Định hướng khai thác nguồn cung ứng lúa gạo có chất lượng cao cho Thành

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 83)

6.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠO XUẤT KHẨU

CỦA THÀNH PHỐ CẦN TRONG THỜI GIAN TỚI

6.1.1 Mục tiêu xuất khẩu gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Nguồn hàng gạo XK của TP.CT chủ yếu được sản xuất ở khu vực các huyện ngoại thành của TP và thu hút từ các địa phương khác trong vùng ĐBSCL. Trong 3 năm 2010- 2012 SL và KN gạo XK của TP không ngừng tăng lên. Đến năm 2015 gạo vẫn là một trong những mặt hàng XK chủ lực của TP. Trong đó TP sẽ tập trung coi trọng mục tiêu tăng hiệu quả và KN XK gạo trên cơ sở tăng giá XK, tăng XK trực tiếp và nâng cao chất lượng gạo XK hơn là mục tiêu tăng khối lượng gạo XK.

Việc mở rộng diện tích canh tác lúa trong thời gian tới là không thể do xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa ở tất cả các địa phương trong cả nước và cả TP.CT, đây cũng là xu thế chung trên cả nước. Để đạt được mục tiêu đề ra cần chú trọng khai thác trong khâu chuyển đổi cơ cấu giống với việc thâm canh giống lúa cho năng suất, chất lượng cao. Chú trọng khai thác giống lúa đặc sản được thị trường NK ưa thích, đồng thời đầu tư công nghệ chế biến hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có GT gia tăng cao, nâng cao GT XK. Với việc xây dựng chợ đầu mối cấp vùng ở Thốt Nốt và sàn giao dịch nông sản đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện tăng lượng giao dịch kinh doanh gạo của TP trong thời gian tới. Dự báo khả năng kinh doanh sản xuất gạo của TP.CT sẽ đạt 300-350 tr.USD năm 2015 và 450-500 tr.USD năm 2020.

6.1.2 Định hướng khai thác nguồn cung ứng lúa gạo có chất lượng cao cho Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ

Theo quy hoạch sử dụng đất của TP.CT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó diện tích đất sử dụng cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp sẽ tăng lên đồng thời đất nông nghiệp sẽ giảm xuống. Do đó để tiếp tục phát triển nông nghiệp, cần phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm tăng vụ, đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất theo hướng tăng nhanh GT sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích và giảm dần tỉ trọng chi phí lao động thủ công. Gắn kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với trình độ, chất lượng hiệu quả cao; bảo vệ môi trường phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, phát triển bền vững.

73

Về sử dụng đất lúa: Địa bàn sản xuất lâu dài sẽ tập trung ở 3 huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Cờ Đỏ. Đất canh tác lúa sẽ giảm nhiều do chuyển sang đất phi nông nghiệp, cây ăn quả và chuyên môn nuôi trồng thủy sản. Vì vậy cần phát huy cao độ về lợi thế tăng vụ thâm canh.

+ Về tăng vụ: Sản xuất ổn định 2-3 vụ ở vùng Bắc Cái Sắn và 3 vụ trở lên ở vùng phía nam kênh Cái Sắn.

+ Về đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất lúa: mở rộng diện tích kết hợp với nuôi trồng thủy sản, tăng thêm diện tích lúa màu, trong đó phát triển ổn định 2 vụ chất lượng cao.

+ Về thâm canh tăng năng suất và hạ giá thành: sử dụng các giống chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu của từng mùa vụ trên từng tiểu vùng. Điều khiển thời vụ để tránh thu hoạch vụ hè thu vào thời điểm mưa nhiều. Tăng cường thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm kết hợp với giảm giá trong phong trào “3 tăng, 3 giảm” không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín và thương hiệu gạo XK Cần Thơ.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 83)