Tài nguyên đất
Đất đai của xã Cốc San khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ pH trung bình từ 4 - 6%, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng trong nông nghiệp, Lúa, Ngô, Khoai, Sắn, Đậu Tương..v..v. có năng suất và giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó diện tích đất có rừng trên địa bàn xã hiện nay có độ che phủ đạt 33,96%, cần phát triển mạnh ngành lâm nghiệp hơn nữa phát huy tốt phong trào trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên hiện có.
Quy hoạch diện tích đất có rừng của xã đến năm 2020 đạt mức độ che phủ 55-60%, đây là điều kiện tốt để gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước, cân bằng hệ sinh thái trong khu vực.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt khá dồi dào do có 2 dòng suối chính và hệ thống khe lạch, ao hồ phân bố trên địa bàn.
- Nguồn nước ngầm: Do ở vùng thấp, diện tích rừng khá lớn, nguồn nước ngầm gần như lộ thiên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.
Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 737,78 ha, chiếm 38,58% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Rừng sản xuất 530,38 ha. - Rừng phòng hộ 207,4 ha.
Rừng của xã Cốc San ngoài mục đích kinh tế còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất chống sói mòn rửa trôi, trong
tương lai cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và môi trường sinh thái.
Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra của Viện Địa chất khoáng sản cho thấy xã Cốc San nằm trong dải quặng Apatit, do đó tạo ra ưu thế về độ phì của đất, tiềm năng khai thác nguyên vật liệu đá, cát, sỏi để phục vụ xây dựng trên địa bàn xã tương đối lớn, ngoài ra trên địa bàn xã dọc Suối ngòi Đum còn có vàng sa khoáng nhưng không tập trung nên rất khó khai thác.
Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc sinh sống, gồm: Dân tộc Kinh, dân tộc Dáy, dân tộc Mường, dân tộc Dao, dân tộc Thái mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán riêng, trong lễ hội truyền thống như lễ hội xuống đồng của người Dáy và một số lễ hội khác đã tạo ra các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng giàu bản sắc văn hoá dân tộc, ngày nay những giá trị văn hoá đó cần duy trì, tôn vinh và phát triển.