0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ CỐC SAN, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2011-2013. (Trang 38 -38 )

Vị trí địa lý

Cốc San là xã vùng thấp của huyện Bát Xát, xã cách trung tâm huyện lỵ 20 km về phía đông nam, cách thành phố Lào Cai 8,0 km, nằm trên đường quốc lộ 4D, tổng diện

tích tự nhiên 1912,0 ha.

- Phía đông giáp thành thành phố Lào Cai - Phía nam giáp thành phố Lào Cai - Phía tây giáp xã Quang Kim

- Phía bắc giáp xã Tòng Sành - Sa Pa

Là cửa ngõ phía đông nam của huyện Bát Xát tiếp giáp với thành phố Lào Cai, có đường quốc lộ 4D chạy qua chiều dài khoảng 8,1km, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tổng thể kinh tế - xã hội trong tương lai, nhất là phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ.

Địa hình, địa mạo

Địa hình có dạng trung du miền núi bắc bộ gồm nhiều dải đồi thấp liên tiếp, thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, điểm cao nhất có độ cao 768m điểm thấp nhất là 88 m, độ cao trung bình từ 200m - 400m.

Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Nhìn chung các yếu tố khí hậu và điều kiện địa hình không thuận, do vậy đã gây ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Thuỷ văn

Trên địa bàn xã ngoài 02 suối chính là suối ngòi Đum, suối Tòng Sành còn có hệ thống khe lạch, ao hồ được phân bố khá đồng đều trên địa bàn, diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn được bảo vệ tốt nên nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt.

Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra về thổ nhưỡng của Trung tâm KHTN và CN Quốc gia thuộc Viện Địa lý, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, phân bố ở độ cao dưới 900m, thành phần cơ giới thịt trung bình, lẫn đá màu sắc không đồng nhất, kết cấu tốt, không chua độ phì khá.

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axít, phân bố ở độ cao dưới 900m, thành phần cơ giới nặng, ít chua, kết cấu viên xốp, đá mẹ đang trong quá trình phong hoá mạnh, độ dày canh tác từ 20cm - 80cm, màu xám đen, vàng xám hoặc vàng đỏ.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, hình thành trên các vùng núi cao từ 900m - 1200m, đất có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ít chua do ảnh hưởng của đá vôi.

- Đất phù sa ngòi suối, phân bố dọc theo suối 2 con suối, suối Tòng Sành và suối ngòi Đum, được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất thung lũng dốc tụ, đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trong quá trình rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc, cố độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù sa không được bồi tụ, có màu nâu tím, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất dày.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ CỐC SAN, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2011-2013. (Trang 38 -38 )

×