Giải pháp tạo nguồn cung nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của thành phố

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 84)

phố Cần Thơ

6.2.1.1 Quy hoạch vùng nguyên liệu gạo xuất khẩu chất lượng cao

Vùng nhiên liệu gạo quy hoạch phải đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thế giới về cả số lượng và chất lượng gạo XK nhằm tránh tình trạng thừa hoặc thiếu. Đây là một trong những công cụ quan trọng nhằm nâng cao uy tính với khách hàng quốc tế đồng thời là quy luật tất yếu của chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo chất lượng gạo XK cần quy hoạch vùng chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng tập trung vào các huyện có điều kiện như Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Cờ Đỏ. Việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quy trình sản xuất chất lượng cao trong sản xuất trở nên chặt chẽ và đồng bộ hơn.

Vùng nguyên liệu phải là vùng sản xuất lúa gạo tập trung cho hoạt động XK. Do đó, TP cần phải chú trọng trong công tác xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đảm

74

bảo nước tưới tiêu, điểm phân phối giống chất lượng cao, hệ thống khuyến nông hỗ trợ người dân trong sản xuất cũng như trang bị các trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất. Giống lúa sử dụng trong vùng nguyên liệu phải là giống lúa có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và XK, áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt và khoa học, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

6.1.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm gạo xuất khẩu đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng

Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm gạo XK từ chất lượng trung bình và thấp sang chất lượng cao, từ đóng bao lớn sang các bao bì loại nhỏ, từ XK gạo thô và sơ chế sang các sản phẩm chế biến từ gạo nhằm nâng cao GT gia tăng của sản phẩm. Tiến hành phân loại cấp bậc gạo theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng đồng thời có thể áp giá XK tương thích tránh bị ép giá. Chú trọng công tác bao bì đóng gói và xây dựng thương hiệu gạo cho TP.

Bên cạnh đó cần đa dạng hóa sản xuất và XK các sản phẩm chế biến từ gạo thay vì chỉ là gạo thô như trước đây. Các sản phẩm chế biến từ gạo có thể mang thương hiệu đặc sắc văn hóa của vùng như bánh đa, bánh tráng, bánh ích, bánh tét… Các sản phẩm này vừa đáp ứng nâng cao giá trị gạo XK vừa tạo được điểm nhấn trong lòng của khách hàng về ẩm thực của TP.

6.2.1.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và cung ứng giống lúa chất lượng cao

Hiện nay công tác nhiên cứu giống lúa ở TP chỉ đáp ứng được 45% diện tích canh tác trong khi đó giống lúa là yếu tố quan trọng nhất trong khâu cải tạo chất lượng lúa gạo XK. Do đó công tác lai tạo, chọn lọc ra những giống lúa mới có chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và biến đổi khí hậu là giải pháp tốt nhất để đảm bảo chất lượng nguồn cung gạo XK. Bên cạnh đó TP cần đầu tư các trang thiết bị kĩ thuật để nghiên cứu, kiểm định chất lượng giống, các trung tâm khuyến nông đến từng quận, huyện, xã để tập huấn chuyển giao kĩ thuận trồng lúa cho nông dân. Đảm bảo giống lúa đến tay người nông dân là giống lúa tốt chất lượng cao.

Về công tác nhân giống cần được đầu tư chuyên môn hóa cao độ, khác phục tình trạng thả nổi khâu cung cấp giống. Hiện nay đa số nông dân thương sử dụng lúa vụ trước làm giống gieo cấy vụ sau, chậm thay đổi giống lúa nhiều khi đã bị thoái hóa. Đối với vùng chuyên canh XK cần lập nông trại hoặc hợp tác xã sản xuất lúa giống. Trên cơ sở đó vừa đảm bảo cung cấp ổn định giống lúa chất lượng cao cho nông dân, vừa có thể thay đổi giống lúa phù hợp với thị trường.

Tổ chức lại hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa phù hợp với đặc điểm của thị trường như hiện nay, trong đó coi trọng vai trò của các hộ tư nhân (các hộ nhân giống

75

hoặc của hàng vật tư nông nghiệp địa phương). Đây là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với người nông dân nên có thể hiểu rõ các yêu cầu và thời điểm cần giống của nông dân. Do đó TP cần có chính sách khuyến khích tư nhân tham gia vào hệ thống sản xuất, chế biến khuyến thị và cung ứng hạt giống, mặt khác có sự phân công rành mạch vai trò của các cơ quan, DN nhà nước và các DN tư nhân trong từng khâu của hệ thống nhằm đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng tốt cho nông dân, cụ thể:

- Đối với cấp huyện và cấp xã: Đơn vị quản lí công nhiệp và trạm khuyến nông xúc tiến hình thành các mạng lưới nhân giống, vừa sản xuất đủ giống cung ứng cho nông dân. Chính quyền TP cần có các biện pháp hỗ trợ thiết kế về kĩ thuật, tài chính, khuyến nông để giúp các hộ và tổ sản xuất giống xác lập và mở rộng thị trường, sản xuất được hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng với giá thành không quá cao, giá bán vừa phải và lợi nhuận thu được thỏa đáng.

- Đối với các cơ sở nghiên cứu giống như Viện lúa ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ và công ty giống cây trồng chịu trách nhiệm sản xuất giống lúa nguyên chủng để cung cấp giống theo kế hoạch và đơn đặt hàng của các vùng chuyên canh. Hạt giống nguyên chủng cần được trợ giá để giảm nhẹ chi phí cho các khâu nhân giống kế tiếp sau.

- Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông TP có nhiệm vụ cung cấp hạt giống gốc đạt chất lượng cho các hộ và mạng lưới tổ nhân giống. Hạt giống gốc có giá thành sản xuất cao nên cũng cần được trợ giá để bán cho các nông hộ và tổ chức nhân giống.

- Đối với hộ nông dân khuyến khích đổi và sử dụng giống mới. Có khoảng 90% hạt giống hiện nay do nông dân tự để lại từ vụ trước. Đây chính là nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng lúa đồng thời giống bị thoái hóa nhanh. Để làm được điều đó nhà nước cần bổ sung chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ chênh lệch giá trong chương trình giống quốc gia đến tận các hợp tác xã hộ nông dân tình nguyện sản xuất giống đạt tiêu chuẩn chất lượng. Xu hướng tiêu dùng gạo sạch đang trở nên phổ biến trên thế giới, chính vì vây trong công tác chăm sóc và bảo vệ lúa cần đẩy mạnh việc nghiên cứu công nghệ sinh học, hạn chế sử dụng phân bón hóa học như: phương pháp phòng trừ sâu bệnh “3 giảm 3 tăng”, tăng cường sử dụng sản phẩm vi sinh vật kết hợp với việc sử dụng hóa chất không độc hại. Bên cạnh đó nên đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cổ truyền như sử dụng “thiên địch”.

6.2.1.4 Phát triển hệ thống canh tác thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong sản xuất

Lúa là cây trồng nước vì vậy lượng nước trên đồng có tác động lớn đến sự phát triển cũng như năng suất. Tuy nhiên, thực tế trong các mùa vụ trồng lúa hiện nay, lượng

76

nước mưa là nguồn cung cấp nước tự nhiên chủ yếu cho lúa lai phân phối không đều trong năm.

Lượng mưa tập trung từ 4 - 5 tháng vào mùa mưa thường gây ngập úng, trái lại mùa khô thì lại hạn hán không đủ nước. Với điều kiện khí hậu như vậy để đảm bảo lúa có năng suất cao và ổn định không thể thiếu hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu. Ở các vùng khác nhau cần xây dựng các hệ thống thủy lợi khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện của từng vùng, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất vừa xử lí được nguồn nước ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường và chất lượng sản phẩm.

Đối với các huyện đã có hệ thống thủy lợi cần tiến hành công tác bảo trì và sửa chữa, nạo vét kênh mương, đắp bờ khoanh vùng… Kết hợp các công trình nhỏ, lớn và vừa để có thể hình thành mạng lưới tưới tiêu một cách chủ động. Đối với các huyện thường xuyên bị ngập úng cần đắp bờ khoanh vùng, chia ra từng vùng cao thấp khác nhau, mỗi vùng đều có đường tưới nước, không cho nước đồng cao dồn xuống đồng thấp. Phát triển mạng lưới kênh mương trên đồng ruộng nhằm tăng thêm sức chứa nước của kênh mương để hạ mực nước trong đồng và đảm bảo tiêu nhanh, rút ngắn thời gian bị ngập. Nạo vét và mở rộng sông ngòi, xây dựng cống tiêu nước ra sông và cống điều hòa nước giữa cánh đồng. Nhà nước tiến hành hỗ trợ nông dân theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, đối với những công trình có vốn lớn cần đầu tư bằng nguồn ngân sách của TP, còn những công trình nhỏ thì huy động vốn trong dân. Đặc biệt, vận động xã hội hóa trong thủy lợi để đầu tư hệ thống bơm tưới.

6.2.1.5 Giải pháp phân bón trong canh tác tiếc kiệm chi phí nâng cao chất lượng và sản lượng lúa gạo

Kết hợp sử dụng phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ nông nghiệp truyền thống như phân chuồng. Với hình thức phân bón này vừa đảm bảo năng suất cao vừa duy trì được độ phì nhiêu cho đất. Bên cạnh đó việc tận dụng loại phân chuồng giá rẻ còn đảm bảo tính kinh tế, góp phần làm giảm chi phí sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh XK, bảo vệ môi trường sinh thái. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch tốt theo cơ cấu hợp lí giữa các loại phân vô cơ và hữu cơ, phân vi sinh theo hướng tăng dần phân hữu cơ và vi sinh, giảm dần sử dụng các loại phân vô cơ.

6.2.1.6 Nâng cao năng lưc chế biến và xay xát gạo của các doanh nghiệp và tiểu thương trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Quá trình xử lí lúa gạo sau thu hoạch có vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất gạo XK, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo XK của mỗi DN. Do đó để nâng cao chất lượng của hệ thống nhà máy xay xát cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

77

- Trong khâu thu hoạch và xử lí sau thu hoạch: trong khâu này bao gồm các công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc như: cắt, gom, vận chuyển, tuốt đập, phơi sấy và bảo quản. Phơi sấy và bảo quản không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng gạo mà còn tạo điều kiện chủ động cho nông dân lựa chọn thời điểm bán lúa thích hợp để tăng thu nhập. Vì vậy, để giảm chi phí sản xuất và tỉ lệ thất thoát khi thu hoạch nhà nước cần khuyến khích nông dân cơ giới hóa trong thu hoạch thông qua việc sử dụng máy gặt dập liên hợp. Do chi phí mua máy rất cao đồng thời các nông hộ thường sản xuất nhỏ lẻ là chủ yếu vì vậy nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp và khẩn trương tiến hành xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất tập trung.

Trong khâu phơi xấy do hầu hết nông dân đều phơi lúa trên sân xi măng, sân gạch, lưới nên tỉ lệ tổn thất và lẫn tạp chất khá cao. Đặc biệt là vào mùa mưa nếu không phơi xấy kịp thời lúa thường bị hạ độ ẩm, hạt vàng không đủ tiêu chuẩn XK. Hoặc các nông hộ thường bán lúa ngay sau khi thu hoạch với giá thấp (do đang rộ mùa thu hoạch) vì không có phương tiện phơi sấy. Để giải quyết tình trạng này, nhà nước cần có chính sách tín dụng trung và dài hạn hỗ trợ nông dân xây dựng mới và sửa chữa hệ thống sân phơi, thiết bị sấy lúa, kho chứa… Mỗi huyện cần được đầu tư kho chứa lúa với quy mô lớn, trang bị hệ thống chống ẩm, chuột bọ phá hoại để nông dân chưa có nhu cầu bán lúa thì thực hiện kí gửi hàng hóa để đảm bảo chất lượng và tăng thu nhập cho người dân.

- Trong khâu xay xát: Đầu tư cải tạo và hiện đại hóa hệ thống xay xát lúa cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao quy cách chất lượng gạo XK. Ở công đoạn nhập nguyên liệu, cần trang bị phương tiện sàng tách tạp chất và máy sấy để đảm bảo lúa đủ tiêu chuẩn về độ ẩm và độ sạch tiêu chuẩn (14%), sẽ giảm thiểu được gạo gãy nát trong quá trình xay xát. Trong quá trình xay xát cần thay công nghệ cũ (dùng cối đá để bóc trấu và trà trắng) bằng công nghệ hoàn chỉnh và hiện đại hơn. Ở công đoạn cuối sản phẩm được sàng phân loại chi tiết cho vào các thùng chứa nguyên liệu riêng biệt theo nhóm từ đó có thể phối trộn gạo thương phẩm theo quy cách mà khách hàng yêu cầu. Vì hầu hết các tiểu thương, nông dân và DN đều không có nguồn vốn lớn, Chính phủ và UBND TP cần có chính sách, chương trình cho vay ưu đãi, miễn thuế trong thời gian đầu khi ứng dụng công nghệ xay xát hiện đại để khuyến khích nông dân, tiểu công nghiệp và DN tham gia đầu tư phát triển hệ thống ở khắp các vùng sản xuất.

6.2.1.7 Hoàn thiện hệ thống thu mua lúa gạo trên địa bàn thành phố

Hệ thống thu mua lúa gạo giữ vai trò là cầu nối của người sản xuất và DN XK. Đây là kênh tiêu thụ chính của nông dân, đảm bảo đầu ra cho sản xuất. Để hoàn thiện hệ thống này cần thực hiện các giải pháp sau:

78

- Củng cố, tổ chức mở rộng các đơn vị thương nghiệp nhà nước tham gia mua lúa gạo trong dân đến từng xã và vùng chuyên canh để nhà nước thực sự trở thành lực lượng nồng cốt trong hoạt động tiêu thụ lúa gạo cho người dân. Tăng cường vai trò của các DN nhất là DN nhà nước trong các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Quản lí chặt chẽ hệ thống thương nghiệp tư thương mua bán gạo trong dân. Hiện nay tư thương vẫn là lực lượng chủ yếu mua gạo cho nông dân. Tuy nhiên sự phát triển của hệ thống này gây rối loạn TT do hiện tượng đầu cơ ép giá, tung tin thất thiệt… làm thiệt hại không ít cho người nông dân. Để kiểm soát hoạt động của bộ phận này trong thời gian tới TP cần có biện pháp nghiên cứu rà soát lại việc đăng kí hoạt động kinh doanh của các tư thương này theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời tuyên truyền giáo dục kiến thức về thương mại, trốn thuế, đầu cơ… nâng cao ý thức văn hóa kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh cho đối tượng này.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của thành phố cần thơ (Trang 84)