* Lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663-11:2011
* Vị trí lấy mẫu
- Nước sông Hà Tràng, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Nước giếng đào có độ sâu trên 6m. - Nước giếng khoan có độ sâu trên 30m.
- Nước ao thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
* Bảo quản mẫu: Bảo quản mẫu trong túi đen, nhanh chóng chuyển về phòng phân tích.
* Phân tích mẫu: Tại phòng thí nghiệm của khoa Tài nguyên và môi trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để tiến hành phân tích.
- So sánh với QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- So sánh với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- So sánh với QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích TT Tên chỉ
tiêu
Phương pháp phân tích Đơn vị
1 pH Máy đo pH Meter F-51 (mg/l)
2 TSS
TCVN 4560:1998 Đo khối lượng mẫu sau khi lọc, sấy mẫu ở nhiệt độ 103- 105oC đến khi khối lượng không đổi.
(mg/l)
3 BOD5 TCVN 6001:1995 Phương pháp nuôi cấy sinh học
(mg/l)
4 COD TCVN 6491:1999 (mg/l)
5 Độ cứng
TCVN 6224:1996 Chất lượng nước. Xác định tổng Canxi và Magie bằng phương pháp chuẩn độ EDTA. (mg/l) 6 Fe TCVN 6177:1996 Chất lượng nước. Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dung phương pháp thử 1,10- phenantrolin. (mg/l) 7 NO3- TCVN 6180:1996 Chất lượng nước. Xác định Nitrat bằng phương pháp trắc phổ dùng axitosunfosalixylic. (mg/l) 8 DO TCVN 5499:1995 Phương pháp Winkler (%)
Phần 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lý:
Xã Đông Hải có tổng diện tích tự nhiên là 4847,14 ha, nằm ở phía Đông huyện Tiên Yên, cách trung tâm huyện 18 km, có vị trí:
- Phía Bắc giáp xã Quảng An huyện Đầm Hà. - Phía Nam giáp xã Đại Bình huyện Đầm Hà.
- Phía Đông giáp xã Dực Yên, Đại Bình huyện Đầm Hà. - Phía Tây giáp xã Đông Ngũ và Tiên Lãng.
Đông Hải là một xã miền núi ven biển, có tuyến đường quốc lộ 18A chạy qua, thuận lợi cho lưu thông hàng hoá, phát triển dịch vụ, thương mại.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Đông Hải là xã có địa hình phức tạp, địa hình dốc thoải từ bắc xuống nam, phía bắc đường 18A có vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 150 m, có đỉnh cao nhất 387,3 m, phía nam đường 18A là vùng gò đồi xen lẫn các dải đất hẹp có độ cao từ trung bình 20 m, xã có đồi núi chiếm 72% diện tích đất tự nhiên. Đồi núi được sắp xếp theo cánh cung Đông Triều - Móng Cái, độ dốc không quá lớn cho nên phù hợp với việc trồng rừng. Phía Nam có vùng bãi triều phù hợp với nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng ngập mặn.
4.1.1.3. Khí hậu
Đông Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Tiên Yên thì khí hậu Đông Hải có những đặc trưng sau:
+ Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.00, nhiệt độ trung bình cao nhất về mùa hè là tháng 6 với 28.50c, nhiệt độ trung bình thấp nhất về mùa đông vào tháng 1 với 15,20c. Nhiệt độ cao tuyệt đối về mùa hè đạt 380c (tháng 6), nhiệt độ tối thấp tuyệt đối về mùa đông đạt 10
c (tháng 1). + Độ ẩm không khí :
Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 2 đạt 87%, tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 1 đạt 76%.
+ Mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2117,9 mm, phân bổ không đều trong năm và phân thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 92% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đạt 550,2 mm.
- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 8% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2 chỉ đạt 4,8 đến 27,1 mm.
+ Nắng:
Trung bình số giờ nắng giao động từ 1490,7- 1500 h/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 (174,0h), tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12 chỉ đạt 45,1h.
+ Gió:
Đông Hải thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:
- Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2-4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt. Mỗi đợi kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa
Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ con người.
- Gió Đông Nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình cấp 2 đến cấp 3, gió thổi từ biển mang theo hơi nước tạo nên không khí mát mẻ.
+ Bão:
Vào mùa mưa, nhất là tháng 7, tháng 8 thường hay có bão, gây ra mưa lớn, tốc độ gió từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
4.1.1.4. Thuỷ văn .
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của nhiều dạng địa hình, hầu hết các khe suối đều bắt nguồn từ dẫy núi tây bắc chảy xuống sông Hà Thanh cũng như một số sông khác rồi đổ ra biển. Trên địa bàn xã có các sông như sau; sông Cái Mắm, sông chùa sâu,, sông Hà Thanh là sông có chức năng cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, khu phía nam của xã chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuần nhất tức là khu vực trong một ngày có 1 lần nước lên và một lần nước xuống.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1.Tài nguyên đất:
Đông Hải có tổng diện tích tự nhiên 4847,14 ha, đất đồi núi chiếm đa số, về chất đất có những thành phần chính như sau.
+ Đất nâu tím:
Nhóm đất này hình thành và phát triển trên sa phiên thạch tím hạt mịn. Đất có phản ứng chua, pHkcl ở tầng mặt là 4.4, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt giầu và rất nghèo ở tầng dưới, Đạm tổng số tầng mặt trung bình và giảm dần theo chiều sâu. Lân tổng số dễ tiêu nghèo, Kali tổng số giầu nhưng Kali dễ tiêu lại nghèo, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét.
Loại đất này phù hợp với trồng hoa màu ở độ dốc <80, trồng cây lâu năm ở độ dốc trên 8-15o, phát triển nông lâm kết hợp ở độ dốc trên 25o
. + Đất vàng đỏ:
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến thịt nhẹ, mức độ phong hoá Feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Đất có phản ứng chua đến ít chua pHkcl từ 4,72 đến 5,05, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt đạt từ khá đến giàu, hàm lượng mùn giảm dần theo độ sâu. Kali tổng số và dễ tiêu trung bình, lân tổng số trung bình.
4.1.2.2. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: Chủ yếu được sử dụng từ các hồ đập và các con sông, suối đây cũng là phần nước chuyên cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Được nhân dân sử dụng qua hệ thống giếng khơi, chất lượng nước đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
4.1.2.3. Tài nguyên rừng:
Đông Hải có 2830,41 ha đất có rừng chủ yếu là rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn. Đây là nguồn tài nguyên cần được bảo vệ để giữ cân bằng môi trường sinh thái.
4.1.3. Thực trạng môi trường
Là xã miền núi ven biển, Đông Hải có không khí trong lành mát mẻ. Với hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hoá, đang được đầu tư xây dựng, sẽ tạo nên một cuộc sống ngày càng đổi mới. Với dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, dự án trồng rừng Việt Đức sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng cả về vật chất và môi trường sinh thái.
4.1.4.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Trong 5 năm qua Đảng bộ nhân dân các dân tộc xã Đông Hải đoàn kết khắc phục mọi khó khăn phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra trên các lĩnh vực phát triển kinh tế nông –lâm, ngư nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ thương mại, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đảm bảo vững chắc nhu cầu về lương thực, đẩy mạnh kinh tế hàng hóa, phát triển đa dạng các ngành nghề, khuyến khích ngành dịch vụ thương mại phát triển nhằm tạo ra động lực thi đua sản xuất trong nhân dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Do vậy trong 5 năm qua UBND xã đã lãnh đạo, chỉ đạo địa phương đạt được những thành tựu đáng kể về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cũng như trong các lĩnh vực kinh tế, dịch vụ và sử dụng đất đã đạt những chỉ tiêu kế hoạch như sau.
4.1.4.2. Kinh tế nông nghiệp
- Cây hàng năm: Trong 5 năm qua, mặc dù thời tiết diễn biến bất
thường, nhưng Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân khắc phục mọi khó khăn, tích cực thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, tiếp cận và sử dụng giống lúa và ngô lai có năng suất cao, hàng năm thực hiện diện tích gieo trồng đạt 885 ha, phối hợp với phòng nông nghiệp và phát nông thôn huyện mở 30 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân, tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng cây vụ đông trên diện tích 2 lúa mỗi năm từ 70-100 ha. Tích cực đầu tư thủy lợi để chủ động tưới tiêu, chủ động phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa đạt từ 41,5 tạ năm 2005 lên 42,8 ha năm 2010, sản lượng lương thực quy thóc đạt 2543 tấn/năm 2005 lên 2609,2 tấn năm 2609,20 ha, bình quân lương thực đầu người 466 kg/người/năm, đời sống kinh tế của nhân dân cơ bản ổn định nhiều gia đình giầu lên nhờ mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Cây lâu năm: Cùng với việc sản xuất lương thực, kinh tế trang trại ở Đông Hải đang được trú trọng và phát triển nhằm khuyến khích các hộ gia đình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2010 là 15,94 ha (kể cả cây ăn quả trong vườn tạp) bao gồm vải, nhãn, na, hồng vv… Tập trung nhiều ở ven quốc lộ 18A.
- Về lâm nghiệp:
Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ về phát triển kinh tế đồi rừng, kết quả trong 5 năm đã trồng được 671,3 ha rừng, khai thác đạt 3000m3
tính theo giá cố định năm 1994 đạt khoảng 1700 triệu đồng, chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng ngập mặn, tuyên truyền trong nhân dân làm tốt công tác phòng, chống cháy rừng, tăng cường trồng thêm đất rừng và bảo vệ rừng hiện có để đưa độ che phủ của rừng đạt 48%, tiếp tục giao đất giao rừng cho nhân quản lý và sử dụng.
- Chăn nuôi:
Công tác chăn nuôi tại các hộ gia đình luôn được trú trọng, đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển. Đàn gia súc năm 2005 có 4829 con đến năm 2010 đã lên tới 8276 con trong đó; đàn Trâu có 1050 con, Bò có 30 con, Lợn 7160 con, đàn dê 36 con, đàn gia cầm năm 2005 có 19000 con đến năm 2010 lên tới 23626 con. Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm theo kế hoạch của trạm thú y huyện luôn được tiến hành đều đặn.
- Ngư nghiệp:
Trong những năm qua do đặc thù của xã diện tích ao đầm thường độ mặn cao cho nên nuôi trồng thủy sản đạt kết quả không cao, nhân dân ở xã chủ yếu khai thác đánh bắt tự nhiên cho nên năng xuất sản lượng chỉ đạt từ 300- 500 tấn các loại/năm trị giá đạt khoảng 12486 triệu đồng.
4.1.4.3. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp
Trên địa bàn xã đã và đang phát triển các ngành nghề bao gồm chế biến lâm sản, sửa chữa cơ khí, gò hàn, đặc biệt ở xã có nhà máy gạch TuyNeL hoạt động tốt thu hút trên 170 lao động có việc làm và thu nhập ổn định, mức lương bình quân từ 1,7- 2 triệu đồng người/tháng, doanh thu nộp thuế cho địa phương mỗi năm từ 300- 500 triệu đồng.
4.1.4.4. Kinh tế dịch vụ
Với chủ trương phát triển đa dạng ngành nghề, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm, động viên khuyến khích các hộ mở rộng dịch vụ, thương mại, sản phẩm chủ yếu là gạch TuyNeL, gạch thủ công, kinh doanh tạp hóa, sửa chữa xe máy, buôn bán tại chợ, với doanh thu năm 2005 đạt 3,5 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 10,6 tỷ đồng, tăng 7,1 tỷ so với năm 2005.
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
- Dân số: Dân số toàn xã năm 2010 là 5317 người:
Trong đó: Nam 3007 người chiếm 56,55% dân số Nữ 2310 người chiếm 43,45% dân số
Trên địa bàn xã có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm:
+ Dân tộc Kinh, Tày, Sán Chỉ, Sán Dìu, Dao, Nùng, Hoa, trong đó dân tộc kinh chiếm 70,00 %
Tổng số hộ trong toàn xã là 1237 hộ với 890 hộ nông nghiệp chiếm 72% và 347 hộ phi nông nghiệp, chiếm 28%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,7% - Lao động:
Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2010 là 2568 lao động chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp.
- Về việc làm và thu nhập:
Hiện tại trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng và bảo vệ rừng, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản gần bờ và xa bờ, và một nghề phụ như sản xuất gạch, sửa chữa xe máy và kinh doanh dịch vụ đã thu hút nhiều lao động, thu nhập bình quân đầu người trong xã mới chỉ đạt ở mức 15- 18 triệu đồng/người/ năm, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
4.1.5. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Hiện tại diện tích đất khu dân cư nông thôn trong địa bàn xã là 197,61 ha.
Bao gồm:
4.1.5.1. Đất nông nghiệp 72,98 ha
Trong đó + Đất trồng cây lâu năm 34,90 ha. + Đất nông nghiệp còn lại 38,08 ha.
4.1.5.2. Đất phi nông nghiệp 124,63 ha
Trong đó: + Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,43 ha. + Đất sản xuất kinh doanh 6,07 ha.
+ Đất phát triển hạ tầng 92,46.
+ Đất phi nông nghiệp còn lại 25,67 ha ( đất ở).
Đất khu dân cư nông thôn tập trung chủ yếu ở ven đường trục chính của xã và dọc quốc lộ 18A. Các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, trường học, y tế, thể thao, văn hoá, cũng được bố trí trong khu dân cư để thuận tiện cho nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của nhân dân. Đất nông nghiệp trong khu dân cư chủ yếu là cây lâu năm (đất vườn tạp), đất cây hàng năm khác. Hệ thống đường điện thắp sáng cũng đã được xây dựng và đưa đến tới từng hộ dân.
4.1.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Trong những năm qua công tác xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã được nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng đạt khoảng 33,38 tỷ đồng; bao gồm các công trình sau:
4.1.6.1 Giao thông
Trong 5 năm qua được nhà nước đầu tư vốn, Đảng ủy, chính quyền chỉ đạo nhân dân đóng góp cùng nhà nước đầu tư vốn xây dựng các công trình