c) Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
2.4.1. Nhân tố khách quan
2.4.1.1. Biến động nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến lượng hàng tồn kho và hiệu quả trong quản lý hàng tồn kho. Trong đó nhu cầu thị trường có thể làm kết quả kinh doan trong kì sai lệch so với kì vọng của nhà quản lý. Dù là theo chiều hướng tiêu cực hay tích cực thì cũng đều không phản ánh tính tiệu quả trong công tác hoạc định nhu cầu hàng tồn kho.Trong trường hợp nhu cầu của khách hàng trong kì kinh doanh thấp hơn so với dự kiến, có thể là do sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng sẽ khiến lượng hàng tồn kho ứ đọng càng lớn, theo đó các chi phí về quản lý như chi phí lưu kho, chi phí tổn thất hàng tồn kho do hàng hoá bị hư hỏng mất mát, chi phí giảm giá hàng bán do hàng đã bị lỗi thời. Còn nếu nhhu cầu thị trường trong kì kinh doanh cao hơn so với dự báo sẽ tạo nên chi phí do thiếu hàng, làm mất lòng tin với khách hàng.
2.4.1.2. Nền biến kinh tế vĩ mô
Các biến trong nền kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hàng tồn ho thông qua:
Sự thay đổi của lãi suất: Lãi suất làm thay đổi chi phí tài chính từ đó làm thay đổi chi phí lưu kho và tổng chi phí hàng tồn kho.
Tỷ giá hối đoái tác động mạnh đến sức tiêu thụ mặt hàng bìa hộp carton. Do mặt hàng này chủ yếu được xuất sang nước ngoài nên khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng nhu cầu từ bên bạn hàng, lượng hàng tồn ho còn tồn đọng sẽ được
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Huệ
giải quyết nhanh chóng, tuy nhiên nếu nhu cầu vượt quá so với khả năng cung cấp sẽ gây ra tổn thất, đó chính là chi phí do thiếu hàng.
Lạm phát: Lạm phát ở mức độ vừa phải có thể chấp nhận được sẽ kích thích làm tăng doanh thu bán hàng, lạm phát quá cao làm hạn chế nhu cầu,tăng chi phí lưu kho, tốc độ luân chuyển HTK giảm.
2.4.1.3. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Khả năng đáp ứng đơn hàng từ phía doanh nghiệp cả về chất lượng, số lượng, mẫu mã chúng loại và kịp thời đúng thời gian giao hàng sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý kho hàng được thực hiện theo đúng kế hoạch. Một sự chậm trễ trong việc giao hàng từ phía nhà cung cấp có thể gậy tổn thất to lớn cho hoạt động của công ty.
Mặt khác, việc chọn đối tác làm nhà cung cấp phù hợp sẽ giúp công ty tối thiểu hoá được chi phí mua hàng, chi phí đặt hàng đã được thoả thuận trước trong hợp đồng giữa các bên.
Các chính sách từ phía nhà cung cấp có thể là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về quy mô đặt hàng trong quyết định mua hàng của giám đốc công ty.