Nhóm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo cho Thành phố cần Thơ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 89)

6.2.2.1 Nghiên cứu và xây dựng chiến lược duy trì, mở rộng và xâm nhập thị trường

Vấn đề nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị trường có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển thị trường XK gạo trong bối cảnh tự do hóa thương mại và khu vực hóa toàn cầu. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc nghiên cứu thị trường đúng đắng sẽ góp phần định hướng đúng cho hoạt động XK. Chất lượng gạo XK của TP hiện nay đa số là ở mức trung bình. Vì thế công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường, dự đoán, nắm bắt xu thế trong tương lai để có thể khai thác triệt để nhu cầu thị trường gạo thế giới.

Nếu phân loại thị trường gạo thế giới theo đặc điểm sản phẩm gạo sẽ bao gồm: thị trường gạo hạt dài, chất lượng cao tiêu thu ở các nước phát triển như Tây Âu, Nhật Bản… Đây là thị trường khó tính chú trọng quy cách và phẩm chất cũng như tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp. Loại gạo hạt dài, chất lượng trung bình tiêu thụ chủ yếu là các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ La Tinh. Có thể thấy thị hiếu tiêu dùng khác nhau tùy thuộc vào khu vực, trình độ phát triển kinh tế, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập... Chính vì thế mà các DN XK gạo phải nghiên cứu thị hiếu của từng thị trường, đó là điều kiện để đảm bảo thành công trong cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Việc nghiên cứu và hoạch định một chiến lược tổng thể về một thị trường có tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên để xây dựng chiến lược này cần nắm rõ được năng lực và hiện trạng sản xuất trên địa bàn TP để từ đó trả lời các câu hỏi: loại gạo nào đi vào thị trường nào? Số lượng bao nhiêu? Cần giải quyết vấn đề gì để khai thông thị trường?... Để làm được điều đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nông nghiệp và

79

phát triển nông thôn, Sở Công thương với các DN XK gạo trên địa bàn TP để cung cấp thông tin về thị trường, nắm chắc nhu cầu thường xuyên biến động về giá cả, SL gạo XK. Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống thông tin thị trường như: trang thông tin điện tử xúc tiến dầu tư thuộc Sở Công thương, trung tâm thông tin thị trường tại các vùng sản xuất lúa trọng điểm, đài phát thanh quận huyện xã để cung cấp cho nông dân những thông tin cụ thể chính xác về hoạt động XK gạo trong nước và thế giới. Phối hợp với các tổ chức khuyến nông, HTX nông nghiệp và DN để vừa cung cấp thông tin vừa hướng dẫn, chuyển giao quy trình sản xuất gạo XK.

Cùng với việc cung cấp thông tin, các DN XK gạo TP cần chủ động tích cực trong khâu nghiên cứu thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường. Có như vậy, hoạt động XK gạo mới có đầu ra ổn định trong chiến lược phát triển ngành hàng gạo XK của TP.

6.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu của Thành phố

Xúc tiến thương mại sẽ giúp cho các DN nắm bắt thông tin về khách hàng, biết thêm thông tin về đối thủ cạnh tranh, đồng thời tăng cường quan hệ bạn hàng với đối tác nước ngoài, để từ đó có thể lựa chon phương pháp kinh doanh phù hợp. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại Sở Công thương cần chú trọng công tác hiệp thương giữa các DN, các nông trường, các chủ trang trại có nguồn hàng cùng chủng loại, cùng mặt hàng để gom đủ lượng hàng cần thiết cho XK. Đồng thời hướng dẫn các DN trong công tác đóng gói, nhãn mác cho sản phẩm XK thích ứng với nhu cầu đa dạng của TT.

Xây dựng hệ thống phân phối gạo trực tiếp ở các nước XK như Indonesia, Malaysia, Philippines, Nam Phi. Riêng đối với các thị trường gạo cao cấp thì hướng vào việc khai thác các thị trường “ngách”. Sớm đưa vào hoạt động sàn giao dịch gạo Cần Thơ (tại chợ gạo huyện Thốt Nốt) để thu hút các nhà NK nước ngoài đến TP thực hiện các hoạt động giao thương trực tiếp từ đó giúp tăng giao dịch XK cũng như hạn chế việc XK qua các đầu mối và thị trường trung gian. Sớm xây dựng hoàn chỉnh chợ gạo đầu mối tại Thốt Nốt , chợ và các trung tâm đại lí môi giới tiêu thụ gạo để vừa làm công cụ điều tiết thị trường gạo của TP, vừa tạo bàn đạp phát triển thị trường XK, giảm đầu mối gao dịch gạo, khắc phục cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN từ đó giảm nguy cơ ép giá của các nhà NK.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường để biết được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, luật pháp, chính sách thương mại của nước NK, các thủ tục hải quan… Tăng cường học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh bạn và các khu vực thành công trong công tác này.

80

Để nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu dự báo thị trường TP nên hỗ trợ kinh phí cho sở Công thương đào tạo cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại nhằm nâng cao kĩ năng và nghiệp vụ.

Xây dựng thương hiệu được xem là công việc vô cùng quan trọng trong hoạt động XK. Vì nếu không có thương hiệu người tiêu dùng sẽ không biết đến sự tồn tại, sản phẩm của DN. Vì vậy để xây dựng thương hiệu gạo của TP cần có sự hợp tác của các DN cùng với trung tâm xúc tiến thương mại trong hoạt động quảng cáo, quảng bá và xây dựng hình ảnh cho gạo XK của TP. Vì nguồn kinh phí và nhân lực có hạn nên trong thời gian đầu có thể tiến hành tập trung thí điểm ở một vài DN lớn đã xây dựng được nhãn hiệu gạo như Gentraco, lương thực Sông Hậu, Trung An… Bên cạnh đó, các DN khác cũng phải chủ động có kế hoạch xúc tiến thương mại như xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác hợp đồng. Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tranh chấp thương mại, các vụ kiện có thể xảy ra thông qua việc nắm vững các thông lệ quốc tế, quy định của WTO, luật pháp của nước có quan hệ thương mại. Chính quyền TP cần có chính sách khen thưởng cụ thể đối với các DN và cá nhân tìm được thị trường XK mới, có quy mô lớn. Thành lập và quản lí có hiệu quả quỹ hỗ trợ XK.

6.2.2.3 Đẩy mạnh liên kết thị trường lúa gạo Cần Thơ và Đồng bằng song Cửu Long trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu

Nguồn cung gạo chủ yếu cho các DN XK gạo TP là từ các tỉnh thuộc ĐBSCL do đó để ổn định nguồn cung TP.CT cần chủ động trong công tác liên kết thị trường gạo với các tỉnh ĐBSCL. Để thực hiện tốt công tác liên kết thị trường các tỉnh trong khu vực cần thường xuyên phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị giới thiệu tiềm năng, đặc điểm của thị trường gạo CT, trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN TP trao đổi kí kết hợp đồng với tỉnh bạn.

Đẩy mạnh công tác đầu tư cho hoạt động giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong khu vực sông Mê Kông, ASEAN và trên thế giới. Thông qua đó kí kết các văn bản hợp tác kinh tế - thương mại, các hợp đồng XK gạo trung và dài hạn.

6.2.2.4 Hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng, thương mại phục vụ hoạt động xuất khẩu

- Đầu tư hệ thống giao thông thủy-bộ: nâng cấp và mở rộng các tuyến đường giao

thông liên tỉnh nối Cần Thơ với các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Ang Giang, Vĩnh Long. Đối với đường thủy có kế hoạch nạo vét để đảm bảo tàu tải trọng lớn có thể vào tận các kho chứa bốc hàng. Đối với các cảng biển cần có kế hoạch mở rộng và nâng cấp để tàu tải trọng lớn có thể cập cảng để nhận hàng. Đối với sân bay Trà Nóc cần xây dựng và mở rộng để phục vụ vận tải trong TP.

81

- Đối với nông nghiệp: hình thành và xây dựng các khu nông nghiệp chất lượng cao để nghiên cứu sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến cho sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Đầu tư mở rộng và nạo vét các kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất, kiểm soát lũ.

- Hệ thống cấp điện: cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện quốc gia. Đầu tư xây dựng thêm các trạm biến áp đủ để cung cấp điện cho các nhà máy, xí nghiệp. Phát triển mạng lưới điện nông thôn để phục vụ hoạt động phơi xấy và chế biến lúa gạo.

- Bưu chính, viễn thông: quan tâm, nâng cấp mạng lưới bưu chính viễn thông để đảm bảo liên lạc và cung cấp thông tin về tình hình thị trường cũng như giá cả lương thực. TP cần có chính sách trong việc ưu đãi hỗ trợ lắp đặt thuê bao sử dụng Internet để nông dân có thể truy cập mạng thông tin học tập, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất lúa.

Để xây dựng cơ sở hạ tầng có hiệu quả nhà nước cần kết hợp nhiều hình thức như: nhà nước đầu tư xây dựng sau đó tổ chức đấu thầu rồi chuyển giao cho các DN quản lí và khai thác. Nhà nước hỗ trợ đầu tư đồng thời huy động sự hỗ trợ từ các DN và cá nhân các hộ kinh doanh tham gia.

6.2.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu

Nguồn nhân lực cần cho hoạt động sản xuất và XK gạo bao gồm: nhân lực cho khâu sản xuất, chế biến và lưu thông. Để nâng cao tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực cần thực hiện các biện pháp sau:

Đối với khâu sản xuất (người nông dân): tổ chức các hội nghị tập huấn giúp nông dân có kiến thức căn bản về sản xuất và các hoạt động XK gạo. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông cần chỉ đạo trung tâm khuyến nông TP tổ chức đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng để cung cấp kiến thức cho cán bộ, đội ngũ nhân viên làm công tác khuyến nông cho nông dân.

Trong khâu chế biến và lưu thông: Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí có kiến thức về nghiệp vụ XK, hiểu biết pháp luật và thương mại quốc tế, có trình độ ngoại ngữ tốt để giao tiếp, đàm phán với đối tác nước ngoài. UBND TP cần có chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nhân tài, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công tác cho TP, tạo môi trường thông thoáng để phát huy khả năng sáng tạo của người lao động. Có chính sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các phát minh, sáng chế khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao.

82

6.2.2.6 Đẩy mạnh công tác liên kết “4 nhà” trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của thành phố

Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững cần có sự liên kết giữa nhà quản lí, nhà khoa học, nhà nông và DN. Sự liên kết này giúp tạo ra sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cả chất và lượng phục vụ cho thị trường trong nước cũng như XK. Hơn thế nữa chương trình liên kết 4 nhà còn giúp thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ trong dân thông qua các hợp đồng kinh tế với DN. Hiện nay, mối liên kết 4 nhà ở nước ta còn quá lỏng lẻo, do đó để có thể đạt được hiệu quả thực sự cần tiến hành các hoạt động sau:

Thứ nhất, xây dựng mô hình sản xuất HTX và trang trại. Theo đó các DN sẽ kí kết hợp đồng với chủ nhiệm HTX hoặc trang trại thay vì kí hợp đồng trực tiếp với nông dân, vì không có một DN nào có thể kí hợp đồng kinh tế với tất cả các hộ nông dân trên một địa bàn rộng như huyện hoặc vùng chuyên canh.

Thứ hai, phải xác định sản phẩm trước khi kí kết hợp đồng. Đối với các giống cao sản hoặc giống lúa có chất lượng cao, DN có nhu cầu cần đặt vấn đề cho chính quyền địa phương, HTX hoặc chủ trang trại để kí hợp đồng tiêu thụ. Để làm được điều này thì “4 nhà” phải thông suốt và có trách nhiệm cộng đồng với nhau. Trong khi nông dân không thể tự trang bị những thông tin thị trường, nên trồng giống lúa nào phù hợp với nhu cầu thị trường thì vai trò của DN trong giai đoạn này rất quan trọng. DN sẽ cung cấp thông tin về giống lúa cần trồng, SL cần bao nhiêu và chất lượng ra sao cho nông dân biết để thực hiện. Nhà nghiên cứu giúp tìm ra giống lúa thích hợp, nhà nước có vai trò định hướng nông dân sản xuất. Vì vậy mối liên kết 4 nhà thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng gạo XK cũng như vị thế hạt gạo Việt Nam trên trường quốc tế. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần củng cố và phát huy tích cực mối liên kết này.

6.2.2.7 Đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu

Chú trọng loại trừ gian lận, giao hàng không đúng phẩm chất so với hàng mẫu trong hợp đồng để đảm bảo uy tín và chất lượng gạo XK của TP trên thị trường. Chính phủ cần có những quy định cụ thể về kiểm tra chất lượng gạo XK kèm với các hình thức chế tài, xử lí nghiêm khắc các trường hợp gian lận làm giảm uy tín chất lượng gạo XK. Hình thức xử phạt nặng nhẹ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của những hậu quả xảy ra, thậm chí đối với DN có nhiều lần vi phạm thì cần phải rút giấy phép kinh doanh không cho tham gia vào hoạt động XK gạo nữa. Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm tra nếu thông đồng bao che cũng sẽ bị xử lí nghiêm khắc như các DN vi phạm.

83

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)