mùi, không có mùi lạ. Do xã đang trong quá trình chuyển từ xã thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ do vậy cuộc sống của người dân
ngày càng được nâng cao nên đang có xu hướng sử dụng các loại máy lọc nước để đảm bảo sức khỏe cho gia đình cũng đang tăng dần.
4.2.2. Dánh giá hiên trạng môi trường nước trên địa bàn xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Xã Đông Hải đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nhưng nhìn chung vẫn là một xã thuần nông do vậy nguồn nước vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép. Trong thời gian thực tập đã tiến hành lấy mẫu nước tại một số khu vực trên địa bàn xã theo TCVN 6663- 11:2011 – Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước. Sau đó đem phân tích một số chỉ tiêu như: pH, NO3-, Fe, độ cứng, BOD5, DO, COD. Các chỉ tiêu được phân tích tại phòng thí nghiệm của khoa Tài Nguyên và Môi Trường do sinh viên tiến hành phân tích dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong khoa đảm bảo sự chính xác cũng như nâng cao trình độ của sinh viên.
Bảng 4.1: Bảng mô tả vị trí lấy mẫu nước trên địa bàn xã Đông Hải
STT Vị trí Loại nước Đặc điểm Ngày Số mẫu 1 Sông Hà Tràng Nước Sông Nước sông lấy ở vị trí giữa dòng có độ
sâu khoảng trên 1m
10/03/2014 Và 20/04/2014 2 mẫu 2 Thôn Làng Nhôi Nước giếng đào
Nước giếng đào khu nhà Ông(bà) Nguyên Xuân Hương, có độ sâu trên 6m 10/03/2014 Và 20/04/2014 2 mẫu 3 Thôn Làng Đài Nước giếng khoan Nước giếng khoan, nhà Ông(bà) Hà Văn Trức có độ sâu trên 30m 10/03/2014 Và 20/04/2014 2 mẫu
4 Thôn Làng Đài Nước ao Nước ao giữa thôn Làng Đài 10/03/2014 Và 20/04/2014 2 mẫu Tổng số 8 mẫu
4.2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt
Xã Đông Hải thuộc một trong những trung tâm kinh tế của huyện Tiên Yên. Trong những năm qua xã ngày càng phát triển. Song song với đó là những tác động không nhỏ đến môi trường. Trong đó, ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông, nguồn nước ngày càng hạ thấp, chất thải rắn sinh hoạt và tình trạng nước thải không được thu gom và xử lý là những vấn đề môi trường nổi bật của xã.
B ảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước sông tại khu vực sông Hà Tràng, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên năm 2014.
STT Thông số Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08:2008/BTNMT 2014 cột A2 pH 6,52 6,0-8,5 1 DO mg/l 7,48 ≥5 2 BOD5 mg/l 11,4 6 3 COD mg/l 16,4 15 4 TSS mg/l 27,6 30 6 NO3- mg/l - - 7 Độ cứng mg/l - - 8 Fe mg/l 0.89 1-5
* Chú thích
- A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử đụng như loại Bl và B2.
- B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như