L ỜI CAM ĐOAN
3.1. Mô hình nghiên cứ u
Trong hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đã có thì đều cho thấy rằng tỷ giá hối đoái có tác động đến xuất khẩu của các quốc gia, nhưng chiều
hướng và mức độ tác động này cho từng quốc gia cụ thể sẽ khác nhau.
Như đã đề cập tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến giá hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia do đó nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của quốc
gia đó trên thị trường thế giới. Và để đo lường khả năng cạnh tranh của một quốc gia so với thế giới người ta thường sử dụng tỷ giá thực đa phương – hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực (REER). Do đó, trong nghiên cứu này tác giả
sử dụng REER để đại diện biến cho tỷ giá hối đoái trong mô hình.
Trong nghiên cứu này, tác giả đã kế thừa lý thuyết về hàm cầu xuất khẩu truyền thống và sử dụng đồng thời mô hình trong nghiên cứu của Tang và Wong (2007), nghiên cứu của Bredin, Fountas and Murphy (2003) để đánh giá tác động của biến đổi trong tỷ giá đến lượng cầu xuất khẩu thủy sản:
e EV YF RP QSITC,t01ln t2ln t3 t t ln , (3.1) Trong đó: QSITC,t
: là sản lượng xuất khẩu của từng mặt hàng thủy sản được phân loại theo tiêu chuẩn SITC năm chữ số (chi tiết xin xem phụ lục 1). Sản lượng này
28
được lấy theo quý từ quý I năm 2001 đến quý I năm 2013 và dữ liệu được cung cấp bởi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
RPt : là giá tương đối của những hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn
SITC năm chữ số. Giá tương đối được tính bằng cách lấy giá của những hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn SITC (PSITC) chia cho giá của những sản phẩm này tại những quốc gia là đối tác chính của Việt Nam (PW ). Mức giá
tương đối này thể hiện tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam so với
nước ngoài. Trong đó , và PSITC được tính như sau:
P SITC = Giá trị hiện tại của mặt hàng SITC năm chữ số tính theo giá FOB
Sản lượng của mặt hàng SITC năm chữ số
Còn PW được tính theo công thức:
p w PWt n nt
Trong đó wn tỷ trọng thương mại của Việt Nam với quốc gia n được tính
như sau: w x xn n n
/
Với xn là sản lượng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu qua quốc gia n.
Và ptn là giá bán buôn của quốc gia n (Trong nghiên cứu này n cụ thể là Mỹ,
29
YFt: là thu nhập nước ngoài. Được tính toán theo công thức:
YF w YF nt n t , với YFnt là GDP thực của quốc gia n.
EVt đại diện cho sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, được tính toán dựa trên REER theo công thức: (Công thức tính EVt, tác giả kế thừa từ hai nghiên cứu trước đây của Bredin, Fountas và Murphy (2003) và nghiên cứu của Tang và Wong (2007)). m i REERt i REERt i m EVt 1 1 2 2 1 1/2 , với m=4.
0 , 1 , 2 , 3 là các hệ số hồi quy và et là sai số ngẫu nhiên
Tất cả các biến trong mô hình đều lấy logarit cơ số tự nhiên ngoại trừ
biến EV, một lý do để thể hiện các biến dưới dạng logarit tự nhiên (hay
logarit cơ số e) là cho kết quả các hệ số góc trong mô hình hồi quy chính là
độ co giãn của biến phụ thuộc so với biến độc lập. Ngoài ra, trong các nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian người ta thường sử dụng các biến dưới dạng logarit với mục đích giảm tính biến động của dữ liệu chuỗi thời gian và giảm hiện tượng phương sai thay đổi.
30
Theo lý thuyết về cầu xuất khẩu thì trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi: 1 dự kiến sẽ âm vì khi mức giá tương đối hàng xuất khẩu của
Việt Nam tăng thì cầu xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm tương ứng do đó tác giả dự kiến có mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu, tác giả cũng dự
kiến 2 sẽ dương vì khi thu nhập nước ngoài tăng thì cầu xuất khẩu của Việt
Nam cũng sẽ gia tăng do vậy giữa thu nhập nước ngoài và cầu xuất khẩu có mối quan hệ đồng biến. Kết quả dự kiến của 3 còn chưa kết luận được vì
còn nhiều tranh luận xung quanh tác động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến cầu xuất khẩu trong lý thuyết nghiên cứu hiện nay.
Nghiên cứu sẽ thực hiện trên phần mềm Eviews 6.0.