L ỜI CAM ĐOAN
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng dữ liệu theo quý, thời gian thu thập dữ liệu từ quý I/2001 đến quý I/2013. Nguồn dữ liệu và cách thức xử lý dữ liệu sẽ được trình bày dưới đây.
Chọn năm làm năm gốc: Trong bài nghiên cứu này các dữ liệu đa số được thể hiện dưới dạng chỉ số để đảm bảo rằng tất cả các biến đều không có
đơn vị. Ngoài ra việc chọn năm gốc còn phục vụ cho việc tính toán tỷ giá thực hiệu lực (REER), nên việc chọn năm làm năm cơ sở rất quan trọng. Chọn năm
gốc khác nhau sẽ dẫn đến kết quả tính toán REER sẽ khác nhau qua đó sẽảnh
hưởng đến kết quả của bài nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này tác giá chọn
31
Lý do chọn năm gốc là năm 2005 là vì: Thứ nhất, năm 2005 là năm mà
Ngân hàng thế giới (WB) chọn làm năm gốc để triển khai toàn diện hoạt động thu thập số liệu giá cả tại 146 quốc gia và vùng lãnh thổ để tính toán lại thước
đo PPP, và kết quả đã cho thấy GDP và GDP đầu người của rất nhiều quốc gia có sự điều chỉnh đáng kể so với cách tính ban đầu, từ đó cho thấy vị thế
thật sự của các quốc gia trên thế giới. Thứ hai, là hiện tại các tổ chức như IMF, WB, hay OECD đều lấy mốc thời gian năm 2005 làm năm cơ sởđể tính toán các chỉ số thống kê của họ cho các quốc gia trên thế giới. Thứ ba, là năm
2005 là mốc thời gian Việt Nam chuẩn bị các bước để xúc tiến quá trình gia nhập tổ chứ WTO, đây cũng là một dấu mốc trong quá trình hội nhập kinh tế
thế giới cũng như tiến tới tựdo hóa thương mại của Việt Nam.
Nguồn dữ liệu về sản lượng xuất khẩu(QSITC,t
) của các mặt hàng thủy sản sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Đức; tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang quốc gia n xn; giá trị mặt hàng SITC năm chữ số (tính theo
giá FOB), cùng với giá bán của những mặt hàng tương ứng tại quốc gia n
( ptn)được thu thập từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP).
Trong bài nghiên cứu này tác giả lựa chọn ba mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trước các nước đó chính là: Cá Ngừ, Tôm và Mực. Vì xét trong cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thì ba mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn cũng như có tốc độ tăng trưởng cao. Theo số
liệu của Tổng cục thống kê cá đông lạnh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất 75,6%/năm; từ 0,24 tỷ USD năm 2001 lên 2,5 tỷ USD năm 2012.
32
tăng trưởng âm nhưng xét trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2012
thì lại thấy sau năm 2002 có sự sụt giảm mạnh trong sản lượng xuất khẩu
nhưng sau đó lại tăng đều qua các năm. Về mặt hàng tôm khô lạnh đạt tốc độ tăng bình quân là 10,16%/năm; từ 0,85 tỷ USD năm 2001 lên 1,9 tỷUSD năm
2012.
Dữ liệu về GDP thực của các quốc gia được lấy từ dữ liệu thống kê của IMF và cũng được tác giả tính toán quy về kỳ gốc là quý I năm 2005 và được lấy theo quý trong khoảng thời gian từ quý I năm 2001 đến quý I năm 2013.
Dữ liệu và cách tính REER:
Đầu tên việc tính toán chỉ số REER cần có một giỏ tiền tệ bao gồm tất cả các quốc gia mà có giao thương với quốc gia cần tính REER. Cụ thể trong bài nghiên cứu này thì giỏ tiền tệ dùng để tính toán REER là bao gồm tất cả
các quốc gia có giao thương với Việt Nam. Nhưng do những hạn chế trong việc thu thập dữ liệu, cũng như thời gian và chi phí, trong nội dung nghiên cứu này tác giả chỉ lấy mẫu gồm 10 quốc gia để tính REER cho Việt Nam. Nguyên tắc lựa chọn là chọn những quốc gia có tỷ trọng giao thương với Việt Nam lớn nhất, các đối tác cạnh tranh xuất khẩu chính với Việt Nam trên thị trường thế giới, và dĩ nhiên phải bao gồm những nước có đồng tiền mạnh, những nước có triển vọng kinh tế trong tương lai, những nước sẽ là đối tác tiềm năng của Việt Nam trong tương lai. Dựa trên những nguyên tác này tác giả chọn những quốc gia sau vào giỏ tiền tệ:
Đầu tiên không thể không có là USD vì đây là đồng tiền mạnh và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thị trường thế giới. Ngoài ra Mỹ là một trong những thịtrường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
33
Tiếp đến là nhân dân tệ CNY, vì Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn và đáng lưu tâm củaViệt Nam. Và trong thời gian gần đây đồng nhân dân tệ đang dần khẳng định được vị trí của mình trên thịtrường quốc tế.
Không thể thiếu trong giỏ tiền tệ đó là đồng tiền chung Châu Âu EUR, vì đây chính là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và trong thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường này không ngừng
gia tăng. Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia nên tác giả đã chọn Đức làm đại diện cho khu vực này. Vì Đức được xem là một trong những nền kinh tế dẫn
đầu trong khối liên minh Châu Âu.
Bên cạnh Mỹ và Châu Âu thì một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam không thể không kể đến đó là Nhật Bản. Nên đồng Yên Nhật JPY cũng
bao gồm trong giỏ tiền tệ.
Đồng đô la Úc AUD cũng được chọn vì nó cũng là một đồng tiền mạnh, đồng thời kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Úc trong giai đoạn gần đây cũng không ngừng gia tăng.
Ngoài ra còn phải kể đến đó là những nước cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á đó là Thái Lan - THB, Singapore - SGD, Malaysia - MYR.
Cuối cùng là hai đại diện cho hai nền kinh tế phát triển có kim ngạch xuất nhập khẩu với Việt Nam không hề nhỏ và ngày một gia tăng đó là
34
Theo nghiên cứu của Zanello và Desruelle (1997) về phương pháp
cũng như dữ liệu để tính NEER và REER của IMF thì có thể tính chỉ số
REER dựa trên chỉ số chi phí đơn vị lao động - ULC hoặc là dựa trên chỉ số
giá tiêu dùng - CPI. Nhưng hiện nay phổ biến người ta vẫn thường hay dùng cách tính REER dựa trên chỉ số giá tiêu dùng - CPI. Trong bài nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng cách tính này. Như vậy có thể tính REER như sau:
CPI CPI w e i i j j n j i j REER 1 Trong đó:
eij: là tỷ giá hối đoái danh nghĩa của đồng tiền nước j so với nước i – nước cần tính REER. (Cách yết giá ở đây là sốlượng nội tệ cần để đổi lấy một đơn
vị ngoại tệ.)
n: là số lượng quốc gia có trong rổ tiền tệ để tính REER
CPIij: là chỉ số giá tiêu dùng của nước j
CPIi: là chỉ sốgiá tiêu dùng trong nước
wj: là tỷ trọng thương mại của nước j với nước i trong tổng kim ngạch
thượng mại của nước i so với tất cả các nước được chọn trong rổ tiền tệ. Cách tính tỷ trọng này như sau:
35 n j t j t j t j t j i j E I E I w 1 ) ( , với I Etj t jvà tương ứng là kim nghạch nhập khẩu và xuất khẩu của nước j với nước i.
Tất cả các biến như CPI và eij đều được điều chỉnh về kỳ gốc.
Dữ liệu của chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá danh nghĩa cũng như tỷ trọng
thương mại của các nước đều được lấy từ các nguồn dữ liệu thống kê của IMF.
36
Hình 3.1. Tỷ giá thực hiệu lực từnăm quý I/2001 đến quý I/2013
37
Qua tính toán REER và đồ thị bên trên có thể thấy REER có xu hướng giảm trong giai đoạn nghiên cứu, điều này cho thấy VND tăng giá, và kết quả
dẫn đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tương đối cao hơn so với hàng
hóa nước ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể là tình trạng nhập siêu trong suốt thời gian qua. Mặc dù tỷ
giá danh nghĩa của Việt Nam không ngừng tăng trong suốt thời gian qua
nhưng có thể thấy mức độ lạm phát lại vượt trội hơn so với mức tăng của tỷ
giá danh nghĩa do đó dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ giá thực hiệu lực.