L ỜI CAM ĐOAN
2.2.2. Nghiên cứu đã có tại Việt Nam
Phạm Thị Tuyết Trinh (2012), đã nghiên cứu tác động của tỷ giá hối
đoái đến cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Sử
dụng dữ liệu theo quý cho giai đoạn mẫu từ 2000-2010. Mô hình ARDL được
dùng để giải thích mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại. Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng: Đầu tiên tỷ giá thực có tác động tích cực đến cán cân thương mại trong dài hạn, sự phá giá có thể dẫn đến cải thiện cán cân thương mại và ngược lại. Vì tỷ giá thực đã tăng đáng kể từ năm
2005 dẫn đến thâm hụt lớn trong cán cân thương mại. Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái thì rất hạn chế (hệ số co giãn là 0,2), có thể giải thích sự thâm hụt cán cân thương mại bằng: thứ nhất là sự phụ thuộc việc sản xuất hàng xuất khẩu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì thiếu những ngành công nghiệp phụ thuộc và thứ hai là giá trị xuất khẩu được tính toán chủ yếu dựa trên những sản phẩm có giá trị gia tăng thấp cho nên sự thâm hụt trong cán
cân thương mại không hoàn toàn phụ thuộc nhiều vào sự tăng trong tỷ giá thực. Thứ hai, tỷ giá thực có tác động đến cán cân thương mại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự tác động này sẽ không kéo dài.
Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Phạm Hải Đăng (2013), đã sử dụng mô hình VECM và dữ liệu theo quý từ năm 2000-2011 để nghiên cứu
ảnh hưởng của tỷ giá đến xuất khẩu Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác động của tỷ giá đến xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào hai yếu tố: Sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Việc giảm giá Việt Nam
đồng có tác động khuyến khích xuất khẩu ban đầu, nhưng sau đó tác động này có thể bị giảm đi vì làm gia tăng các yếu tố đầu vào do lạm phát và tăng giá
26
này tác giả cũng đưa ra nhận định rằng sử dụng công cụ tỷ giá có thể gia tăng
xuất khẩu, tuy nhiên cần phải tính toán đến các yếu tố và mục tiêu khác trong nền kinh tế khi sử dụng công cụ tỷ giá. Tác động của việc giảm giá của Việt Nam đồng đến vay nợ nước ngoài, hiệu ứng lạm phát, sự ảnh hưởng không
đều đối với một bên là các ngành gắn với xuất khẩu, chuỗi sản xuất toàn cầu và một bên là các bộ phận khác của nền kinh tế cần được cân nhắc.
27
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU