Trong những năm qua cơ cấu thị trường gạo XK của TP.CT không ngừng được mở rộng trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các Châu lục. GT XK gạo qua các thị trường biến động không ổn định qua các năm, một số TT có xu hướng gia tăng tuy nhiên ở một số thị trường có xu hướng giảm. Tiêu biểu trong các thị trường có xu hướng gia tăng là châu Á, châu Âu... còn các TT ở châu Phi, châu Mỹ và châu Úc thì có xu hướng giảm.
40
Bảng 4.4 Cơ cấu thị trường XK gạo TP.CTgiai đoạn 2010-tháng 6/2013
Thị trường
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013
SL (1000 Tấn) GT (Tr.USD) SL (1000 Tấn) GT (Tr.USD) SL (1000 Tấn) GT (Tr.USD) SL (1000 Tấn) GT (Tr.USD) Châu Á 297,5 123,4 286,1 137,7 387,3 179,6 215,1 132,8 Châu Âu 34,1 15,8 7,8 3,9 44,3 19,9 2,4 1,6 Châu Phi 120,1 46,6 152,9 75,1 99,1 45,1 119,4 25,0 Châu Mĩ 33,7 13,1 0,98 0,7 11,3 5,4 8,7 4,0 Châu Úc 15,7 4,5 4,7 3,1 5,3 2,3 0,3 0,15 TT khác - DN ủy thác 108,4 53,5 397,2 197,7 549,9 237,3 41,6 8,8 TỔNG 609,5 257,0 849,8 418,2 1.097,1 489,5 87,4 172,3
Nguồn: Sở Công Thương TP.CT
Đơn vị tính: USD/tấn
Nguồn: Sở Công Thương Thành phố Cần Thơ
Hình 4.2 Giá gạo bình quân XK sang các thị trường của TP.CT giai đoạn 2010-Tháng 6/2013
Qua bảng số liệu và biểu đồ SL XK gạo của TP.CT qua các thị trường ta có thể thấy rõ thị trường châu Á là thị trường có SL gạo NK nhiều nhất. Hàng năm TP.CT xuất gần
41
300 nghìn tấn gạo sang thị trường này chiếm gần 50% tổng KN XK gạo của TP. Châu Phi là thị trường XK lớn thứ 2 của các DN XK gạo trên địa bàn TP.CT. Theo đó hàng năm châu lục này NK khoảng hơn 100 nghìn tấn gạo mỗi năm chiếm 25% tỉ trọng trong tổng SL gạo XK. Châu Âu, châu Mỹ và châu Úc là những thị trường có lượng gạo XK thấp nhất.
Giá gạo XK bình quân có sự khác nhau giữa các thị trường và biến động qua từng năm theo từng thị trường. Trong đó giá gạo XK bình quân cao nhất vào năm 2011 cao nhất ở thị trường châu Mĩ và châu Úc. Thị trường châu Phi là khu vực có giá gạo xuất bình quân thấp nhất. Ở các thị trường châu Úc, châu Mĩ và châu Âu có mức giá NK cao trong giai đoạn dao động ở mức 490-510 USD/tấn, đây là một trong những TT khó tính thường NK các loại gạo với chất lượng cao tuy nhiên do những yêu cầu khắt khe về sản phẩm cũng như thói quen tiêu dùng nên hiện nay SL gạo XK của các DN sang TT này chưa nhiều.
Thị trường châu Á
Trong 3 năm qua SL gạo XK sang thị trường Châu Á có mức tăng giảm không đồng đều. Giảm nhẹ ở mùa vụ 2010-2011 và tăng mạnh trong mùa vụ 2011-2012. Giá gạo XK trong giai đoạn tương đối ổn định và theo xu hướng tăng lên.
Năm 2011 giá xuất gạo BQ sang thị trường này là 481 USD/tấn tăng 66 USD/tấn so với năm 2010. Giá XK năm 2012 đạt mức 463 USD/tấn giảm 18 USD/tấn so với năm 2011. Những tháng đầu năm 2013 giá gạo có sự tăng nhẹ trở lại đạt mức 464USD/tấn. Sự khan hiếm nguồn cung gạo do thiên tai lũ lụt ở Nam Ấn Độ, Paskitan và Philipppines và nhu cầu NK tăng vào năm 2011 là nguyên nhân chính khiến giá gạo XK trong giai đoạn này tăng cao.
Năm 2012 và những tháng đầu năm 2013 do nhu cầu giải quyết hàng tồn kho ở Thái Lan và một số nước XK gạo cũng với sự gia nhập vào thị trường gạo XK của Myanmar đã làm cho nguồn cung gạo trở nên dồi dào. Đây là nguyên nhân chính khiến giá gạo XK liên tục suy giảm trong năm 2012 và tiếp tục trong năm 2013.
42
Nguồn: Sở công thương Thành phố Cần Thơ
Hình 4.3 Cơ cấu SL gạo XK của TP.CT sang TT Châu Á năm 2010
Philippines là thị trường truyền thống XK gạo lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây cũng là thị trường XK lớn nhất của ngành gạo XK Cần Thơ. Năm 2010 SL XK gạo sang thị trường này của TP.CT đạt 95 nghìn tấn chiếm 32%, tiếp theo là thị trường Singapore với SL 54 nghìn tấn thu về 22 nghìn USD chiếm 18% trong tổng SL XK của TP. Syria là quốc gia xếp thứ 3 với tổng SL 36 nghìn tấn chiếm 12% . Giá XK bình quân ở hầu hết các quốc gia châu Á thường dao động từ 405-470 USD/tấn, riêng 2 thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu SL nhưng giá XK bình quân sang 2 thị trường này tương đối cao lần lượt là 608 USD/tấn và 505 USD/tấn.
Nguồn: Sở công thương Thành phố Cần Thơ,2011
Hình 4.4 Cơ cấu SL gạo XK của Cần Thơ sang Châu Á năm 2011
Bước sang năm 2011 Philippines vẫn là thị trường XK lớn nhất với tổng KN XK 105.854 tấn chiếm 37% SL XK. Indonesia xếp thứ 2 với 45 nghìn tấn ít hơn Philippines
43
đến 2,5 lần. Trung Quốc đã vượt qua Singapore và trở thành nước NK đứng thứ 3 với 34 nghìn tấn. So với năm 2010 SL gạo XK sang Singapore 21 nghìn tấn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do chính phủ Singapore tiến hành chính sách mở của thị trường miễn thuế NK với hầu hết các hàng hóa thiết yếu đồng thời thủ tục hải quan cũng được thực hiện qua mạng Tradenet. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho các DN tuy nhiên việc cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu gạo Thái đã có thương hiệu nổi tiếng trên thương trường là một điều khó khăn với các DN TP do đó SL XK qua thị trường này sụt giảm.
Nguồn: Sở công thương Thành phố Cần Thơ, 2012
Hình 4.5 Cơ cấu SL gạo XK sang thị trường châu Á của thành phố Cần Thơ 2012. Năm 2012 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về SL XK gạo sang TT Trung Quốc. Với 159 nghìn tấn gạo XK sang thị trường này đạt KN 69 Tr.USD chiếm 47% SL XK của toàn TP, Trung Quốc đã vượt qua Philippines trở thành thị trường XK gạo lớn nhất của các DN TP.CT. SL gạo XK sang Trung Quốc tăng đột biến là do giá gạo ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với giá gạo trên thế giới do tình trạng thiếu gạo cục bộ mặc dù SL gạo của nước này khá dồi dào.
Một nguyên nhân nữa là giá gạo XK của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá gạo XK của Thái Lan và giá gạo tại Trung Quốc. Theo thống kê của FAO giá gạo thuộc giống lúa Indica tại tỉnh Hồ Bắc, một tỉnh đang dư thừa gạo tại Trung Quốc tính đến hết tháng 9/2012 đã tăng 11%, lên 3.900 nhân dân tệ/tấn tương đương 625 USD/tấn. Trong khi đó gạo XK BQ của TP.CT nói riêng và Việt Nam nói chung chỉ có 451 USD/tấn. Đến tháng 11 giá gạo XK của Việt Nam giảm xuống chỉ còn 446 USD/tấn. Trong khi đó gạo trắng 5% tấm của Thái Lan được bán với giá 598 USD/tấn. Để ổn định giá gạo trong nước cũng như tận dụng được lượng gạo giá rẻ từ Việt Nam chính phủ Trung Quốc đã tăng lượng NK từ nước ta. Buôn bán với các DN Trung Quốc dù ngay trên sân nhà nhưng gạo XK Việt Nam vẫn bị các DN Trung Quốc điều khiển về giá làm cho giá
44
XK vốn đã thấp lại càng thấp hơn. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013 Trung Quốc là quốc gia có số lượng hủy bỏ hợp đồng cao nhất so với các TT khác.
Thị trường Philippines đánh dấu sự sụt giảm mạnh về SL NK chỉ đạt 8,8 nghìn tấn giảm 97 nghìn tấn và chỉ chiếm 2% trong cơ cấu SL. Trong khi đó Singapore trở lại giữ vị trí thứ 2 với 73,6 nghìn tấn tăng 40,9 nghìn tấn so với năm trước. Hông Kông, Hàn Quốc và Malaysia đều tăng SL và lần lượt xếp vị trí thứ 3,4,5 trong khi đó Indonesia và Philippines - hai thị trường truyền thống NK gạo lại có sự sụt giảm nghiêm trọng về SL. Việc cho phép các DN tư nhân tham gia NK gạo thay vì chỉnh phủ trước đây của Philippnes là một nguyên nhân cơ bản khiến SL XK của TP sụt giảm, bên cạnh đó cạnh tranh về giá gay gắt của Ấn Độ, Paskitan.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 SL XK Châu Á đạt 215 nghìn tấn thu về 132 Tr.USD. Trung Quốc vẫn là thị trường NK gạo lớn nhất với 44,9 nghìn tấn, xếp thứ 2 là Philippines 44,8 nghìn tấn, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập xếp thứ 3 với 40 nghìn tấn và Singapore giữ vị trí thứ 4 với 35,9 nghìn tấn. So với 6 tháng đầu 2012 tính đến tháng 6 năm nay SL XK tăng 28 ngìn tấn. SL NK ở hầu hết các thị trường châu Á đều sụt giảm, ở một sồ thị trường có tăng nhưng không đáng kể.
Thị trường châu Phi
Châu Phi là thị trường XK gạo lớn thứ 2 của TP.CT. Tổng KN NK hàng năm của thị trường này thường đạt trên 100 nghìn tấn mỗi năm. Các nước NK gạo chủ yếu ở thị trường này là Ghana, Angola, Senegal, Bờ biển Ngà, Algeria… Trong 3 năm trở lại đây tình hình XK gạo sang các nước châu Phi có chiều hướng suy giảm theo đó năm 2010 SL XK là 120 nghìn tấn thu về 46,5 Tr.USD nhưng đến năm 2012 chỉ còn 99 nghìn tấn đạt KN 45 Tr.USD giảm 21% về SL và 3,2% về GT. Năm 2011 SL XK sang thị trường này là 152 nghìn tấn cao nhất trong giai đoạn với tổng KN thu về 75 Tr.USD. Năng suất canh tác đạt hiệu quả thấp không đáp ứng được nhu cầu người dân ở đây vì thế hàng năm châu Phi phải nhập một lượng lớn gạo từ nhiều nước trên thế giới. Gạo xuất sang châu Phi thường là gạo chất lượng thấp, các loại gạo chất lượng cao thường ít và chỉ tập trung ở một số quốc gia.
So với Ấn Độ và Paskitan thì lợi thế cạng tranh của Việt Nam nói chung và TP.CT nói riêng ở TT này không cao. Do các trở về vị trí địa lí, không có kênh phân phối buộc các DN TP thường XK qua các cty trung gian nước ngoài. Bên cạnh đó, việc thanh toán thường khó khăn và kéo dài do các nhà NK ở TT này không có khả năng chi trả, thủ tục thanh toán rườm rà phức tạp chi phí ngân hàng cao. Do đó XK qua trung gian vì thế giá gạo Việt Nam bán tại TT này thường khá cao làm giảm lợi thế cạnh tranh.
45
Các thị trường khác
Châu Âu, châu Mĩ và châu Úc tuy chỉ chiếm một SL XK nhỏ nhưng đây là thị trường thường có giá gạo XK khá cao vì hầu hết đều NK các sản phẩm có chất lượng cao. Các nước NK chủ yếu ở các thị trường này thường là Ucraina, Cuba, Tây Ban Nha, Mỹ, Astralia và Newzealad. Các thị trường này thường có những đòi hỏi cao về chất lượng cũng như các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm. Dù thị trường tiềm năng, mang lại lượng GT cao nhưng hầu hết các DN XK trong TP đều chưa đáp ứng tốt được nhưng yêu cầu nay, do đó KN XK sang các thị trường này còn chưa cao.