Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các DN XK

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 77)

XK gạo trên địa bàn thành phố Cần Thơ

5.3.1.1 Điểm mạnh (STRENGTH)

 S1: Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối hoàn thiện. Hiện nay hầu hết các DN XK gạo ở TP đều được trang bị các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho hoạt động sản xuất như kho chứa nguyên liệu, nhà máy đánh bóng, nhà máy xay xát, nhà máy tách màu đạt tiêu chuẩn…

 S2: Sản phẩm gạo có chất lượng cao, giá rẻ .Hầu hết các sản phẩm gạo XK của các DN trên địa bàn TP đều đạt những tiêu chuẩn cao về chất lượng do các tổ chức danh tiến chứng nhận. Cty Gentraco đạt được chứng nhận ISO 9001:2000 và HACCP tháng 11/2006, Cty LT Sông Hậu đạt được giấy chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn gạo thơm TC:01-2003/LTSH, tiêu chuẩn nếp dẻo TC:02-2005/LSTH, tiêu chuẩn gạo thông dụng chất lượng cao TC:01-2005/LTSH và tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do BVQI cấp… Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm gạo XK TP đều rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

 S3: Có được thương hiệu, chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Được biết đến là

một trong những quốc gia XK gạo nhiều nhất trên thế giới, trong những năm qua gạo Việt XK đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

 S4: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của TP.CT thuận lợi vì là trung tâm của

67

TP.CT có hệ thống cảng biển thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa, hệ thống cảng biển Cái Cui, Trà Nóc và Cần Thơ hoàn thiện đã góp phần không nhỏ trong hoạt động XK gạo của TP.

S5: Mối quan hệ tốt với khách hàng. Với thương hiệu sẵn có và cách thức làm việc có uy tín. Hiện nay nhiều DN XK gạo trên địa bàn TP đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ buôn bán, làm ăn tốt với khách hàng.

S6: Có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh lúa gạo.

5.3.1.2 Điểm yếu (WEAKNESS)

 W1: Chất lượng gạo tuy được cải thiện nhưng chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, hạt gạo Cần thơ còn bộc lộ các yếu điểm như độ trắng không đều, tỉ lệ lẫn thóc và tạp chất cao, độ ẩm cao tỉ lệ bạc bụng nhiều...

 W2: XK gạo vẫn còn thiên về khối lượng mà chưa quan tâm đến chất lượng. Một

thực trạng hiện nay là các DN thường loay hoay để kí nhiều hợp đồng XK, mua nhiều lúa để XK mà không chú trọng đầu tư nâng cao GT XK. Do đó trong năm 2012 SL XK gạo tăng nhanh nhưng KN lại tăng không tương xứng. Có rất ít các DN liên kết với sở nghiên cứu, với nông dân để cải thiện chất lượng gạo. Bên cạnh đó nhiều DN vẫn tin rằng GT tăng thêm là do giá gạo XK của thế giới tăng, gạo Việt Nam vẫn chưa cải thiện được GT.

 W4: Hoạt động XK còn phân tán, chưa được quản lí chặt chẽ: hầu hết DN XK

chưa xây dựng được hệ thống thu mua cũng như liên kết với nhau trong hoạt động XK. Thay vào đó lại cạnh tranh lẫn nhau ép giá gạo XK xuống thấp. Hệ thống xay xát chưa được quản lí chặt chẽ, nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ lạc hậu cung ứng chất lượng gạo thấp gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo XK.

 W4: Hoạt động kinh doanh của các DN chưa linh hoạt mặc dù có nhiều kinh

nghiệm và điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn các DN khác ở ĐBSCL, tuy nhiên nhiều DN Cần Thơ vẫn không khỏi lúng túng khi thị trường có những biến động. Một bài học xương máu là thường tăng xuất khi giá giảm và giảm xuất khi giá tăng.

 W5: Đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa được đầu tư phát triển, hầu hết các các

DN đều không có bộ phận Marketing làm công tác tìm kiếm cũng như quảng bá sản phẩm ở TT nước ngoài. Bên cạnh đó bộ phận tham mưu, dự báo định hướng hoạt động cho ban lãnh đạo cty vẫn chưa được phát triển.

5.3.1.3 Cơ hội (OPPOTUNUTIES)

 O1: Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng phát triển.

68

kí kêt các Hiệp định song phương với một số quốc gia đã làm cho hình ảnh của Việt Nam ngày càng trở nên quen thuộc trong mắt bạn bè quốc tế. Đây thực sự là những diễn biến rất thuận lợi cho hoạt động XK gạo của TP.CT. Từ đây, quan hệ hợp tác thương mại giữa các DN và nước ngoài sẽ ngày càng được mở rộng và thuận lợi hơn, tạo động lực để gạo Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường thế giới.

 O2: Chính sách khuyến khích và hỗ trợ XK của Nhà nước và VFA tạo điều kiện

thuận lợi cho các DN phát triển hoạt động XK trong thời gian tới.

 O3: Nhu cầu tiêu thụ gạo của các thị trường tăng trưởng do lượng dân số ngày càng tăng nhanh vẫn chưa. Tuy nhiên nguồn lương thực hầu hết vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ và toàn diện nên đây là thị trường còn bỏ ngõ mà các DN cần phấn đấu đáp ứng tốt hơn.

5.3.1.4 Thách thức (THREATS)

 T1: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nguồn cung ứng gạo lớn như Thái

Lan, Ấn Độ, Paskitan và gần đây là Campuchia và Myanmar. Bên cạnh đó các quốc gia có nhu cầu tiêu thu nguồn lương thực lớn như Philipines - đồng thời cũng là bạn hàng lớn của Việt Nam đang cố gắng nâng cao sản lượng lúa trong nước để giảm NK LT góp phần giảm và bình ổn giá LT trong nước không phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 T2: Chất lượng cuộc sống ngày càng cao xu hướng người dân thường ít tiêu dùng

lúa gạo hàng ngày mà thay vào đó là các sản phẩm thay thế. Do nhu cầu ít nên đòi hỏi chất lượng gạo ngày càng cao và sự đa dạng hóa sản phẩm.

 T3: Công nghệ chế biến ở khâu trung gian lạc hậu.

 T4: Chính sách giá sàn cao trong thời gian tới của nhà nước ảnh hưởng không nhỏ

đến lợi thế cạnh tranh của DN.

 T5: Thị trường được mở rộng nhưng chưa ổn định. Hầu hết các DN chỉ XK cho

các cty NK nước ngoài chứ chưa xây dựng được mạng lưới kênh phân phối ở thị trường NK.

69

Bảng 5.3. Ma trận SWOT cho ngành XK gạo của TP.CT

SWOT

Cơ hội - O

1.Mối quan hệ ngoại giao ngày càng phát triển

2.Chính sách hỗ trợ của nhà nước và VFA

3.Nhu cầu tiêu dùng gạo ngày càng tăng

4. Nguyên liệu dồi dào

Đe dọa -T

1.Cạnh tranh ngày càng gay gắt 2.Sản phẩm thay thế

3.Công nghệ chế biến ở khâu trung gian lạc hậu

4.Chính sách giá sàn cao 5.Thị trường không ổn định

Điểm mạnh -S

1.Cơ sở vật chất hoàn thiện

2. Sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ 3. Sản phẩm có thương hiệu

4. Vị trí địa lí thuận lợi

5. Mối quan hệ tốt với khách hàng 6. Có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh lúa gạo

Chiến lược - SO 1.S1,S2,S3+O1,O2,O4

Chiến lược phát triển thị trường

2.S1, S6+O2,O3

Chiến lược cải tiến sản phẩm Chiến lược - ST 1.S1,S4,S6+T1,T2,T4 Đa dạng hóa sản phẩm 2.S2,S3+T5 Tìm kiếm thị trường 3. S2,S3+T1,T2,T5 Giữ chân khách hàng cũ Điểm yếu- W 1.Sản phẩm chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị trường 2.XK thiên về SL

3.Hoạt động sản xuất và XK phân tán

4.DN hoạt động chưa linh hoạt 5.Chất lượng nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược – WO 1.W1,W2+O2,O3

Nghiên cứu thị trường

2.W3+O2Đẩy mạnh liên kết ngành nghề

3.W4,W5+O1,O2

Nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực

Chiến lược - WT

1.1. T4,T3+W1,W2

Thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân

2.W1,W5+T1,T4,T5

Hợp đồng quyền chon

70

Dựa trên kết quả ma trận SWOT tận dụng những điểm mạnh và cơ hội để khắc phục các điểm yếu và phòng ngừa các đe dọa tác gia xin đưa ra các giải pháp sau:

5.3.2.1 Nhóm chiến lược SO (kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội )

Chiến lược phát triển thị trường

Tận dụng các điểm mạnh như cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện, sản phẩm có chất lượng cao và giá rẻ, sản phẩm có thương hiệu trên thị trường kết hợp với các cơ hội về sự phát triển của mối quan hệ ngoại giao của nước ta, nguồn nguyên liệu dồi dàovà chính sách hỗ trợ của nhà nước và VFA, từ đó đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm và phát triển thị trường XK gạo của TP.

Chiến lược cải tiến sản phẩm

Chiến lược cải tiến sản phẩm là sự kết hợp giữa các điểm mạnh như cơ sở vật chất, thiết bị khoa học – kĩ thuật hiện đại, vị trí địa lí thuận lợi và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động sản xuất và kinh doanh XK gạo với các cơ hội như chính sách hỗ trợ của nhà nước, VFA để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng trong điều kiện nhu cầu gia tăng như hiện nay.

5.3.2.2 Nhóm chiến lược ST (lấy điểm mạnh để ngăn chặn những đe dọa)

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Kết hợp các điểm mạnh về cơ sở vật chất hoàn thiện, vị trí địa lí thuận lợi và tiềm lực về vốn của DN tiến hành đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, nâng cao uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh của DN trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và chính sách giá sàn cao của VFA trong thời gian tới, đồng thời góp phần hạn chế sự thay thế của các sản phẩm khác.

Chiến lược tìm kiếm và mở rộng thị trường

Sử dụng lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá rẻ và thương hiệu sẵn có đẩy mạnh công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường nhằm khắc phục tính không ổn định của thị trường NK.

Chiến lược giữ chân khách hàng cũ

Phát huy lợi thế về sản phẩm và mối quan hệ tốt với khách hàng trong chiến lược này để giữ chân các khách hàng cũ vừa nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm bớt sự thay thế của sản phẩm khác vừa ổn định được thị trường XK.

71

5.3.2.3 Nhóm chiến lược WO (tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu)

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường

Tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước và VFA đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, khắc phục tình trạng XK thiên về số lượng như hiện nay của các DN trên địa bàn TP.

Đẩy mạnh mối liên kết ngành nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới sự hỗ trợ của nhà nước và VFA đẩy mạnh công tác liên kết các DN tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành XK gạo TP. Tránh đươc tình trạng cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN và cơ hộ ép giá của nhà NK.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để nâng cao khả năng linh hoạt trong sản xuất, XK và đàm phán thương mại của các DN đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ XK hiện nay bằng cách tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước và VFA. Bên cạnh đó, sự phát triển của hoạt động ngoại giao tạo cơ hội cho các DN TP học hỏi kinh nghiệm của tỉnh, nước bạn thông qua các buổi hội thảo, giao lưu…

5.3.2.4 Nhóm chiến lược WT (khắc phục điểm yếu và phòng tránh các đe dọa)

Hợp đồng quyền chọn

Được xem là chiến lược tốt trong khi thị trường cạnh tranh gay gắt cộng với sự biến đổi của tỉ giá liên tục.Việc thiếu độ ngũ cán bộ trong công tác chuyên môn nhận ra sự thay đổi của thị trường cũng như xây dựng các chiến lược thích hợp cũng sẽ được giải quyết.

Hợp đồng bao tiêu sản phẩm

Với hợp đồng bao tiêu sản phẩm các DN sẽ tự chủ được nguồn nguyên liệu từ đó giảm bớt được khâu trung gian trong hoạt động thu mua. Đồng thời có thể nâng cao chất lượng sản phẩm do có thể đặt hàng các sản phẩm mà thị trường yêu cầu đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dung.

72

CHƯƠNG 6

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CHO THÀNH PHỐ CẦN THƠ

6.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠO XUẤT KHẨU

CỦA THÀNH PHỐ CẦN TRONG THỜI GIAN TỚI

6.1.1 Mục tiêu xuất khẩu gạo của thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Nguồn hàng gạo XK của TP.CT chủ yếu được sản xuất ở khu vực các huyện ngoại thành của TP và thu hút từ các địa phương khác trong vùng ĐBSCL. Trong 3 năm 2010- 2012 SL và KN gạo XK của TP không ngừng tăng lên. Đến năm 2015 gạo vẫn là một trong những mặt hàng XK chủ lực của TP. Trong đó TP sẽ tập trung coi trọng mục tiêu tăng hiệu quả và KN XK gạo trên cơ sở tăng giá XK, tăng XK trực tiếp và nâng cao chất lượng gạo XK hơn là mục tiêu tăng khối lượng gạo XK.

Việc mở rộng diện tích canh tác lúa trong thời gian tới là không thể do xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa ở tất cả các địa phương trong cả nước và cả TP.CT, đây cũng là xu thế chung trên cả nước. Để đạt được mục tiêu đề ra cần chú trọng khai thác trong khâu chuyển đổi cơ cấu giống với việc thâm canh giống lúa cho năng suất, chất lượng cao. Chú trọng khai thác giống lúa đặc sản được thị trường NK ưa thích, đồng thời đầu tư công nghệ chế biến hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm có GT gia tăng cao, nâng cao GT XK. Với việc xây dựng chợ đầu mối cấp vùng ở Thốt Nốt và sàn giao dịch nông sản đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện tăng lượng giao dịch kinh doanh gạo của TP trong thời gian tới. Dự báo khả năng kinh doanh sản xuất gạo của TP.CT sẽ đạt 300-350 tr.USD năm 2015 và 450-500 tr.USD năm 2020.

6.1.2 Định hướng khai thác nguồn cung ứng lúa gạo có chất lượng cao cho Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ

Theo quy hoạch sử dụng đất của TP.CT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó diện tích đất sử dụng cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp sẽ tăng lên đồng thời đất nông nghiệp sẽ giảm xuống. Do đó để tiếp tục phát triển nông nghiệp, cần phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng thâm tăng vụ, đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất theo hướng tăng nhanh GT sản xuất và thu nhập trên đơn vị diện tích và giảm dần tỉ trọng chi phí lao động thủ công. Gắn kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với trình độ, chất lượng hiệu quả cao; bảo vệ môi trường phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, phát triển bền vững.

73

Về sử dụng đất lúa: Địa bàn sản xuất lâu dài sẽ tập trung ở 3 huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Cờ Đỏ. Đất canh tác lúa sẽ giảm nhiều do chuyển sang đất phi nông nghiệp, cây ăn quả và chuyên môn nuôi trồng thủy sản. Vì vậy cần phát huy cao độ về lợi thế tăng vụ thâm canh.

+ Về tăng vụ: Sản xuất ổn định 2-3 vụ ở vùng Bắc Cái Sắn và 3 vụ trở lên ở vùng phía nam kênh Cái Sắn.

+ Về đa dạng hóa các loại hình sử dụng đất lúa: mở rộng diện tích kết hợp với nuôi trồng thủy sản, tăng thêm diện tích lúa màu, trong đó phát triển ổn định 2 vụ chất lượng cao.

+ Về thâm canh tăng năng suất và hạ giá thành: sử dụng các giống chất lượng và năng suất cao, thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu của từng mùa vụ trên từng tiểu vùng. Điều khiển thời vụ để tránh thu hoạch vụ hè thu vào thời điểm mưa nhiều. Tăng cường thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm kết hợp với giảm giá trong phong trào “3 tăng, 3 giảm” không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín và thương hiệu gạo XK Cần Thơ.

6.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CHO THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 77)